Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp nói chung, Uỷ ban nhân dân phường nói riêng được đặt ra từ rất sớm, đặc biệt được quan tâm ngay khi Đảng ta lãnh đạo công cuộc đổi mới kể từ năm 1986. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta xác định nhiệm vụ “thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu quả; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao với đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội” [5, tr.118-119]. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng, không những trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền các cấp mà tiến tới tạo nền tảng để thực hiện tốt công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, phát huy vai trò chủ thể quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền, góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII tiếp tục định hướng xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đối với chính quyền ở các cấp địa phương cần “xác định lại chức năng, nhiệm vụ của cả ba cấp chính quyền để sắp xếp lại tổ chức, đề cao quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương... xây dựng
chính quyền xã, phường vững mạnh” [6, tr.92].
Tiếp tục công cuộc đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã đề ra phương hướng chủ yếu trong việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội
21
nhấn mạnh đến việc từng bước thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở: “Kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, có quy định cụ thể về chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn, chính sách đãi ngộ; kiện toàn tổ chức, hoạt động của UBND cấp xã theo hướng tinh gọn, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND” [7, tr.141]. Nghiên cứu, tìm hiểu sự khác nhau giữa tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở đô thị và ở nông thôn để từng bước điều chỉnh, bổ sung tổ chức và hoạt động của chính quyền nói chung, UBND nói riêng đối với từng địa bàn quản lý.
Phát triển lên một bước cao hơn, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta xác định nhiệm vụ của Chính phủ trong việc xây dựng, ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010, trong đó có các nội dung về chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền các cấp, bao gồm chính quyền cấp xã. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “phân công, phân cấp nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý HĐND, kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn” [9, tr.113].
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Trong đó xác định 3 nhiệm vụ: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở; Đổi mới hoạt động của HĐND; Nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính.
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (ngày 01/8/2007) đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, thúc đẩy các thành quả, kết quả cải cách hành chính nhà nước trên tất các yếu tố cấu thành,
22
hướng đến nền hành chính hiện đại từ trung ương đến cấp xã. Để đạt được các
mục tiêu đó, việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, bao gồm cấp xã là một nhiệm vụ cần thiết, quan trọng. Đây cũng là Nghị quyết làm tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường.
Như vậy, hoạt động của chính quyền các cấp bao giờ cũng là một trong những nội dung được Đảng ta quan tâm, đề cập đến trong nhiều văn kiện. Đối với chính quyền cấp xã, không có các văn kiện độc lập, cụ thể, riêng rẽ đề cập đến nhưng được lồng ghép, bao hàm trong những nội dung rộng lớn hơn.