7. Kết cấu của luận văn
2.1. Sơ lược về kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
2.1. Sơ lược về kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk. tỉnh Đắk Lắk.
2.1.1. Khái quát tình hình xét xử vụ án hành chính ở tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh miền núi nằm trung tâm Tây Nguyên. Diện tích tự nhiên 13.125,4 km²; có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 193km. Đến thời điểm năm 2015, dân số 1.834.800 người, gồm 47 dân tộc anhem sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là gần 600.000 người, chiếm khoảng 30,27%. Hiện nay, tổ chức đơn vị hành chính của tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện; với 184 xã, phường, thị trấn.
Những năm qua nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, cơ bản thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, đi vào thế ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm phát triển nhanh bình quân tăng 11,81%; GDP bình quân đầu người đến cuối năm 2014 đạt 28 triệu đồng; thu ngân sách năm 2014 đạt trên 3.500 tỷ đồng. Đếnnay đã trở thành một tỉnh phát triển có nền kinh tế tương đối ổn định.
Tuy nhiên là một tỉnh nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thường xuyên chịu tác động bất lợi của thiên tai, thời tiết. Chất lượng nguồn lao động còn thấp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều. Thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo còn cao, công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Quốc phòng, an ninh vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.
Vì vậy trong công tác kiểm sát xét xử các vụ án hành chính trên địa phương là vô cùng phức tạp về nhiều mặt.
Khái quát đặc điểm tình hình Bộ máy tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk LắkViện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình. VKSND tỉnh Đắk Lắk có 12 phòng nghiệp vụ, thanh tra, tổ chức và Văn phòng, tổng biên chế hiện có 98 cán bộ viên chức, có 69 đảng viên. Trình độ chuyên môn đại học và trên đại học chiếm 100%, Về lý luận chính trị, trình độ cao cấp và cử nhân chiếm (65,76%) [16].
- Thuận lợi:
Một là, Quán triệt đầy đủ những quan điểm, những nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ, bổ nhiệm cán bộ một cách nghiêm túc, tạo được sự thống nhất cao
48
trong Đảng bộ về thực hiện quy trình, thủ tục, cách làm, đưa công tác bổ nhiệm cán bộ dần đi vào nền nếp.
Viện trưởng VKSND tỉnh thông qua Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng làm tốt công tác tuyên truyền cho mọi tổ chức, mọi người, cán bộ thấy rõ yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, của việc xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và tiêu chí cán bộ của nghành kiểm sát là phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”;
Hai là, Thực hiện việc cụ thể hóa tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ lãnh đạo,
quản lý của tỉnh làm căn cứ để triển khai thực hiện tốt việc bổ nhiệm cán bộ.
Ngoài những tiêu chuẩn quy định chung về lập trường tư tưởng, quan điểm chính trị; về chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Về đạo đức lối sống; tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật; về kiến thức lãnh đạo quản lý; về sức khỏe và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân…
Về trình độ: chuyên môn nghiệp vụ phải đảm bảo tốt nghiệp đại học trở lên, tham gia các lớp bỗi dưỡng kiến thức về pháp luật chuyên sâu. Tốt nghiệp cao cấp hoặc cử nhân chính trị (hoặc lý luận chính trị - hành chính). Trình độ ngoại ngữ B; có khả năng giao tiếp bằng tiếng ÊĐê hoặc M’Nông. Có trình độ tin học văn phòng, biết sử dụng máy vi tính trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Nhìn chung việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ của VKSND tỉnh thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình thủ tục, không có tình trạng điều động những cán bộ bị kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị này sang nhận chức vụ tương đương hoặc cao hơn ở đơn vị khác. Ở những đơn vị trì trệ, yếu kém, có biểu hiện mất đoàn kết đều được củng cố tổ chức trước khi tiến hành bổ nhiệm cán bộ. Và nhìn chung hầu hết cán bộ, kiểm sát viên sau khi được bổ nhiệm đều giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, tích cực nỗ lực phấn đấu thực hiện chương trình hành động đã đề ra và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bước đầu đã gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ. Căn cứ vào quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ công tác, về đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020 [16].
- Khó khăn:
Tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm tây nguyên có diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp, thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt làmùa mưa và mùa khô. Tính đến năm 2014, dân số toàntỉnh Đắk Lắkđạt gần 1.834.800 người, có 47 dân tộccùng người nước ngoài sinh sống, kinh tếchủ đạo củaĐăk Lăkchủ yếu dựa vào
49
sản xuất vàxuất khẩu nông sản, lâm sản. Trình độ dân trí thấpso với cả nước. Cán bộ, công chức, kiểm sát viên trong nghành kiểm sát còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu, khởi kiện tranh chấp đất đai, thổ nhưỡng ngày càng nhiều. vụ việc khởi kiện hành chình ngày càng gia tăng …
Sau 14 năm thi hành Pháp lệnh tố tụng quốc gia các vụ án hành chính. Luật Tố tụng hành hính (TTHC) năm 2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Tiếp đến, ngày 25/11/2015 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật TTHC (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. VKSND tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện thẩm quyền kiểm sát xét xử vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh nhà cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ quyền hạn của mình.
“Số liệu tổng kết thực tiễn 6 năm hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của ngành kiểm sát nhân dântỉnh Đắk Lắktheo thẩm quyền”
Giai đoạn từ 01/01/2011 đến 30/11/2016
Cấp tỉnh:
- Tổng số vụ án Tòa án đã thụ lý: 176 vụ, trong đó: + Thụ lý sơ thẩm theo thẩm quyền; 05 vụ
+ Thụ lý do có kháng cáo; 43 vụ
+Tổng số vụ VKS kháng nghị phúc thẩm 128 vụ. (số vụ do VKS cấp dưới kháng nghị 47 vụ; số vụ do VKS cấp tỉnh kháng nghị 87 vụ).
+ Tổng số vụ báo cáo viện kiểm sát cấp trên đề nghị kháng nghị phúc thẩm 01 vụ; giám đốc thẩm 6 vụ, tái thẩm1 vụ (được chấp nhận 7 vụ; không được chấp nhận 1 vụ).
+ VKS yêu cầu xác minh bổ sung: 16 vụ.
+ VKS yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: 0 vụ. + VKS kiến nghị vi phạm của Tòa án: 12 vụ (chủ yếu về tố tụng).
- Tổng số vụ án Tòa án đã giải quyết: 162 vụ (đình chỉ 19 vụ; tạm đình chỉ 15 vụ; xét xử 128 vụ, còn tồn 14 vụ chưa giải quyết).
- Tổngsố vụ VKS tham gia phiên tòa: 128vụ. Trong đó: + Số vụ Tòa án chấp nhận quan điểm của VKS: 118 vụ.
+ Số vụ Tòa án không chấp nhận quan điểm của VKS: 10 vụ [16].
2.1.2. Tình hình kiểm sát xét xử vụ án hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắkvới vai trò chức năng, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát xét xử vụ án hành chính nói riêng tại địa phương, bám sát các quy định của Hiến pháp và pháp luật, đặc biệt là luật TTHC và Luật tổ chức
50
VKSND, với bộ máy tổ chức được cơ cấu sáp xếp hợp lý, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã thực tốt vai trò chức năng nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện thẩm quyền của VKSND trong xét xử vụ án hành chính cấp tỉnh.
Thông qua công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát xét xửvụ án hành chính giai đoạn 2011 đến 2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành 87 kháng nghị, trong đó: VKSND tỉnh kháng nghị phúc thẩm 29 vụ án , kháng nghị giám đốc thẩm 06 vụ án; VKSND cấp huyện, thị xã Buôn hồ, thành phố Buôn Ma Thuột kháng nghị phúc thẩm 47 vụ án. Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét xử và mở phiên họp 128 vụ, việc do Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, chấp nhận 118 vụ, việc, đạt 92,1%, VKSND tỉnh Đắk Lắk báo cáo đề nghị VKSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm 06 vụ. Ban hành 12 kiến nghị, yêu cầu Toà án khắc phục các vi phạm trong việc giải quyết án hành chính, như gửi chậm thông báo thụ lý, bản án, quyết định; vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử; xác minh thu thập chứng cứ không đầy đủ, toàn diện; xác định sai tư cách đương sự tham gia tố tụng; vi phạm trong việc chậm chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu để tham gia phiên tòa v.v... Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được Toà án chấp nhận và khắc phục vi phạm [16].
VKSND tỉnh Đắk Lắk ban hành kiến nghị đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các UBND cấp huyện khắc phục vi phạm trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến đất đai; kiến nghị đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh chỉ đạo các Phòng công chứng, khắc phục các vi phạm trong việc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
Bên cạnh đó, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở một số Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện còn thấp; một số đơn vị lập hồ sơ kiểm sátxét xử vụ án hành chính không đầy đủ, còn sơ sài, có những tài liệu quan trọng liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án thì không có trong hồ sơ kiểm sát, việc kiểm sát bản án, quyết định sau khi xét xử chưa sâu sát, kỹ lưỡng nên không phát hiện được vi phạm của Tòa án để ban hành kháng nghị, kiến nghị kịp thời; chưa thường xuyên tổng hợp vi phạm của Tòa án để làm cơ sở kiến nghịkhắc phục vi phạm, hoặc các VKSND cấp huyện đã có tổng hợp nhưng không đầy đủ, thiếu chính xác; việc báo cáo, thống kê không đầy đủ, thiếu kịp thời…cho nên có phần hạn chế trong công tác kiểm sát xét xử vụ án hành chính trong thời gian vừa qua. Do vậy VKSND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành 05 thông báo rút kinh nghiệm đối với những vi phạm, thiếu sót nêu trên của các Viện kiểm sát cấp huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
51
Như vậy nếu Viện kiểm sát nhân các cấp trong tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hành chính sẽ làm cho việc thực hiện quyền năng của viện kiểm sát nhân dân có hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, kiểm sát việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính chặt chẽ, sâu sát, kịp thời sẽ phát hiện được những thiếu sót, vi phạm của Tòa án và kịp thời ngăn chặn những sai lầm thiếu sót trong điều tra, xác minh, thu tập chứng cứ, tài liệu và lập hồ sơ vụ án hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm. Đồng thời nghiên cứu kịp thời những trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm xét xử chưa phù hợp với pháp luật, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự được pháp luật bảo vệ. Góp phần đảm bảo tính thống nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, cũng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật.