Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanhtra hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra hành chính từ thực tiễn thanh tra thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 46)

1.4.1. Yếu tố về nhận thức

Theo quan điểm triết học Mác – Lenin, nhận thức đƣợc định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con ngƣời,có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn [7]. Theo đó, hiện thực khách quan sẽ chỉ mang tính tích cực khi đƣợc nhận thức một cách đầy đủ, không sailệch.

Trƣớc đây, trong suốt một thời gian dài, hoạt động của Thanh tra viên và các cán bộ làm công tác thanh tra vẫn chỉ đƣợc quan niệm nhƣ hoạt động của một công chức hành chính. Tính sáng tạo, chủ động của hoạt động của thanh tra còn hạn chế, bản thân nghành thanh tra cũng chƣa nhận thức hết thanh tra là tiền đề, là điều kiện của quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, vai trò của các

thanh tra viên trong thực thi nhiệm vụ chƣa đƣợc phát huy, hiệu quả của hoạt động thanh tra cũng vì thếmà chƣa mang lại kết quảđáng mong đợi.

Từ khi đất nƣớc ta bƣớc vào thời kì đổi mới, nền kinh tế quan liêu, tập trung bao cấp dần đƣợc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Phƣơng thức lãnh đạo, quản lý đời sống kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nƣớc cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Những thay đổi căn bản đó đặt ra đòi hỏi, thách thức đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, trong đó có tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra. Với nền kinh tế phát triển nhanh cùng xu thế chung của thế giới, con ngƣời dễ mua bán với nhau hơn, dễ thỏa thuận với nhau hơn, những tiêu cực xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nƣớc, trong đó có các cơ quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức. Đây cũng là yếu tố có tác động lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra đó là các hành vi tham nhũng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu nhân dân của công chức. Chính vì vậy, đã đến lúc, chúng ta cần thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của nghành thanh tra nói chung, đặc biệt là thanh tra hành chính nói riêng.

Hiện nay, công luận và dƣ luận xã hội đã và đang phát huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nƣớc, nhiều cuộc thanh tra đã đƣợc dƣ luận quan tâm, chú ý. Ở những cuộc thanh tra này, kết quả thanh tra thƣờng sẽ tác động tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xử lý những vấn đề xã hội đang bức xúc. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều bài báo, những loạt phóng sự điều tra… về những hành vi vi phạm của ngƣời có chức quyền trong hoạt động quản lý, để xảy ra sai phạm đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý. Điều này cho thấy rằng, hoạt động của nghành thanh tra đang dần nhận đƣợc sự quan tâm

lớn từ tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhận thức về tầm quan trọng của thanh tra nói chung, thanh tra hành chính nói riêng cũng theo đó đƣợc nâng cao.

Tóm lại, hoạt động thanh tra hành chính có phát huy đƣợc hết vai trò, mang lại những kết quả tích cực trong phòng ngừa và xử lý sai phạm hay không, phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề nhận thức của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị thế quan trọng của thanh tra trong quản lý nhà nƣớc. Có nhận thức đúng về tầm quan trọng của nghành thanh tra, hoạt động thanh tra hành chính mới không còn mang tính hình thức, sơ sài; các cá nhân, tổ chức trong xã hội mới quan tâm, chú ý, mạnh dạn tố giác khi phát hiện có vi phạm; các cơ quan chức năng mới tận tâm, trách nhiệm với hết khả năng và đạo đức nghề nghiệp của mình. Theo đó, hiệu quả của thanh tra hành chính mới mang lại những kết quả đáng mong đợi, góp phần trong việc đảm bảo trật tự kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc.

1.4.2. Yếu tố về pháp luật

Pháp luật thực định là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, quy định của ngành về tổ chức và hoạt động thanh tra đƣợc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện trên thực tế, tạo nên hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra, cho hoạt động thanh tra đểđáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

Hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tuân theo pháp luật cho nên pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽlà điều kiện hết sức quan trọng bảo đảm cho hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra. Thêm nữa, pháp luật về thanh tra còn phải bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi của nó, đặc biệt là những quy định về tổ chức bộ máy, về nhiệm vụ,

quyền hạn trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ phƣơng thức tiến hành thanh tra…mới có thể mang đến hiệu quả thiết thực của hoạt đọng thanh tra, góp phần đắc lực vào công tác quản lý nhà nƣớc.

Pháp luật thực định Việt Nam quy định hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nƣớc đƣợc tổ chức thống nhất từ Trung ƣơng tới địa phƣơng. Hệ thống đó đƣợc tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phân định rõ thẩm quyền giữa các cấp thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra 2010 và các luật khác có liên quan. Điều này, chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện một cách thống nhất, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các cơ quan nhƣ Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Vì vậy, cơ quan thanh tra còn chƣa thể hiện đƣợc tính độc lập trong việc tiến hành giải quyết các vụ việc vi phạm. Với bộ máy nhà nƣớc về thanh tra có chức năng, nhiệm vụ không đƣợc phân định rõ ràng, chồng chéo,... sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ hoạt động thanh tra nói riêng. Đặc biệt khi đối tƣợng của thanh tra hành chính có thể là công chức trực thuộc sự quản lý của nhiều chủ thể có thẩm quyền liên quan.

Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣng do sự phân tán của nền hành chính nên các tổ chức thanh tra nhà nƣớc ở các cấp, các ngành có sự lệ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, trong đó sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nƣớc cấp trên vẫn còn mang tính hình thức, kém hiệu quả.

Sự phụ thuộc của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hƣởng

đến tính chủđộng và độc lập trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng.

Đối với hoạt động thanh tra hành chính, hiện nay, trong Luật Thanh tra 2010, Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP đã có những quy định, hƣớng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra hành chính, là cơ sở, căn cứ bƣớc đầu để tiến hành thanh tra. Tuy nhiên, về nội dung, phạm vi, cách thức tiến hành thanh tra hành chính vẫn chƣa đƣợc quy định chi tiết trên văn bản pháp luật vì vậy trên thực tiễn đã gặp không ít những khó khăn: Có sự chồng chéo về nội dung và đối tƣợng giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành, thanh tra phải thực hiện nhiều nhiệm vụ mà quyền hạn đƣợc quy định lại hạn chế; chế độ công vụcho thanh tra viên hay đoàn thanh tra còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động thực tiễn …

1.4.3. Yếu tố về sự phối hợp

Thanh tra là một thiết chế trong tổng thể các thiết chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của bộ máy nhà nhà nƣớc nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan thanh tra cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan khác của nhà nƣớc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan để tránh sự chồng chéo, trùng lặp và bảo đảm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, đặc biệt là giữa các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật. Luật thanh tra 2010 đã có quy định mới về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Theo chiều ngƣợc lại cơ quan công an, viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó. Cơ quan, tổ chức hữu

quan xác nhận khi đƣợc yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.

Việc xây dựng một mối quan hệ phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan thanh tra với cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan tổ chức hữu quan trong hoạt động thanh tra, trong phòng ngừa, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, khắc phục những vƣớng mắc trong thời gian qua, nhất là việc đề nghị cung cấp thông tin hoặc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra không chỉ tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của từng cơ quan mà còn góp phần nâng cao hiệu lực hoạt động của bộmáy nhà nƣớc nói chung.

1.4.4. Yếu tố về nguồn nhân lực

Thanh tra là khâu thiết yếu của quản lý nhà nƣớc. Hiệu lực hiệu quả của thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra. Nhìn chung, muốn một cuộc thanh tra có hiệu lực, hiệu quả thì trƣớc hết ngƣời làm công tác thanh tra phải có đầy đủ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Nhất là đối với hoạt động thanh tra hành chính, khi đối tƣợng thanh tra có thể là cán bộ, công chức có vị trí, tầm ảnh hƣởng lớn thì ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra phải giữ vững đƣợc bản lĩnh chính trị, tâm lý, vị thế của ngƣời tiến hành hoạt động thanh tra và giữ trọn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ để đối mặt với những đối tƣợng ấy. Trên thực tế hiện nay, đã có rất nhiều lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ dành cho thanh tra viên và cán bộ đƣợc giao thực hiện hoạt động thanh tra nhƣng chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện hoạt động này vẫn còn ở mức kém hiệu quả, chƣa phát huy đƣợc hết khảnăng, sức mạnh của đội ngũ cán bộ thực thi quyền hành pháp trong hoạt động thanh tra kiểm tra.

Bên cạnh đó là khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra vào thực tiễn thanh tra. Hoạt

động thanh tra này rất đa dạng nên những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ có thể đáp ứng, ứng dụng trong công tác thanh tra cũng rất đa dạng, đòi hỏi các thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra phải có kỹ năng pháp lý, am hiểu pháp luật và biết khai thác sử dụng pháp luật trong tiến hành hoạt động thanh tra. Để thông qua hoạt động thanh tra phát hiện xử lý đƣợc nhiều vi phạm pháp luật, đề xuất nhiều kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý và trong ban hành chính sách pháp luật.

Nhƣ vậy có thể nói rằng, một đội ngũ thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra đƣợc hoàn thiện về mọi mặt chính là nhân tố tiên quyết quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng.

Tiểu kết Chƣơng 1

Tại Chƣơng 1, Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra và thanh tra hành chính để làm cơ sở lý luận cho Chƣơng 2 và Chƣơng 3, lần lƣợt phân tích một cách hệ thống, đi từ khái niệm về thanh tra, thanh tra hành chính, chỉ ra 04 đặc điểm của thanh tra hành chính và làm rõ về nguyên tắc, nội dung, là cơ sởđể thực hiện và tiến hành thanh tra hành chính.

Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận về thanh tra hành chính đã đặc biệt cho thấy vị trí, vai trò của công tác thanh tra hành chính không chỉ đối với việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi sai phạm mà còn có vai trò đặc biệt trong đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, luận văn cũng nêu ra, phân tích các yếu tốảnh hƣởng tới hoạt động của thanh tra hành chính để từ đó, có cơ sở đƣa ra nguyên nhân của những kết quả, hạn chếở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra hành chính từ thực tiễn thanh tra thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)