Yếu tố điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 37)

Yếu tố điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên và môi trường… có tác động rất lớn và trực tiếp đến quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện pháp luật và ngược lại. Việc xây dựng và thực hiện pháp luật giữa các khu vực, địa phương, vùng miền (miền núi và đồng bằng, đô thị và nông thôn…) sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau, do đó cũng có những tác động khác nhau trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định. Do vậy, trong mối quan hệ giữa các điều kiện kinh tế - xã hội với pháp luật thì pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển phải dựa trên nền tảng của kinh tế - xã hội và phản ánh trình độ phát triển của kinh tế - xã hội.

Yếu tố kinh tế giữ vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Do vậy, một nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền vững, ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi, quan trọng bậc nhất, tác động tích cực tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa là nếu nền kinh tế chậm phát triển, thiếu tính năng động và hiệu quả, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn sẽ là những trở lực không nhỏ, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vai trò của đất đai đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước là vô cùng quan trọng; đất đai có ý nghĩa sống còn trong kinh tế nông nghiệp, trong việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân về sử dụng đất, đặc biệt quyền sử dụng đất còn là hàng hóa đặc biệt trong thị trường bất động sản. Như thế quan hệ xã hội về đất đai hiện thời và muôn đời là hiện thực khách quan mà Nhà nước và pháp luật phải phản ánh và bảo đảm. Thiếu những điều

29

kiện này, không đảm bảo những điều kiện này thì công tác quản lý về đất đai, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ không có hiệu quả.

Pháp luật và thực hiện pháp luật là đòn bẩy, là hành lang pháp lý tác động tích cực trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Pháp luật cần phải luôn phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nếu phản ánh không đúng thì sẽ có tác động tiêu cực, có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như không bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Do đó, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng phải luôn gắn giữa lý luận với thực tiễn và xem xét đầy đủ mọi khía cạnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể để xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp, bảo đảm tính khả thi.

1.3.3. Yếu tốpháp luật

Trong đời sống xã hội, pháp luật là một trong nhiều phương thức thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua các quy định của pháp luật, các quan hệ xã hội được Nhà nước điều chỉnh theo những mục tiêu đã định. Đối với nhà nước ta, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… Quá trình phát triển kinh tế của nhà nước luôn có những điều chỉnh về pháp luật, bảo đảm pháp luật là điều kiện quyết định thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.

Pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội trong từng giai đoạn nhất định, là công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thực hiện pháp luật xét về bản chất là hiện thực hóa các quy phạm pháp luật chỉ tồn tại trên giấy vào trong đời sống thực tế. Nếu không có quy phạm pháp luật thì sẽ không có thực hiện pháp

30

luật, đây là một lôgíc không thể nào đảo lộn được. Do vậy, yêu cầu đặt ra là để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vựcđất đai nói riêng đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có sự tổng hòa các điều kiện, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định, sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.

1.3.4. Yếu tố trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm

công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ

quan, tổ chức và công dân

Ý thức pháp luật và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau, nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Pháp luật là sự biểu biện của ý thức pháp luật, được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định và là cơ sở để củng cố, phát triển, nâng cao ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội, thể hiện qua sự nhận thức và thái độ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật; là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật.

Trình độ văn hóa của các chủ thể là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và việc thực hiện pháp luật đạt kết quả tốt. Đối với người có trình độ văn hóa thấp, điều đó sẽ ngược lại, thật khó khăn cho họ trong việc hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật.

Đối với ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong quan hệ pháp luật đất đai cao hay thấp phụ thuộc không nhỏ vào công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm

31

trang bị cho mỗi cá nhân một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật.

Thực tiễn trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đòi hỏi việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai không những phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà hoạt động thực hiện pháp luật đó cũng phải đạt được trình độ với chất lượng cao. Quốc hội phải thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra và các cơ quan khác có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, đồng thời tạo các điều kiện cần thiết để người dân có thể tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và thực hiện pháp luật một cách thuận lợi. Các cơ quan chức năng, các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể, xã hội cần có sự phối hợp tốt trong việc thực hiện pháp luật, cần phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hiện tượng tiêu cực, các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. Bản thân mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải luôn luôn gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, pháp luật, có thái độ hòa nhã, tôn trọng trong quá trình hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)