3.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Muốn nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính thống nhất, tính phù hợp và tính khả thi.
Một là: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân; hoàn thiện các quy định về chế độ chính sách đối với người trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định để tạo nguồn lực cho việc thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả:
59
tốcáo trong lĩnh vực đất đai nói riêng là một trong những công việc khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhưng ở nhiều địa phương còn thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa có đủnăng lực, kinh nghiệm. Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nên trong một số trường hợp khi đưa ra phương án giải quyết khiếu nại, tố cáo gặp khó khăn. Một phần nguyên nhân của việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chậm là do thiếu kinh phí, cơ sở vật chất; việc tuyển chọn, bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân khó khăn, vì chưa có cơ chếđặc thù để thu hút. Hồsơ quản lý đất đai của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính…) lưu trữkhông đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại, tố cáo không đủ tài liệu để xem xét, kết luận giải quyết.
Hai là: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về khiếu nại; hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về cơ quan hành chính để đảm bảo tính khách quan; hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại.
Luật Khiếu nại cần sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể: Trình tự, thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực; về thời hiệu khiếu nại; về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; về việc cung cấp thông tin, tài liệu cho người khiếu nại và luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp được ủy quyền; việc đối thoại khi giải quyết khiếu nại lần hai; các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết khiếu nại; việc xem xét lại các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đảm bảo hiệu lực giải quyết khiếu nại của Thủtrưởng các cấp, các ngành…
Theo Luật Khiếu nại, cơ quan hành chính là bên bị khiếu nại đồng thời cũng là người giải quyết khiếu nại, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc giải quyết thiếu khách quan, không công bằng, nhiều vụ việc kéo dài, khiếu nại vượt cấp. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cơ quan giải quyết việc khiếu nại hành
60
chính các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cơ quan quản lý theo ngành, cơ quan thanh tra và Tòa án nhân dân. Hệ quả là: Công dân không biết gửi khiếu nại đến cơ quan nào thì đúng và được giải quyết và đâu mới là quyết định cuối cùng. Trong khi các cơ quan không biết giới hạn thẩm quyền của mình đến đâu, cho dù các cơ quan đều phải dành nhiều thời gian, công sức cho công việc này nhưng hiệu quả chưa cao. Vì vậy, tình trạng đùn đẩy, né tránh hoặc chồng chéo trong giải quyết các khiếu kiện là khó tránh khỏi.
Theo quy định của Luật Khiếu nại, Bộtrưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Do đó, trong lĩnh vực đất đai, người khiếu nại cố tình không hiểu, dựa vào quy định này để gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình, gọi là khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương trong lĩnh vực đất đai xảy ra rất nhiều. Vì thế giải quyết khiếu nại hành chính không có điểm dừng.
Việc mở rộng thẩm quyền để Tòa án xét xử khiếu nại hành chính là đúng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người khiếu nại thường chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Tòa án, vì ra Tòa án phải chịu án phí, các thủ tục chặt chẽ và qua các cấp của Tòa án xét xử nếu có kháng cáo, kháng nghị. Do đó, hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp Trung ương. Vậy nên cần có cơ chế đảm bảo giải quyết được khách quan, người giải quyết độc lập với người ra quyết định hành chính, tránh được tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nó càng mở rộng dân chủ hơn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật, người khiếu nại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực thi quyền khiếu nại,
61
đồng thời buộc cơ quan hành chính và cá nhân có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của chính mình mà phải nâng cao chất lượng khi ban hành các quyết định hành chính.
Ba là: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tốcáo, theo đó Luật Tố cáo cần sửa đổi, bổsung các quy định cụ thể: Thẩm quyền, trình tự giải quyết tố cáo trong nội bộ các tổ chức, đơn vị ngoài khu vực nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; về tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp; về bảo vệ người tốcáo, người cung cấp thông tin về vụ việc vi phạm pháp luật; về chế tài xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật; về khen thưởng đối với người tốcáo…
3.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về đất đai
Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải đi đôi với hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai được đầy đủ, hệ thống và đồng bộ; rà soát những quy định chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh, để kịp thời sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ các vướng mắc, chú ý các quy định và ngôn ngữ của luật, văn bản dưới luật phải được thể hiện hoặc giải thích đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, nhất là đối với các vấn đề có liên quan đến tranh chấp, khiếu nại; hướng dẫn để thống nhất nội dung giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; và có tư vấn về pháp luật nhằm tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với pháp luật đất đai hiểu biết, đồng thuận giữa người ra quyết định, người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Sửa đổi quy định về phạm vi khiếu nại trong Luật Đất đai để đảm bảo tính thống nhất, tạo cơ sở cho việc áp dụng có hiệu quả pháp luật về giải