8. Bố cục của luận án
3.1.5. Hát rung láy (trillo)
Điển hình của kỹ thuật này là những câu hát của nhân vật H’Lim, thể hiện tính chất núi rừng, đặc điểm của vùng đất, con người và âm nhạc Tây Nguyên. Kỹ thuật hát láy ở ô nhịp 2, 7, và nhấn rung ở ô nhịp 4, 5, trong số 4, màn 1, trong opera Bên bờ K'rông Pa (vd 3.10, pl VIII, tr.107); (btgy, mẫu c, 3.15, pl VIII, tr. 117).
Hoặc trong các số: 6, 11, 18, vở Nguyễn Trãi ở Đông quan; số 27, vở Cô Sao; số 14, vở Bên bờ K'rông Pa... các nét nhạc được ghi chú rõ những ký hiệu rung láy để người nghệ sĩ thể hiện đặc điểm, cá tính của nhân vật hoặc để thể hiện những cảm xúc trong tình huống kịch cụ thể.
Giai điệu Tây Nguyên - song ca Y San và H'Lim, số 4, màn 1, vở Bên bờ
K'rông Pa có hát đối đáp kết hợp với luyến láy nhanh có sử dụng các kỹ thuật
hát rung láy, kỹ thuật hát liền giọng và ngân dài ở cuối câu, láy ngắt, nhấn rung, sử dụng các âm đệm ê ế ề, ê hề... trong lối hát của dân tộc Tây Nguyên rất sinh động (vd 3.11, pl VIII, tr.107); (btgy 3.15, pl VIII, tr. 117).
Giai điệu của giọng nữ cao H'Lim với kỹ thuật hát láy ở ô nhịp 12, 17, 19, 34, và kỹ thuật nhấn rung rất đặc sắc ở ô nhịp 14, 15, thể hiện tính chất núi rừng, đặc điểm của vùng đất, con người và âm nhạc Tây Nguyên (pl X, tr. 203). Hai giọng hát đuổi nhau và hát đối đáp. Bè của Y San mang tính chất bi hùng, còn bè của H'Lim diễn đạt cảm xúc xao xuyến, nhẹ nhàng trong sáng, tính cách, tâm hồn cô gái Tây Nguyên đang yêu. Có những lưu ý về xử lý dấu giọng trong phần hát của H'Lim như: ô nhịp số 13, chữ tối âm đóng ở nốt g2 cần xử lý cho rõ. Các câu khó hát như: núi rừng Ba Na; lũ
giặc Mỹ kia, hát ở nốt a2 rất căng, cần thêm nốt láy nhẹ ở phía trước chữ lũ
và Mỹ cho rõ dấu ngã (~). Ở ô nhịp 29, thanh huyền và thanh ngang cùng một nốt rê rất khó nghe, buộc người hát lưu ý thêm khi nhả chữ, dấu giọng
cho đúng từ cha anh mà. Các âm êêê hê, hát láy nhanh và ngân dài ở cuối câu rất nhiều từ ô nhịp 27 - 32 (btgy 3.14, pl VIII, tr. 117).