2.1.2.1. Trách nhiệm của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo Thứ nhất, đối với người khiếu nại phải có nghĩa vụ: Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết. Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lựcpháp luật.
Thứ hai, đối với người tố cáo phải có nghĩa vụ:Giải trình bằng văn bản
về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
2.1.2.2. Trách nhiệm chung của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thứ nhất: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người khiếu nại, người tố cáo, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý của mình.
37
Thứ hai: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm bố trí trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ ba: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận,
giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc cố ý giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệmphối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.1.2.3. Trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Thứ nhất: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu các cơ quan khác của Nhà nước; Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm việc với Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND
cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, địa phương mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác
38
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của mình. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ ba: UBND địa phương định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân và
thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về tình hình khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính và công tác giải quyết khiếu nại, xét xử vụ án hành chính trong phạm vi địa phương mình.
2.1.2.4. Trách nhiệm giám sát của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận; trách nhiệm của Ban
Thanh tra nhân dân
Giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cùng các thiết chế chính trị, chính trị xã hội khác ngoài hệ thống cơ quan nhà nước theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động ban hành và thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai bằng những phương thức nhất định.
Hoạt động giám sát có thể thực hiện dưới hai hình thức là giám sát mang tính quyền lực nhà nước và giám sát không mang tính quyền lực nhà nước. Giám sát mang tính quyền lực nhà nước là giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, theo những nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước do Hiến pháp và pháp luật quy định. Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước là giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, giám sát của các thiết chế chính trị, chính trị xã hội khác và giám sát của quần chúng nhân dân.
Theo quy định, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
39
hoạt động của Nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, hướng dẫn, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban Thanh tra nhân dân. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Hoạt động giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò như là phương thức đảm bảo pháp chế đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt hoạt động giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết hợp chặt chẽ giữa giám sát mang tính quyền lực và giám sát không mang tính quyền lực nhà nước sẽ đảm bảo được các yếu tố pháp chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nói riêng; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật; cải cách hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai; bảo đảm được quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và của người sử dụng đất; góp phần xây dụng
40
một nhà nước dân chủ, thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.