Thực tiễn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 56 - 86)

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở các phường trên

địa bàn quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội, bởi lẽ những đặc điểm này ảnh

hưởng trực tiếp đến lối sống người dân rất khó thay đổi.

* Đặc điểm t nhiên

Quận Thanh Xuân là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính của quận như sau:

51

- Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông;

- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì; Phía Đông giáp

quận Hai Bà Trưng.

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung,

Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).

Quận Thanh Xuân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh

nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm. Địa hình của quận tương đối bằng phẳng.

Điều kiện địa hình quận khá thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.

Trên địa bàn quận có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tư Sở qua

Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc như Hòa Bình,

đi Phú Thọ theo Quốc lộ21... Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông

chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao thông chính và các phường trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh.

Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ. Khi các hoạt động kinh tế phát triển thì yêu cầu về dân chủ là điều tất yếu vì có dân chủ thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

52

* Đặc điểm kinh tế - xã hi

Quận Thanh Xuân có diện tích 913,2 ha; gồm 11 phường, 511 tổ dân phố; toàn quận có 22 phòng, ban, ngành, đoàn thể. Năm 2015, dân số của quận là 266.791 người (tính đến cuối năm 2015), trong đó nữ giới là 133.315 người chiếm 49,97%, nam chiếm 50,03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vòng 5 năm qua là 1,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1,44%, tỷ

lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng

nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng

kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%/năm, số hộ thoát nghèo đạt bình quân 78 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về

giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao

động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện [22].

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho các làng xã xưa của quận Thanh Xuân có những thay đổi mạnh mẽ. Quá trình đó đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống của Nhân dân địa phương. Địa bàn chuyển biến nhanh nhất phải kể đến các làng nằm ở phía Đông Bắc của quận như làng Khương Trung (thuộc phường Khương Trung, một phần phường

Khương Mai); làng Phương Liệt (phường Phương Liệt); làng Thượng Đình (phường Thượng Đình - một phần Hạ Đình). Các làng nằm ở phía Tây Bắc,

Đông Nam của quận như phường Nhân Chính, phường Khương Đình, Hạ Đình, sự chuyển biến có phần chậm hơn. Tuy vậy tính chất làng xã xưa còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo lưu khá đậm nét trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của Nhân dân tại các

địa phương này. Phần phía Tây Nam của quận thuộc địa bàn các phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, một phần của

53

tập thể, chung cư cao tầng, là nơi nhiều luồng cư dân từ nơi khác chuyển về

sinh sống, do đó những vết tích của ruộng vườn ao hồ, làng xã cũ phần nhiều bị khỏa lấp, nếp sinh hoạt làng xã xưa trên địa bàn này cũng vì thế mà bị mai một dần.

Khu vực đường vành đai 3, hướng đi cầu Thanh Trì được giải phóng mặt bằng, hình thành tuyến đường mới Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Những khu dân cư cũ thuộc các làng Nhân Chính, Hạ Đình, Kim Giang nhường chỗ cho các dự án xây dựng khu chung cư, đường giao thông... phục vụ đời sống dân sinh. Hiện tại khu dân cư thuộc làng xã xưa đã trở thành những khu vực đan xen, chia hai phần rõ rệt: khu vực thuộc các làng xã cũ

một phần thuộc các phường Phương Liệt, Khương Đình, Hạ Đình, Khương

Trung, Nhân Chính vẫn còn tồn tại những nếp nhà truyền thống, từ đường các dòng họ, người dân sống quây quần theo dòng họ, theo ngõ xóm, mối quan hệ

trong cộng đồng dân cư khá mật thiết. Khu dân cư mới xây dựng về sau này

trên địa bàn các phường Khương Mai, Kim Giang, Thượng Đình, Thanh

Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và một phần Nhân Chính,

đại bộ phận là các khu nhà lắp ghép, tập thể, nhà cao tầng khép kín tách biệt

và các khu chung cư hiện đại.

Kinh tế trên địa bàn quận ổn định, tiếp tục tăng trưởng (giai đoạn 2010

– 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch

theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn di dời dần cơ sở sản xuất ra ngoại thành theo chủ trương

của Chính Phủ; tăng tỉ trọng thương mại, dịch vụ, do cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng (Năm 2015: Công

nghiệp – xây dựng chiếm 65,5%; thương mại – dịch vụ chiếm 34,5%). Trong

đó, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà

54

phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh. Nhiều dịch vụ

chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng luôn được giữ

vững. Trong lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; mức hưởng thụ về các dịch vụ y tế tăng cao, tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước sạch tăng nhanh.

Tất cả những đặc điểm trên đây cho thấy toàn cảnh diện mạo đời sống

văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân quận Thanh Xuân ngày nay, vừa bảo

lưu, phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống, vừa hội nhập những yếu tố văn hóa hiện đại, trong đó ít nhiều có tiếp thu văn hóa từ các vùng miền trong cả nước, tạo thành một “phức hợp” văn hóa đa dạng và phong phú. Để phát huy tổng hợp nguồn lực từ Nhân dân địa phương và đảm bản dân chủ cần phải chú ý đến đặc điểm kinh tế - xã hội đặc trưng này của quận. Việc ngày càng phải đổi mới, hoàn thiện vấn đề dân chủ và cách thức tổ chức thực hiện

là đòi hỏi tất yếu khách quan phục vụ cho sự phát triển của quận Thanh Xuân.

2.2.2. Kết quả quá trình quán triệt, triển khai pháp luật về dân chủ cơ sởtrên địa bàn quận Thanh Xuân

* V công tác quán trit, trin khai các ch trương, quan điểm ca (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảng có liên quan đến ni dung pháp lut v dân ch cơ sở, ngay từ thời

gian đầu thực hiện cho đến nay, công tác chỉ đạo thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở cũng như QCDC từ quận tới cơ sở đã gắn với thực hiện nhiệm vụ

chính trị của địa phương và các phong trào thi đua yêu nước như: tuyên

truyền thực hiện QCDC ở cơ sở với tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, gắn với thực hiện kết luận số 65- KL/TW ngày 4/3/2010 của Ban Bí thư Trung Ương, Chỉ thị số 21- CT/TU ngày 2/6/2010 của Thành ủy và Thông tri số 10-TTr/QU ngày 20/10/2011 của

55

Quận ủy về tiếp tục thực hiện số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về

xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; triển khai Nghị quyết Trung ương 4

(Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tổ chức quán triệt thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW “Về việc ban hành Quy chế

giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị -

xã hội” và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ chính trị “Ban hành Quy định về

việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân tham gia

góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” (năm 2013), Nghị quyết số 25-

NQ/TW về “Tăng cương và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

Dân vận trong tình hình mới”(năm 2013); Kết luận số 120-KL/TW ngày

07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 04- CT/TU ngày 14/01/2016 của Thành ủy, Thông tri số 06-TTr/QU ngày 26/02/2016 của Quận ủy “Về tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu

quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”; phong trào “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hoá”; phong trào “Dân vận khéo”; thực hiện tốt

“Quy chế MTTQ Việt Nam giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư”, xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư, tổ dân phố, nếp sống trong việc cưới, việc tang, lễ hội…., đặc biệt là công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 và 2016-2021 đảm bảo dân chủ, đúng luật, đúng tiến độ theo quy định. Bên cạnh

đó, các cấp ủy Đảng chỉ đạo chính quyền xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ

sở, tổ chức quán triệt thực hiện tốt các chủ trương, chính sách mới liên quan

đến việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Việc thực hiện QCDC trên

địa bàn quận Thanh Xuân luôn được duy trì và thực hiện có hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

56

Các BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở được thành lập và kiện toàn,

hình tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn quận được áp dụng theo mô hình BCĐ thực hiện QCDC ở các cấp. BCĐ thực hiện QCDC quận và phường được thành lập và thường xuyên kiện toàn, bổ sung khi có thay đổi cán bộ. BCĐ thực hiện QCDC quận đến nay gồm 17 thành viên do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Quận ủy làm

Trưởng ban, thành viên BCĐ gồm đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành thuộc quận. Từ khi thành lập đến nay, BCĐ thực hiện QCDC quận đã kiện toàn 8 lần, bổ sung đủ thành viên. BCĐ thực hiện QCDC ở mỗi phường được thành lập cùng với tổ công tác giúp việc. BCĐ thực hiện QCDC phường gồm 9-14 thành viên do Bí thư Đảng ủy phường là Trưởng BCĐ và Chủ tịch UBND phường làm Phó ban thường trực và một Phó ban khác là Chủ tịch MTTQ phường, các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện công chức chuyên môn của phường. Ở các khu dân cư (tổ dân phố), các tiểu ban thực hiện dân chủ ở các khu dân cư (tổ dân phố) do đồng chí Bí thư

chi bộ làm trưởng Tiểu ban, với các thành viên là Trưởng ban công tác MTTQ, Tổ trưởng hoặc Tổ phó tổ dân phố, đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội ở khu dân cư (tổ dân phố).

Về chế độ làm việc, BCĐ thực hiện QCDC quận và các phường đã xây

dựng quy chế làm việc của BCĐ, phân công trách nhiệm từng thành viên

BCĐ, gắn với lĩnh vực công tác và theo dõi các cơ sở; hàng năm xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chương trình, kế hoạch công tác; xây dựng chuyên đề và thực hiện theo chỉ đạo và hướng dẫn của BCĐ thực hiện QCDC Thành phố. Thông thường, các

BCĐ họp duy trì và thực hiện đều đặn hàng quý đểđánh giá kết quả thực hiện

quý, 6 tháng, năm đồng thời tiến hành sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện,

đề ra nhiệm vụ, các giải pháp tiếp tục thực hiện thời gian tiếp theo và có thể

57

QCDC của 11 phường đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh số

34/2007/PL-UBTVQH11 trên địa bàn giai đoạn 2007 – 2012. Hàng năm,

BCĐ thực hiện QCDC quận có kế hoạch kiểm tra và phối hợp với BCĐ thực hiện QCDC Thành phố tiến hành kiểm tra việc thực hiện QCDC ở các

phường. Trang thiết bị và phương tiện làm việc do cơ quan nơi làm việc của các thành viên BCĐ đáp ứng (sử dụng phương tiện, điều kiện hiện có tại cơ quan đơn vị mà không có sự trang bị thêm để thực hiện nhiệm của BCĐ. Khi chỉ đạo triển khai, BCĐ các cấp sử dụng con dấu của UBND). Hằng năm, BCĐ thực hiện QCDC quận và các phường tổ chức hội nghị, thông qua hệ

thống truyền thanh, phát tờ rơi để quán triệt, tuyên truyền phổ biến nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủởxã, phường, thị trấn tới người dân.

Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình tổ chức hoạt động kiểm tra công tác thực hiện pháp luật về dân chủcơ sở của BCĐ Quận, giai đoạn 2012 – 2016

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Sốphường kiểm tra tại địa bàn 03 05 06 09 09 Sốphường được kiểm tra qua báo cáo 08 06 05 02 02

Nguồn: Quận ủy Thanh Xuân

* T chc thc hin pháp lut v dân chcơ sở ca chính quyn

UBND quận đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chỉnh sửa, bổ sung các Quy chế, Quy ước dân chủ cho phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với thực tế của địa phương và sự phân cấp trong quản lý; xây dựng dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh

vực đảm nhiệm. UBND quận chỉđạo UBND các phường tổ chức hội nghị lấy ý kiến của đại diện cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, bí thư chi bộ, tổtrưởng tổ dân phố vào dự thảo Quy chế và lấy ý kiến các

58

môn hoàn chỉnh, trình UBND quận ký ban hành QCDC kèm theo các văn

bản, cụ thể như: Quyết định số 2685/2013/QĐ-UBND, ngày 27/8/2013 của UBND quận Thanh Xuân ban hành “QCDC trong giải phóng mặt bằng trên

địa bàn quận Thanh Xuân”; Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND, ngày

30/8/2013 của UBND quận Thanh Xuân ban hành “Quy chế thực hiện dân

chủ trong thực hiện chính sách thuế đối với các hộ cá thể kinh doanh trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 56 - 86)