Phƣơng hƣớng bảo đảm thanhtra hành chính tại thành phố Tuyên Quang,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra hành chính từ thực tiễn thanh tra thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 78 - 97)

3.2.1. Bảo đảm thanh tra hành chính phc v đắc lc cho công tác qun lý

nhà nước

Có thể nói, trong bất kì hoạt động quản lý nhà nƣớc nào thì chu trình quản lý cũng bao gồm 3 vấn đề lớn: Trƣớc hết là đề ra chủ trƣơng, cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo công cụ pháp lý cho hoạt động quản lý và hành lang pháp lý cho đối tƣợng bị quản lý thực hiện; hai là tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật đã đề ra tức là đƣa cơ chế, chính sách, pháp luật vào cuộc sống để các đối tƣợng quản lý thực hiện; bà là thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện để xem xét kết quả, hiệu quả và mục tiêu đã đề ra của

hoạt động quản lý khi đối tƣợng bị quản lý thực hiện và kịp thời khắc phục những khiếm khuyết, sơ hở của cơ chế, chính sách cũng nhƣ xử lý các vi phạm và những vấn đề thực tiễn của hoạt động quản lý đặt ra góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật làm cho cơ chế, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống [31].

Là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý nhà nƣớc, thanh tra hành chính đƣợc thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nƣớc nhằm tác động đến đối tƣợng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ƣu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng nừa và xử lý vi phạm, tăng cƣờng quản lý, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cƣờng pháp chế bảo vệ quyền lợi nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chính vì vậy, cần phát huy và bảo đảm cho thanh tra hành chính là công cụ phục vụđắc lực cho công tác quản lý nhà nƣớc.

Để bảo đảm cho thanh tra hành chính phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nƣớc , các cấp, các nghành cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của thanh tra hành chính trong quản lý nhà nƣớc. Việc nâng cao nhận thức này sẽ giúp hoạt động thanh tra hành chính phát huy đƣợc hết vai trò của mình trong đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc; đảm bảo trật tự, kỉ cƣơng trong quản lý, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Theo đó, góp phần hoàn thiện cho chu trình quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý và phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nƣớc.

3.2.2. Bảo đảm thc hiện thanh tra hành chính theo đúng nguyên tắc ca hoạt động thanh tra

Theo quy định tại điều 7 Luật Thanh tra 2010, nguyên tắc của hoạt động thanh tra bao gồm: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Không trùng lặp về phạm vi, đối

tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra [9].

Sở dĩ, cần bảo đảm thực hiện thanh tra hành chính theo đúng nguyên tắc của hoạt động thanh tra bởi lẽ :

Các nguyên tắc của hoạt động thanh tra nói chung, hoạt động thanh tra hành chính nói riêng đƣợc xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về vị trí, vai trò và mục đích của thanh tra trong lãnh đạo và quản lý; đƣợc xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nƣớc, nhất là của cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc; đƣợc hình thành, phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đặc điểm và yêu cầu quản lý trong từng thời kì.

Cùng với đó, các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra sẽ chi phối toàn bộ quá trình ra quyết định thanh tra, thực hiện cuộc thanh tra, kết thúc thanh tra. Các nguyên tắc này đƣợc phản ánh vào các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra, về thẩm quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra nhƣ trƣởng đoàn, thanh tra viên, đối tƣợng thanh tra...Vai trò của từng nguyên tắc trong các giai đoạn thực hiện thanh tra là khác nhau. Có nguyên tắc xuyên suốt quá trình thƣc hiện hoạt động thanh tra, có nguyên tắc chi phối một giai đoạn nào đó của hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, chúng đều tác động vào kết quả chung của hoạt động thanh tra [12].

Bên cạnh đó, các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra đều có tính ổn định cao. Tính ổn định của các nguyên tắc hoạt động thanh tra phản ánh tính ổn định của định hƣớng chỉđạo, đƣờng lối, chủtrƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động thanh tra. Đồng thời, nó còn phản ánh tính khoa học của việc đƣa ra các nguyên tắc, dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc [12].

Chính vì vậy, thực hiện theo nguyên tắc trong hoạt động thanh tra cũng nhằm cho hoạt động thanh tra hành chính đƣợc mang tính ổn định.

3.2.3. Bảo đảm thc hin các kết lun, kiến ngh thanh tra hành chính

Trong hoạt động thanh tra thì sản phẩm cuối cùng của nó chính là các kết luận thanh tra. Cho đến hiện nay, có thể hiểu kết luận thanh tra là một loại văn bản hành chính do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong đó thể hiện sự đánh giá chính thức của cơ quan, tổ chức đã tiến hành thanh tra về việc chấp hành chính sách pháp luật của tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra với những nội dung đã đƣợc ghi trong quyết định thanh tra và những biện pháp xửlý đối với các vi phạm hoặc những kiến nghị khác [20].

Trong thời gian qua, tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra hành chính còn khá bất cập, hạn chế; việc thực hiện các kiến nghị thu hồi tài sản vi phạm mới chỉ đƣợc thực hiện một phần tƣơng đối nhỏ, việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với những đối tƣợng liên quan đến các sai phạm trong nhiều trƣờng hợp vẫn còn mang tính hình thức, mức độ kỉ luật chƣa tƣơng xứng với hành vi vi phạm.

Trên thực tế, việc bắt buộc các đối tƣợng liên quan thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị thanh tra là tƣơng đối khó, bởi vì sau khi có kết luận thanh tra thì việc thi hành kết luận thanh tra chủ yếu phụ thuộc vào thủtrƣởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của đối tƣợng thanh tra.

Tuy nhiên, việc đảm bảo tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra hành chính vẫn cần đƣợc quan tâm, chú trọng và triển khai hết mức có thể. Bởi lẽ, hiệu quả của một cuộc thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Nó thể hiện mục đích cũng nhƣ kết quả cuối cùng mà mỗi cuộc thanh tra hƣớng tới. Đồng thời, nâng cao đƣợc vai trò của thanh tra trong quản lý nhà nƣớc.

Để đảm bảo và phát huy hơn nữa việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra hành chính, chúng ta vẫn cần những quy định rõ ràng, cụ thể hơn trong việc hƣớng dẫn thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra.

Cùng với đó, cần cụ thể hóa các hình thức xử lý, chế tài áp dụng để đảm bảo tính khả thi trong quá trình áp dụng luật.

3.3. Giải pháp bảo đảm thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

3.3.1. Nhóm giải pháp chung

3.3.1.1. Nâng cao nhn thc, ý thc cho các ch th và đối tượng trong hoạt động thanh tra hành chính

Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thanh tra hành chính thì nâng cao nhận thức, ý thức cho các chủ thể và đối tƣợng trong hoạt động thanh tra hành chính là việc làm cần thiết.

Nâng cao nhận thức, ý thức về tầm quan trọng của thanh tra hành chính cần phải đƣợc thực hiện đối với tất cả các cấp, các nghành, phải xác định đó là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; phải coi đó là một khâu có ý nghĩa quyết định đến việc khắc phục những trì trệ, yếu kém trong quản lý nhà nƣớc. Việc tiến hành thanh tra hành chính phải đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc, trách nhiệm, minh bạch, dân chủ. Các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm phải làm rõ đƣợc thực trạng công tác chấp hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng; làm rõ nguyên nhân của tình trạng không chấp hành đầy đủ pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; và phải đƣa ra đƣợc các kiến nghị, biện pháp xử lý khắc phục.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ đối với các đối tƣợng là chủ thể của thanh tra hành chính để bảo đảm pháp luật về thanh tra đƣợc thực thi một cách thƣờng xuyên, liên tục. Đây đƣợc xem là điều căn bản, cốt lõi phản ánh đúng đắn quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Qua đó, mọi chủ

thể hiểu đƣợc vai trò của mình, đảm bảo thực hiện thanh tra một cách trách nhiệm, nghiêm túc từ đó có những hành động đúng đắn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bản thân.

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần thực hiện phong phú, linh hoạt hơn, phù hợp để cán bộ và nhân dân nhận thức rõ hơn về vai trò của hoạt động thanh tra hành chính. Các hình thức tuyên truyền phổ biến có thể áp dụng nhƣ: hội thi tìm hiểu pháp luật ở cộng đồng dân cƣ, lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, tuyên truyền phát thanh trên loa phƣờng…Tiếp tục phối hợp với phòng Tƣ pháp, ngành Tƣ pháp tập huấn cho cán bộ công chức làm công tác thanh tra, tập huấn và cập nhật kịp thời những quy định pháp luật mới về trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức. Các cá nhân phát hiện đƣợc vi phạm phải tố cáo các hành vi vi phạm để kịp thời khắc phục, hƣớng dẫn, đào tạo bồi dƣỡng kĩ năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật để cán bộ công chức trở thành tuyên truyền viên pháp luật trong quá chính quá trình thực hiện thanh tra của mình.

Giáo dục tuyên truyền cho cán bộ, công chức và ngƣời dân hiểu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và việc xác định trách nhiệm của chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đây cũng là yếu tố gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm lợi ích cá nhân cũng nhƣ cùng nhà nƣớc xây dựng nền hành chính trong sạch, minh bạch.

3.3.1.2. Tiếp tc hoàn thiện các quy định ca pháp lut v thanh tra hành chính

Để có cơ sở thực hiện việc xem xét, đánh giá và xử lý đối với vi phạm trong hoạt động thanh tra hành chính thì trƣớc hết cần phải hoàn thiện pháp luật về thanh tra hành chính. Hệ thống văn bản pháp luật đƣợc coi là cơ sở pháp lý quan trọng đóng vai trò là công cụ giúp các cơ quan thanh tra tổ chức và thực hiện các quyền của mình. Hay nói cách khác, hệ thống văn bản pháp luật giống nhƣ kim chỉ nam, đảm bảo cho hoạt động thanh tra hành chính đƣợc thực hiện

đúng mục tiêu, mục đích, định hƣớng đề ra. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hành chính đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ song gắn với quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, mà trƣớc tiên phải là hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về thanh tra hành chính.

Thứ nhất, ban hành các văn bản pháp luật hƣớng dẫn, phân định rõ nội dung, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tƣợng giữa hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành để có đƣợc quan niệm tƣ duy thống nhất về thanh tra hành chính. Khi các văn bản pháp luật này đƣợc ban hành phải căn cứ, phù hợp với thực tế, khắc phục những hạn chế mà thực tiễn đã đƣa ra. Thể thức văn bản pháp luật phải phù hợp với tính chất và yêu cầu của công tác thanh tra. Các quy định pháp luật về nội dung, đối tƣợng thanh tra hành chính cần có sự bóc tách rõ rệt với hoạt động thanh tra chuyên nghành để tránh gây lúng túng trong hoạt động thanh tra. Cùng với đó, tăng cƣờng các quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra. Đặc biệt là các quy định về cƣỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, các văn bản hƣớng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra. Trong thời gian tới, nghành thanh tra có nên thiết lập một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tƣơng tự nhƣ cơ quan thi hành án để thi hành các Bản án, quyết định của Tòa án…? [27].

Thứ hai, đổi mới trong nội dung của thanh tra hành chính phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. Luật Thanh tra năm 2010 đã khắc phục những bất cập trong việc thực hiện Luật Thanh tra năm 2004, tạo một bƣớc phát triển mới trong quan niệm về thanh tra hành chính. Để tăng cƣờng thanh tra hành chính, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, bổ sung những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thủtrƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp trong công tác thanh tra nhƣ sau:

Chi tiết hóa các quy định về trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan hành chính nhà nƣớc trong việc tổ chức, chỉđạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về hành

vi, quyết định của mình. Các quy định chi tiết cần nêu rõ đƣợc hình thức thực hiện, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và các hình thức trách nhiệm pháp lý phải chịu nếu không thực hiện các nhiệm vụtƣơng ứng.

Quy định thành chế định riêng về thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, cần quy định rõ chủ thể, phạm vi, trình tự, thủ tục giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc và thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính đối với việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

Thứ ba, tăng cƣờng thẩm quyền cho những ngƣời đứng đầu các cơ quan thanh tra thực thi hoạt động thanh tra hành chính. Hiện nay, do đặc thù của phân cấp phân quyền nên các cơ quan thanh tra chịu sự chi phối tƣơng đối lớn từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp. Thế nên, hoạt động thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trƣởng các cơ quan quản lý nhà nƣớc vẫn đƣợc thực hiện một cách qua loa, hình thức. Việc tăng thẩm thẩm quyền cho Chánh Thanh tra thành phố, các trƣởng Đoàn thanh tra sẽ hƣớng cho hoạt động thanh tra hành chính đƣợc thực hiện một cách nghiêm minh, độc lập.

3.3.1.3. Tăng cường s lãnh đạo ca các cp y và s tham gia phi hp của các đoàn, thể, ban, nghành trong hoạt động thanh tra hành chính

Sựlãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của bộmáy hành chính nhà nƣớc. Thanh tra hành chính không chỉảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân cán bộ, công chức mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng. Do đó, phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm quyền của công dân, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nƣớc. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra thông qua việc ban hành chủ trƣơng, đƣờng lối định hƣớng cho sự hoàn thiện hệ thống pháp luật vềthanh tra hành chính và lãnh đạo việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ xử lý sau hành vi vi phạm xảy ra.

Trong công tác tổ chức, Đảng bộ thành phố cần lựa chọn, bố trí cán bộ Đảng có phẩm chất chính trị vững vàng, tận tụy với trình độ chuyên môn phù hợp để làm tốt công tác thanh tra hành chính.

Đối với cấp ủy cơ sở, cần nắm chắc các văn bản luật quy định về trách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh tra hành chính từ thực tiễn thanh tra thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 78 - 97)