Ngôn ngữ trong văn xuôi viết về mộng của Tản Đà

Một phần của tài liệu Khóa luận mộng trong thơ tản đà (Trang 133 - 136)

Ngôn ngữ trong văn xuôi Tản Đà nhìn chung cũng mang tính chất mộc mạc, giản dị và trong sáng. So với ngôn ngữ văn xuôi bấy giờ nói chung và với

thơ của ông nói riêng thì cũng không có gì đặc sắc. Đó là thứ ngôn ngữ của văn

xuôi trong buổi đầu hình thành. Cho nên, ở mục này, chúng tôi chỉ đề cập đến

câu văn xuôi của ông, bởi xét thấy có phần nào ý nghĩa trong việc thể hiện những giấc mộng.

Văn xuôi Tản Đà là một lối văn giàu nhạc điệu và đậm chất thơ, đặc biệt là ở những tác phẩm mà Tản Đà cho là “chép mộng” như Gic mng con, Gic mng con II, Gic mng ln.Nhạc tính của câu văn được tạo nên nhờ những

lời văn, phổ biến nhất là phép điệp từ kết hợp điệp cấu trúc: “Xuân đi hạ tới, thu lại đông qua, mỗi đêm chỗgóc vườn công viên, dù mưa phùn, dù gió lạnh,

thường cùng nhau họp chuyện trong nửa giờ. Hết câu chuyện tình ý đến câu chuyện văn chương; hết câu chuyện văn chương, ra câu chuyện lý tưởng; hết câu chuyện lý tưởng, đến câu chuyện điển cố; hết câu chuyện điển cố, ra thế

thái nhân tình; hết thế thái nhân tình, đến tha hương cố quốc”; “Không không mà sắc sắc, sắc sắc hay không không” (Gic mng con). “Rượu, ai muốn uống, tha hồ uống; hoa, ai muốn lấy, tha hồ lấy; quả, ai muốn ăn, tha hồăn; sách, ai

muốn coi, tha hồ coi.” (Gic mng con II). Phép điệp có khi được sử dụng như

một phương thức liên kết khi Tản Đà lặp nguyên văn ở cuối mỗi đoạn để thể

hiện những xúc cảm mãnh liệt. Trong Bài chép mng, ông điệp lại cả câu: “Thú thật là thú! Hay thật là hay” những mười lần, ở cuối mỗi đọan văn. Cũng như thơ, Tản Đà sử dụng phép điệp nhiều lần trong văn xuôi với mục đích nhấn mạnh từ, cấu trúc nhằm đạt giá trị biểu cảm và mang đến sự du dương, mềm

mượt cho câu văn.

Bên cạnh đó, Tản Đà còn sử dụng các cặp tiểu đối nối tiếp nhau như: “lom khom đá mọc, hớn hở huê cười”, “tiền nong tính toán, lễ ý đi lại”, “tình

tương thân, lệtương trọng” (Gic mng con); “non xanh nước biếc, cỏ lục hoa hồng” (Gic mng con II), “gió hót giăng treo, rừng reo suối chảy” (Gic mng ln) làm cho câu văn có nhịp như thơ, “đối là một phương thức tổ chức lời văn bằng cách điệp cú pháp nhằm tạo ra hai vế, mỗi vế là một câu tương đối hoàn chỉnh, được viết thành hai dòng cân xứng, sóng đôi với nhau.” [8; tr.

123]. Muốn trở thành một cặp tiểu đối thì phải có sựsóng đôi giữa hai về về ý và lời. Lối viết văn với nhiều vế đối nhau gần với kiểu văn biền ngẫu thường thấy trong văn Trung Quốc và văn học trung đại Việt Nam. Việc sử dụng nhiều tiểu đối khiến câu văn Tản Đà du dương, có vần có điệu.

Trong văn xuôi Tản Đà rõ ràng có sự xâm nhập của thơ, đặc điểm này thể hiệ rõ nhất ở tập Gic mng con, tác phẩm văn xuôi đầu tay của Tản Đà,

với những câu thơ xen lẫn vào văn như khi đến Para, Nguyễn Khắc Hiếu phải

khuân vác để kiếm miếng ăn, lúc vất vả mà than rằng: “Lầm than lại có thứ

này! Hỡi người tri kỷ bấy chầy biết chăng?”, hay trong năm canh ngồi đối diện với giai nhân (một người bạn thân của Chu Kiều Oanh) trong chuyến tàu đi

sang Newyork, Hiếu trộm nghĩ: “Tấm riêng kết cỏ ngậm vành! Trông hoa mà lại nặng tình với hoa.”. Câu văn xuôi Tản Đà nhịp nhàng, uyển chuyển và đầy chất thơ lãng mạn cũng chính vì lẽ ấy, sau này, khi văn xuôi quốc ngữ đã tiến những bước dài thì kiểu câu văn xen câu thơ như vậy, gần như vắng bóng. Do

đó, đây cũng chính là một nét đặc sắc trong ngôn ngữcâu văn xuôi của Tản Đà.

Văn Tản Đà nhìn chung vẫn chưa thể thoát khỏi lề lối Hán văn, một phần vì chữ Quốc ngữ buổi đầu vẫn chưa hoàn chỉnh và phong phú, hơn nữa nền Hán học bám sâu vào văn học nước ta đã ngàn năm khó mà bỏ một sớm một chiều. Tuy nhiên, lối viết văn xuôi của Tản Đà cũng có tác dụng lớn trong việc thể hiện mộng của ông, bởi vì nó cho thấy một tâm hồn dạt dào cảm xúc với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Vậy nên câu văn xuôi mà lại có âm điệu, vần điệu như thơ.

Như vậy, xét về ngôn ngữ, thơ Tản Đà giàu có và dân tộc nhờ việc ông vận dụng nhiều biện pháp tu từ một cách điêu luyện, đại từ phiếm chỉ thường xuất hiện trong ca dao để làm nên những vần thơ trong trẻo, có duyên và bay bổng theo những giấc mộng. Văn Tản Đà là văn giàu nhạc điệu với những biện pháp nghệ thuật như phép điệp, tiểu đối v.v…Trong buổi văn xuôi quốc ngữ

mới hình thành, thì việc câu văn chịu ảnh hưởng của Hán văn là điều dễ hiểu và khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Khóa luận mộng trong thơ tản đà (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)