Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 86 - 90)

cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam

Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế

chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo

đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải

được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt

đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ

quan Nhà nước và cán bộ, công chức chỉđược làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch. Do đó, pháp

luật về thực hiện dân chủcơ sở và Nhà nước pháp quyền có mối quan hệ hữu

cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau [7].

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam, bên cạnh những quy định hiện hành thì nội dung của pháp luật về thực hiện dân chủcơ sởđược điều chỉnh theo những xu hướng sau:

Thứ nhất, pháp luật phải có những quy định chi tiết về trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn

81

nội dung thực hiện dân chủcơ sở đến với người dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có Hiến pháp và pháp luật ghi nhận các quyền của công dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung, trọng đại của cả nước, của từng địa phương, nêu đề

xuất, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Các quyền đó là nền tảng, cơ sở

quan trọng để người dân thực hiện dân chủ nói chung, dân chủ cơ sở nói riêng. Vì vậy, chính quyền cơ sở có nghĩa vụ triển khai những quy định của pháp luật thực hiện dân chủcơ sởđối với người dân.

Thứ hai, pháp luật điều chỉnh hoạt động của chính quyền cơ sở theo

hướng công khai, minh bạch, dân chủ, chú trọng đến chất lượng và hiệu quả

giải quyết công việc. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đưa những quy định về

thực hiện dân chủ đi vào đời sống ở cơ sở. Trong tiến trình đó, bộ máy chính quyền cơ sở buộc phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao với

đời sống dân chủ cơ sở. Chính quyền cấp xã phải công khai, minh bạch

chương trình hoạt động, hình thức thực hiện công việc tới người dân. Có những việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Nhân dân, chính quyền cơ sở

không thể chủ quan quyết định mà phải tổ chức họp Nhân dân để bàn, quyết

định trực tiếp hoặc Nhân dân biểu quyết với đa số tán thành thì chính quyền

cơ sở mới được ra quyết định và thực hiện. Khi thực hiện phải hết sức chú trọng đến chất lượng, hiệu quả công việc vì người dân có quyền kiểm tra,

giám sát đối với hoạt động của chính quyền cơ sở.

Thứ ba, pháp luật tăng cường quy định theo xu hướng hội nhập: các cơ

chế, biện pháp, chế tài nhằm bảo đảm cho công dân có thể phát huy quyền làm chủ, thực hiện các quyền dân chủ trong khuôn khổ các nguyên tắc, quy

định của pháp luật, đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ mà người dân phải tuân thủ, thực hiện nhằm bảo đảm, giữ gìn trật tự, kỷcương, an toàn

82

quyền thể chế hóa thành pháp luật. Quyền dân chủ phải đi đôi với nghĩa vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong mỗi công dân và trong mỗi quan hệ giữa công dân và Nhà nước. Ở đây,

pháp luật tạo ra không gian pháp lý của công dân và Nhà nước để thực hiện và bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, xây dựng chế độ dân chủ.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủcơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc kiến tạo phát triển

Xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển là một xu hướng mới hiện nay. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển

được học giả Chalmers Ashby Johnson đưa ra lần đầu năm 1982, với nội

dung là “một mô hình quản lý trong đó Nhà nước đề ra các chính sách mang

tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm

ổn định kinh tế vĩ mô”. Ý tưởng về mô hình Nhà nước như vậy vẫn tiếp tục

được các nhà nghiên cứu bổ sung, phát triển trên cơ sở những phân tích, tổng kết thực tiễn sinh động và phong phú của phát triển kinh tế thế giới hiện đại.

Khi nói tới mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, có ý kiến còn nêu về ba đặc tính tiền phong: Từ chức năng kiểm soát sang quản trị và kiến tạo; Nhà

nước sẽ mạnh khi mỗi người dân cảm thấy đây là thiết chếđại diện cho mình; và Quản trị rủi ro (hơn là giải quyết sự việc khi đã rồi).

Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu trung lại xét dưới góc độ xã hội, có thể hiểu, Nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình Nhà nước trong

đó bảo đảm cho việc phân phối một cách tương đối công bằng những thành quả của phát triển kinh tế - xã hội, cũng như xây dựng và hiện thực hóa cơ

chế để cho người dân có thể giám sát chính quyền thông qua việc tăng cường sự công khai, minh bạch, đồng thời có trách nhiệm giải trình những vấn đềdư

83

từng người dân có thể mưu cầu hạnh phúc và vươn lên trong cuộc sống, chứ Nhà nước không làm thay người dân.

Tại “Thông điệp năm mới 2014”, Thủ tướng Chính phủ nước ta có đề

cập đến việc xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân. Theo đó, Thủ tướng cho rằng: “Nhà nước

ải tập trung xây dự ợ

ạ ọ ực và sức sáng tạo vì

lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội.” [8].

Trong quá trình xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, bên cạnh những

quy định hiện hành thì nội dung của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở được điều chỉnh theo những xu hướng sau:

, pháp luật có sự gia tăng số lượng những nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mở rộng dân chủ, bảo đảm sự tham gia ý kiến của người dân vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật, trong đó

tập trung mở rộng các quy định công việc do người dân trực tiếp thảo luận và quyết định thực hiện. Các phương thức thực hiện dân chủcơ sởđược mở rộng

và quy định ngày càng cụ thể.

Thứ hai, pháp luật có những quy định xác lập được chế độ trách nhiệm

trước dân của cơ quan Nhà nước và hệ thống khuyến khích phục vụ dân. Nhà

nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả với đội ngũ

cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng trong việc đảm bảo quyền làm chủ của người dân ở cơ sở. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ, lấy phục vụ Nhân dân mục tiêu cao nhất. Nhà nước hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ được công khai, minh bạch. Người đứng đầu cơ quan hành

84

giao trước người dân ở cơ sở và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ.

Thứ ba, pháp luật bổ sung những quy định về tăng cường tương tác

giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và giữa bộ máy Nhà nước với các tổ

chức chính trị - xã hội về đảm bản dân chủ cơ sở. Mở rộng đối thoại với

người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để Nhà nước, cán bộ, công chức gần dân hơn và chủ trương, chính sách, pháp luật sát với thực tiễn hơn. Cơ chế kiểm soát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, người dân ở cơ sở đối với cơ quan Nhà nước được cụ thể hóa ngày càng chi tiết trong pháp luật.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủcơ sở 3.2.1. Về việc nâng pháp lệnh thực hiện dân chủ xã, phƣờng, thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 86 - 90)