Áp dụng kỹ thuật bel canto trong hát tiếng Việt

Một phần của tài liệu Luận án giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 39 - 42)

8. Bố cục của luận án

1.3.2. Áp dụng kỹ thuật bel canto trong hát tiếng Việt

Ca hát là nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ với âm nhạc. Tiếng Việt với những đặc điểm riêng cũng cần có nghệ thuật, kỹ thuật ca hát riêng phù hợp. Hầu hết các nghiên cứu của những nhà sư phạm thanh nhạc Việt Nam như: Mai Khanh, Hồ Mộ La, Lô Thanh, Nguyễn Trung Kiên, Trần Ngọc Lan... đều có quan tâm đến các vấn đề: hát tiếng Việt, phát âm nhả chữ, cách phát âm tiếng Việt chuẩn (giọng Hà Nội) đối với nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, cấu tạo âm tiết trong tiếng Việt là một tổ hợp gồm ba thành phần âm thanh đó là: khởi từ (âm đầu) - mở từ (âm chính hoặc âm giữa hoặc đỉnh âm) - kết từ (âm cuối). Cùng với hình thức cấu âm nêu trên, thanh điệu tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng của các dấu thanh [31, tr. 9-12]. Cùng đưa ra hai yếu tố nêu trên trong phát âm tiếng Việt, tác giả Trần Ngọc Lan đã làm rõ hai vấn đề lớn trong nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp khi áp dụng nghệ thuật hát mới trong thể hiện các tác phẩm Việt Nam [34, tr. 57 - 59] đó là:

* Cấu tạo của âm tiết tiếng Việt có những khó khăn, hạn chế, những điểm không thuận lợi khi áp dụng nghệ thuật hát mới (bel canto) là do âm chính - đỉnh âm có nhiều từ tạo nên âm ngắn (vần ghép - nguyên âm phức: uy, uyê,

uô, oai… hoặc nguyên âm ngắn ă, â, ơ,…); có nhiều "từ đóng" (âm cuối từ là các phụ âm, chiếm quá nửa trong các từ tiếng Việt), làm độ mở của miệng giảm bớt, làm cho âm phát ra phải dứt sớm (chết chữ).

... Người hát muốn hát tốt tiếng Việt, ngoài các yếu tố cần có như giọng

hát tốt, kỹ thuật thanh nhạc tốt, kiến thức âm nhạc, cảm nhận âm nhạc, kỹ năng thể hiện, biểu diễn,... còn cần phải tìm hiểu đặc điểm, cấu trúc, nắm vững

những kiến thức cơ bản chuyển động đóng, mở âm của tiếng Việt...[34, tr.5, 6].

* Thanh điệu chịu ảnh hưởng của các dấu thanh. Dấu thanh là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết, đồng thời có vai trò thay đổi ngữ nghĩa của từ. Trong trường hợp giai điệu không đồng nhất với chuyển động của dấu thanh sẽ gây khó khăn trong thể hiện, chưa kể, những từ có nguyên âm phức cũng sẽ tác động đến thanh điệu của từ. Ngoài ra, tác giả Trần Ngọc Lan nêu thêm:

... Nắm vững những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật xử lý ngôn ngữ trong ca hát truyền thống, kết hợp với các kỹ thuật hát Bel canto ứng dụng vào những tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt, giúp cải thiện một số hạn chế của ngôn ngữ để có được âm thanh đạt yêu cầu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của tiếng Việt, không bị biến dạng sai nghĩa của từ, đảm bảo "tròn vành rõ chữ", giúp người hát hát tác phẩm, ca khúc tiếng Việt

tốt hơn, hay hơn [34, tr.5, 6].

Với lịch sử hơn 60 năm du nhập phong cách bel canto vào Việt Nam đến nay, các công trình nghiên cứu về nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam đều công nhận vấn đề “tròn vành, rõ chữ” để thể hiện tiếng Việt. Từ quan điểm hết sức rõ ràng khi thể hiện nhạc hát Việt Nam, tác giả Trương Ngọc Thắng nêu:

Bất kỳ một ngôn ngữ nào khi nói hoặc hát người nói hay người hát cũng cần đem đến cho người nghe những thông tin định nói cái gì? hát cái gì? Như vậy nếu nói không rõ, hoặc hát không rõ thì người nghe không thể hiểu được nội dung mà mình muốn truyền đạt, vì vậy yếu tố rõ lời trong nói hoặc trong

Trong sách Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc của tác giả Vĩnh Long nhấn mạnh: "... sự rõ lời là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật ca hát, cần phải nắm vững cấu âm tiếng Việt để bảo đảm sự rõ lời của giọng hát" [41, tr. 26].

Trong sách Phương Pháp sư phạm thanh nhạc, tác giả Nguyễn Trung Kiên nhấn mạnh:

... Phát âm và nhả chữ là hai yêu cầu thống nhất của nghệ thuật ca hát. Hai yêu cầu này gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên một tiếng hát hoàn chỉnh. Âm thanh đúng tạo điều kiện cho việc nhả chữ rõ ràng. Nhả chữ rõ ràng, đẹp, làm cho âm nhạc thêm phong phú về màu sắc và tình cảm... Tuy rằng khi hát chúng ta phải bảo đảm sự âm vang cần thiết của âm thanh,

nhưng rất cần phải chú yếu hát rõ lời...[25, tr. 117].

Quan điểm của tác giả Nguyễn Trung Kiên cũng là quan điểm chung, gần như là nguyên tắc sáng tạo của hầu hết các nghệ sĩ thanh nhạc trong thể hiện âm nhạc Việt Nam. Đối với nghệ thuật ca hát, muốn hát rõ trước hết phải nói rõ. Người hát phải tìm hiểu, nắm vững những đặc điểm của tiếng Việt để có thể thể hiện ngôn ngữ, diễn đạt ngôn ngữ một cách trọn vẹn, tròn, rõ, sáng, đẹp, mới bảo đảm sự rõ lời trong tiếng hát dân tộc, đảm bảo cho chất lượng của biểu diễn và nhận được sự cảm thông của người nghe. Thuật ngữ “tròn vành rõ chữ” từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn, yêu cầu, quan niệm đối với ca hát cổ truyền dân tộc. Các dân tộc trên thế giới có thể học tập kỹ thuật về các loại giọng của nhau nhưng vận dụng vào việc xử lý ngôn ngữ thì không thể hoàn toàn giống nhau được, bởi tiếng nói các dân tộc đều có những điểm khác biệt.

Theo tác giả Trương Ngọc Thắng:

... Các ca sĩ chuyên nghiệp khi trình bày các tác phẩm thanh nhạc nước ngoài thì phải áp dụng các phương pháp kỹ thuật Bel canto châu Âu, còn khi trình bày các tác phẩm Thanh nhạc Việt Nam thì vừa phải áp dụng các phương pháp kỹ thuật Bel canto châu Âu còn phải áp dụng hướng hát tròn

Những vấn đề cần giải quyết trong nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp khi áp dụng phương pháp hát mới (bel canto) vào tác phẩm Việt Nam được tác giả Trần Ngọc Lan nêu cũng là vấn đề nghiên cứu các tiết mục dành cho giọng nữ cao trong opera Việt Nam của luận án. Tuy nhiên, với mỗi tiết mục dành cho giọng nữ cao trong opera Việt Nam, theo yêu cầu riêng biệt của nội dung kịch, tính cách nhân vật, giai điệu âm nhạc, âm điệu dân tộc... mà chúng tôi có những gợi ý, những bài tập, cách xử lý riêng, phù hợp.

Sự kết hợp hài hòa giữa phát âm tiếng Việt với kỹ thuật bel canto trong hát opera Việt Nam là điều cần thiết. Hơn nữa, để thể hiện những đặc điểm âm nhạc Việt Nam đối với dòng nhạc kinh viện cũng như các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam, cần quan tâm khai thác đặc điểm âm nhạc, âm hưởng âm nhạc dân tộc... Từ đó tạo nên nét riêng khi thể hiện các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam nói chung và các tiết mục giọng nữ cao nói riêng. Việc tìm hiểu đặc trưng trong hát tiếng Việt với những kỹ thuật ca hát truyền thống Việt Nam, xử lý các kỹ thuật luyến láy, vang, rền, nền, nẩy... theo đặc trưng giai điệu từng vùng, miền để vận dụng và làm rõ âm điệu dân tộc trong các tiết mục thanh nhạc là một trong những mục tiêu của luận án.

Một phần của tài liệu Luận án giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)