Năm 1907, Nguyễn Khắc Hiếu theo học tại trường Quy thức, tỉnh Sơn Tây, lúc này đã xảy đến một mối tình đầu vô cũng sâu đậm với cô gái họĐỗ, cậu ấm Hiếu đã kể lại trong Giấc mộng lớn như sau: “Ở Hàng Bồ, sốnhà hơn hai mươi về dãy bên lẻ, có một người con gái ngồi bán tạp hóa, không biết có phải là tuyệt sắc hay không mà tự con mắt mình khi bấy giờ thời như ngoài người ấy không có ai là con gái.” Đó là mối tình đầu sâu đậm của Tản Đà.
Nhưng ngoài cô gái Hàng Bồ mà người ta thường nhắc tới ra, theo Nguyễn Khắc Xương, còn có ít nhất ba mối tình thực nữa mà Tản Đà đã ghi lại
trong thơ. Đó là mối tình với cô con gái út ông tri phủVĩnh Tường (Vĩnh Phú
ngày nay), cô nữsinh mười ba tuổi ởNam Định; cả ba mối tình này diễn ra hầu
như trong cũng một thời gian. Tản Đà còn yêu cô đào Liên, người sắm vai Tây Thi trong vở kịch Cô Tô tàn phá do ông soạn giảkiêm đạo diễn. Trong đó, mối tình với cô gái họĐỗ là “tình tuyệt vọng”, một loại tình yêu rất phổ biến trong
văn học lãng mạn tư sản. Mối tình với người đẹp phủVĩnh là loại tình “yêu để
mà yêu” đặc biệt lãng mạn. Mối tình với cô nữ sinh ở Nam Định là “tình ngây
thơ” rất dân dã, họ yêu nhau qua những câu đối đáp theo lối hát giao duyên trong dân gian. Còn tình yêu với cô đào Liên là một dạng “tình nghệsĩ”. Có thể
nói, Tản Đà viết về những tình yêu của mình chẳng phải cho ai, mà là cho chính bản thân, để ghi nhớ lại những bóng hồng đã khắc vào tim mình những kỷ niệm khó quên.
Cô gái Hàng Bồđược viết trong Giấc mộng lớn, cô út Vinh trong Bài ký chép ao con trong nhà giáo phủ Vĩnh và cô gái 13 tuổi ở Nam Định ta thấy trong Kỷ niệm hái hoa đào. Cả ba mối tình đều khắc cốt ghi tâm đối với cậu
ấm Hiếu và đều không có kết quả. Về cô út Vinh, năm 1908 ông Tích về làm giáo thụ ở phủ Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Yên, lúc này Tản Đà có mối tình với cô út tri phủVĩnh Tường. Thế nên trong Tản Đà văn tập, tập nhất có đoạn viết: “Thế thời ra mỗi bên người một phương, ai đem đến chốn này mà chúm dụm lại láng giềng nhau xó ao đó. Làm cho ao: độ mưa độ nắng, khi đầy khi
vơi, dù thế nào mặc lòng mà dưới ao vẫn thường đối bóng người, trên ao vẫn
thường vấp tiếng vang”. Còn về cô gái mười ba tuổi ở tỉnh Nam Định, Tản Đà có bài thơ:
Nhớai đất khách quê người, Nhớ ai góc bể bên trời bơ vơ
Sông sâu nước đục bao giờ cho trong?
(Nhớ ai)
Xuân Diệu chú: “Tả một mối tình khác của Tản Đà ở thành phố Nam
Định, nhớngười yêu ở xa cách mà cũng gặp cảnh ngộ không mấy tốt đẹp” [3; tr. 71]. Cô gái này đã từng xuất hiện trong “Kỷ niệm hái hoa đào”(trích từKhối tình, bản phụ). Chính Tản Đà kể lại rằng, ông theo anh Tái Tích đến ở Vĩnh Tường từ năm 20 đến 24 tuổi, nhưng mùa đông năm ông 24 tuổi thì về tỉnh
Nam Định. Trong khoảng thời gian này có mối quan hệ tình cảm khá sâu sắc với cô em mới mười ba tuổi, là em của người quen Nguyễn Tái Tích. Cái “Kỷ
niệm hái hoa đào” mà Văn Tâm gọi đó là “thưở hoa niên” là một khoảng trời
yêu đương thưở thiếu thời sâu đậm của Nguyễn Khắc Hiếu: “Tết Nguyên đán
năm Duy Tân thứ bảy, tôi ăn tết chơi ở tỉnh khác, giữ nhà cho một người bà con làm việc ở tỉnh ấy sắp về ăn tết nhà. Trưa hôm ba mươi tết, nhà lan thanh vắng, xẩy một người bạn cũng ngụ cư ở láng giềng đấy đến chơi, 13 tuổi, tóc dở lòa xòa buông quá vai. Nhân tắm gội xong, thay quần áo sạch, cùng ra vườn
sau hái hoa đào. Một người trèo lên cây hái hoa, đưa một người đứng dưới cầm. Người nọlên, người kia lại xuống. Khách địa tha hương, giai nhân tài tử,
đầu xanh mây biếc, người trắng huê hồng, giời Nam ai vẽ bức Thiên Thai mà mỗi bên bớt đi một? Lúc người bạn tôi lên cây hái hoa mà tôi đứng dưới gốc
để giữ hoa, nhìn theo ra đầu cành, thời năm ngón tay trắng muốt vin sát cành
hoa đào, vừa đẹp, vừa kháu, vừa xinh, vừa hay”. “Tiếc cho đời người sáu bảy
mươi năm, mỗi năm ba mươi sáu mươi ngày, mà chỉ một năm ấy, một ngày ấy,
được thú chơi như thếấy! Có khi nhớ cảnh giang hồ, vườn hồng thăm hỏi, thời
hoa đào năm nọcòn cười, cành xuân đã bẻ cho người đâu xa.”
Mối tình của cô gái nhỏ tuổi cũng sớm kết thúc, Tản Đà quay trở lại phố
Hàng Bồthì người yêu đầu tiên cũng đi lấy chồng. Trong Giấc mộng lớn, Tản
chồng vợ, ngặt nỗi “nhà ta nghèo như thế, lấy đâu được song mã mà cưới!”
(lời của Nguyễn Tái Tích). Khắc Hiếu khi ấy buồn mà cảm ra hai câu thơ:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần giới em nay chán nữa rồi!
“Hai câu thơ in ở đầu Khối tình con thứ nhất là mãi đến sau khi sau mới làm ra, mà cái cảm tưởng thực phát từđấy”. Tản Đà điên loạn và chán đời đến mức
“tịch cốc” trong sáutháng, “từđấy về sau khác hẳn từđấy vềtrước. Bụng không biết no, không biết đói, người không biết vui, không biết buồn, chỉ cứ mỗi ngày một bữa rượu” (Giấc mộng lớn).
Về mối tình với cô gái phủVĩnh, Tản Đà có làm thành bài thơ Thương
ai để than tiếc cho một người con gái tài sắc: “đàn hay chữ tốt, thường cưỡi ngựa bắn cung, mặc yếm nhiễu đào, cài bông hoa trắng” (Tản Đà văn tập) lại phải làm lẽ một viên quan vô cùng xấu xí. Phẫn uất, cô sinh cho chồng một
người con rồi bỏ về nhà cha mẹđẻở vậy đến trọn đời. Vậy là kết thúc một kiếp hồng nhan:
Thương ai điêu đứng phong trần
Thương ai án tuyết song hoành luống công! Công lênh vụng bước tao phùng
Trời xanh đã chán, má hồng khôn yên.
Thương ai tủi liễn oan đào Thương ai đi đứng ra vào hổngươi
Trăm năm thẹn nói dơ cười
(Thương ai)
Những tình yêu đầu đời đều tan vỡ, Tản Đà mới đôi mươi đã chìm đắm trong những cơn tương tư triền miên:
Sương mù mặt đất, người theo mộng Nhạn lảng chân trời kẻ đợi thư
Nghìn dặm dám quên tình lúc ấy
Trăm năm còn nhớ chuyện ngày xưa.
(Ngày xuân tương tư)
Thơ đề ba bức mực chưa phai
Nay lại tương tư, lại nhớ ai? Cái giống đa tình ta có một
Mà người tri kỷđấy không hai.
Đêm xuân những não tơ tằm rối Ngày hạthêm thương tiếng cuốc dài.
(Lại tương tư)
Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau Nhớ nhau dằng dặc suốt đêm thâu.
Bốn phương mây nước, người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu.