Trong lời nói đầu cuốn Tản Đà – về tác gia và tác phẩm (nhà xuất bản Giáo dục) có đoạn: “Tản Đà là một nhà thơ lớn nối hai thế kỷ - thế kỷ XIX và thế kỷ XX –người mởđầu trào lưu lãng mạn cũng như trào lưu hiện thực trong
thơ và văn Việt Nam trước năm 1930. Ông được coi là nhà thơ có công gây
dựng nghề sáng tác văn chương, và là một bản ngã thuần Việt, thuần dân tộc, gây nên một chấn động văn chương suốt ba mươi năm đầu thế kỷ XX.” [7;
tr.10]. Vậy thì con người có công lớn với nền văn học nước nhà ấy có thân thế
và cuộc đời như thế nào?
Dựa theo niên biểu do Nguyễn Khắc Xương, người con trai trưởng của Tản Đà biên soạn thì Tản Đà sinh năm 1889 tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Tản Đà đã sống những năm tháng êm đềm ở quê hương với khung cảnh thiên nhiên nên thơ: “Ba Vì ở trước mặt // Hắc Giang bên cạnh nhà”,điều này ắt hẳn đã nuôi dưỡng hồn thơ của cậu ấm Hiếu. Cha Tản Đà là
cử nhân Nguyễn Danh Kế, một ông quan liêm khiết. Theo Ngô Quân Miện thì
“Khê Thượng thường được cả vùng gọi là làng Khê văn vật vì có nhiều người
đi học và đỗ đạt hơn các làng khác. Người làng gọi là họ nhà quan, dòng họ
Nguyễn của Tản Đà mà ông tổ là Nguyễn Huy Túc đỗ Hương Cống vào thời Chiêu Thống, làm tới Binh bộ thị lang” [7; tr. 701]. Mẹ ông là bà Nhữ Thị
Nghiêm, một đào hát tài sắc ở Hàng Thao - Nam Định, vợ ba ông Kế, Tản Đà
là con trai út trong bốn người con của bà Nghiêm. Lúc mới lọt lòng, Tản Đà được cha mẹđặt tên mụ là Cứu. (tên mụcòn được gọi là tên tục, được đặt cho
đứa trẻ mới chào đời khi chưa có tên khai sinh). Cuộc đời Tản Đà nhìn chung khá long đong và vất vả.
Người nghệ sỹ tiểu thuyết hóa cuộc đời mình, hay chính cuộc đời họđã
là một quyển tiếu thuyết? Với Tản Đà thì là trường hợp thứ hai, bởi vì chỉ cần dữ liệu từ một đoạn nhỏ trong cuộc đời Tản Đà, Thiếu Sơn đã có thể viết nên truyện ngắn Chu Kiều Oanh; và còn “biết bao nhiêu cử chỉ hành động khác
của Tản Đà đã trở nên những giai thoại. Vì vậy ta không lấy làm lạ khi thấy Tản Đà có thể tự xếp cuốn tự truyện Giấc mộng lớn vào loại tiểu thuyết.” [22;
tr. 238]. Cuộc đời “ba chìm bảy nổi”, tuổi thơ của ông sớm gặp nhiều bất hạnh.
Năm lên 3 thì cha mất, kinh tế sa sút, bốn anh chị em Tản Đà vẫn ởKhê Thượng với mẹ đẻ và hai vợ lớn của cha. Năm 4 tuổi, mẹ Tản Đà vì mâu thuẫn với gia
đình chồng nên quay về nghề hát xướng, bỏ lại các con cho nhà chồng nuôi,
điều này đã gây ra một niềm tổn thương lớn cho Tản Đà. Năm lên 5, người anh cùng cha khác mẹ mà ấm Hiếu xem như là một người cha, một người thầy là Nguyễn Tái Tích (ông Tích hơn ấm Hiếu những 35 tuổi) đón ông vềNam Định,
cho đi học vỡlòng và đặt tên là Nguyễn Khắc Hiếu. Do ông Kế làm án sát nên Tản Đà được gọi là ấm Hiếu. Tóm lại, có thếnói: “Tản Đà xuất thân từ một gia
đình quan lại phong kiến đã đến lúc suy tàn” [18; tr. 85] và sớm phải trải qua những biến cố trong cuộc đời, đầu tiên là từ gia đình.
Năm 1903, ấm Hiếu 15 tuổi thì theo anh Tích (hiện làm giáo thụ Quảng Oai) về phủ Quảng học, Hiếu nổi tiếng là một “thần đồng” ở tỉnh Sơn Tây. Năm ấm Hiếu 19 tuổi thì theo học trường Quy thức, học Hán văn lẫn quốc ngữ và các môn mới. Lúc này, ấm Hiếu bắt đầu biết yêu và yêu say đắm cô con gái nhà
tư sản Đỗ Thận ở phố Hàng Bồ, một mối tình đầu sâu sắc. Ông ấp ủ giấc mộng
cưới cô làm vợ nhưng ông Đỗ Thận yêu cầu Hiếu phải có chút công danh, tức phải thi đỗ thì mới gả con gái cho. Năm 20 tuổi, Tản Đà về phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên theo Nguyễn Tái Tích. Tại đây, cô út Vinh của tri huyện và cậu
ấm có tình cảm với nhau, mối tình với cô gái nhỏnày được Tản Đà ghi lại trong
Tản Đà văn tập và Khối tình, cũng là một tình yêu khắc cốt ghi tâm. Nếu không có sựxâm lược của thực dân Pháp thì có lẽ cậu ấm Hiếu đã thăng tiến trên quan lộ. Một năm sau, Tản Đà thi trượt khoa thi hương ở Nam Định:
Sang năm hăm mốt học đi thi,
Kỳ luận hỏng vì vua Hạ Võ, Hỏng thi càng học đểđi thi.
(Ngày xuân nhớ xuân)
Năm 1912, Tản Đà tiếp tục thi trượt, vội về Hà Nội thì người yêu đầu đã đi lấy chồng. Vừa thất tình, vừa thất chí, ấm Hiếu trởnên điên loạn đến nỗi phải
“tịch cốc” trong nửa năm, phải nói rằng sự việc này đã gây ra một nỗi tổn
thương rất lớn cho ấm Hiếu. Đó là một việc làm thay đổi cả cuộc đời Tản Đà,
khiến cậu Ấm vô cùng chán nản, “không màng thi cử, mang một gánh tình bước
lên con đường văn chương và báo chí. [25; tr. 4]. Tản Đà dường như chưa bao
giờquên được mối tình đầu dang dở, và cái tâm sự thiếu người tri kỷtrong thơ văn ông có lẽcũng xuất phát từ sự đời thật này:
Đỗcũng không mà cưới cũng không
Còn đeo áo đoạn để ai trông. (Dạm bán áo đoạn)
Có một giai thoại kể về ấm Hiếu rằng khi còn trẻ, cậu ấm có một chiếc áo đoạn mới rất đắt tiền và cất trong tủ để chờ mặc trong những ngày quan trọng của cuộc đời mình như ngày cưới hay lúc đăng khoa, ấy mà nay phải dạm bán vì cả hai điều ấy đều không thực hiện được. Phải đến gần ba năm sau đó, năm 26 tuổi, Tản Đà mới nguôi ngoai mà lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con gái tri huyện làng Hội Xá, tỉnh Hà Đông. Bà Tản Đà là một người phụ nữ “da
trắng tóc dài, quấn khăn đuôi gà, hằng ngày đi ra bờ sông giặt giũ, ít tiếp xúc với ai” [7; tr. 704]. Cũng trong năm này Tản Đà có bài in trong “Đông Dương
tạp chí”. Một năm sau (năm 1916) Nguyễn Tái Tích ốm nặng nên qua đời, ấm Hiếu vô cùng đau xót và từ lúc này cậu ấm bắt đầu lấy tư hiệu là Tản Đà:
Trần thế xưa nay được mấy người? Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc Thanh cao phô trắng một cành mai (Tự vịnh)
Trải qua bao thăng trầm của cuộc đời và trong sự nghiệp, năm Kỷ Mão, Tản Đà 51 tuổi, ông dọn về đường Cầu Mới, Ngã Tư Sở, Hà Nội và qua đời
ngày 7 tháng 6 năm 1939 trong cảnh thiếu thốn. Trước khi mất, ông đã kịp để
lại cho đời cả một sự nghiệp văn chương quý giá, sự nghiệp ấy đã có lần ông kể cho Trời nghe:
Bẩm con không dám man cửa Trời Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vịđời Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười Nhờ Trời văn con còn bán được Chửa biết con in ra mấy mươi?
(Hầu Trời)