Yếu tố về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về hoạt động của ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn thành phố tam điệp tỉnh ninh bìn (Trang 30 - 34)

Yếu tố ảnh hưởng hoạt động của UBND phường phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội, phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều chỉnh. Đây là tiêu chí quan trọng về mặt định tính để đánh giá mức độ hoàn thiện của hoạt động của UBND phường. Chỉ khi đạt được tiêu chí phù hợp, hoạt động của UBND phường mới có tính khả thi, mới đảm bảo cho UBND phường hoạt động có hiệu quả. Xét về bản chất giai cấp, nhà nước luôn luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị tức nó mang tính chủ quan nhưng bên cạnh đó nhà nước còn có thuộc tính quan trọng đó là tính khách quan. Nhà nước không sáng tạo ra các quan hệ xã hội, mà căn cứ vào nhu cầu khách quan của xã hội, nhà nước ghi nhận các quan hệ xã hội, tác động vào nó tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển. Vì vậy, nhà nước nếu chỉ đơn thuần thể hiện ý chí chủ quan của giai cấp thống trị, không phù hợp với các qui luật khách quan của đời sống xã hội, không phù hợp với bản chất, đặc điểm của hiện tượng, sự vật, với điều kiện thực tiễn thì sẽ không phát huy được tác dụng điều chỉnh, khó có tính khả thi, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của các quan hệ xã hội do đó không đạt được mục tiêu điều chỉnh.

24

Từ những phân tích trên, có thể thấy hoạt động của UBND phường cần phải xây dựng được mô hình vừa phù hợp với lợi ích của nhân dân, vừa phù hợp với điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, phong tục tập quán, truyền thống ở nước ta. Muốn vậy, khi xây dựng hoạt động của UBND phường cần phân tích rõ những đặc điểm về vị trí, vai trò của UBND phường, phân tích các điều kiện về kinh tế văn hóa xã hội, phong tục tập quán truyền

thống ở nước ta ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền phường. Với vị trí là cấp chính quyền gần dân nhất, UBND phường ở nước ta được hình thành trên cơ sở những địa điểm quần cư (tổ, khu, phố). Ở các đơn vị này dân cư liên kết trong một khối liên hoàn thống nhất. Mọi vấn đề ở phường cần phải được giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích nhà nước, dân cư. Do đó, chính quyền không chỉ là cơ quan cai trị mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư. Vì vậy, UBND phường ở nước ta cần phải được giao cho quyền tự quản đối với những vấn đề có tính đặc thù riêng ở mỗi địa phương liên quan đến lợi ích chung của nhân dân địa phương thì mới phát huy được vai trò tích cực của chính quyền trong việc chăm lo đến đời sống, lợi ích của

nhân dân địa phương. Cũng từ đặc điểm của UBND phường, cần phải thiết kế mô hình hoạt động của chính quyền ở phường khác với xã, thị trấn cho phù hợp với đặc điểm của đô thị và nông thôn. Bên cạnh đặc điểm, vị trí vai trò của chính quyền phường, khi hoàn thiện pháp luật về hoạt động của UBND phường phải nghiên cứu truyền thống, phong tục, tập quán, đặc điểm của cộng đồng dân cư ở cơ sở, nhất là đối với hoạt động của UBND phường cho phù hợp. Các yếu tố này có tác động tương hỗ đối với pháp luật. Cụ thể như

quan hệ giữa pháp luật nhà nước và phong tục tập quán: pháp luật với nội dung tiến bộ sẽ ảnh hưởng tích cực đến phong tục tập quán, tạo điều kiện cho phong tục tập quán tốt đẹp phát triển, đồng thời hạn chế các phong tục, tập quán lạc hậu. Ngược lại, phong tục tập quán lại có thể ảnh hưởng đến pháp

25

luật theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy, khi hoàn thiện về hoạt động của UBND phường cần phải xem xét các yếu tố này mới đảm bảo cho pháp luật của nhà nước mang tính khả thi cao. Mặt khác, các yếu tố này đòi hỏi phải đánh giá thực trạng về hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường, phát hiện ra những điểm chưa phù hợp để khắc phục. Bên cạnh đó cần kế thừa những ưu điểm trong lịch sử hình thành và phát triển của UBND phường ở nước ta đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài về điều chỉnh đối với hoạt động của UBND phường phù hợp với tình hình Việt Nam.

26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong tổ chức bộ máy nhà nước, Uỷ ban nhân dân phường là cấp chính quyền gần dân nhất, nơi tổ chức triển khai nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, , chính sách pháp luật của Nhà nước tới dân cư. Đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm thực tiễn các chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong đời sống xã hội.

Uỷ ban nhân dân phường một mặt có nhiệm vụ, thẩm quyền là chấp hành đúng các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cơ quan Nhà nước cấp trên, mặt khác có trách nhiệm tổ chức triển khai và vận động nhân dân thực hiện. Do vậy, Uỷ ban nhân dân phường phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng, đất đai, quản lý trật tự xã hội…v…v… Với vị trí, vai trò như vậy, Uỷ ban nhân dân phường thực sự có vị trí trọng yếu trong bộ máy nhà nước. Một bộ máy nhà nước hoạt động có

hiệu quả hay không trước hết phải dựa vào hoạt động của chính quyền cơ sở có hiệu quả, có vững mạnh và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương hay không, có đáp ứng được lợi ích của nhà nước, nguyện vọng của quần

chúng nhân dân hay không?

Bằng việc chỉ ra rõ vai trò của Uỷ ban nhân dân phường vai trò, đặc điểm cũng như các nội dung trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường sẽ là cơ sở lý luận để từ đó đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động của Uỷ

ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hiện

27 Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀHOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN

NHÂN DÂN PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP,

TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về hoạt động của ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn thành phố tam điệp tỉnh ninh bìn (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)