Hát nói (recitative)

Một phần của tài liệu Luận án giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 99 - 101)

8. Bố cục của luận án

3.1.2. Hát nói (recitative)

Trong các vở opera Việt Nam, những tiết mục hát nói xuất hiện khá nhiều. Thể hiện kỹ thuật hát nói có phần sẽ thuận lợi hơn bởi âm điệu tiếng Việt có dấu giọng và nói gần với hát. Người nghệ sĩ có thể liên tưởng đến giọng nói để thể hiện giai điệu hát nói, có điều kiện sáng tạo rộng rãi hơn. Tuy nhiên, ở những tiết mục hát nói có câu dài, với tốc độ nhanh, sự chuyển động tiếp nối giữa các từ khó phát âm “tròn”, “rõ”, làm người nghe không rõ ràng, khó hiểu nội dung câu chuyện muốn truyền đạt, đòi hỏi cần đến những bài luyện tập hỗ trợ…

Ví dụ 3.3: trích số 22, màn 2, vở Cô Sao (xem pl VIII tr. 107)

Ở tiết mục này, thanh điệu (dấu giọng) trong lời hát có nhiều chỗ chuyển động lên xuống uyển chuyển, tương ứng với cao độ của giai điệu, diễn đạt được cảm xúc. Cần sự nhấn nhá rõ nét trong lời hát như ở ô nhịp thứ 3: e2 – e2 – e2 – g2 – e2 – d2 – b1 – e2 ứng với lời hát: quân bay gian ác, khác chi hùm beo

Ví dụ 3.4: trích số 30, hồi 2, cảnh 6, trong opera Lá đỏ.

Ở ô nhịp 5 của ví dụ trên: e2 – d2 – e2 – d2 – e2 – f2, tương đồng với các dấu thanh: ngang, huyền, ngang, huyền, ngang, sắc, ứng với câu hỏi: sao

người em lạnh như đá? có nhấn ở chữ cuối là chữ đá - phách mạnh. Diễn đạt

rõ cảm xúc lo sợ, tự hỏi, tự thắc mắc với chính mình - sao người em lạnh như đá vậy? Em đã chết rồi sao?

Điển hình trong một số tiết mục hát như: hát nói đếm (số 4, Cô Sao); hát nói lúc to lúc nhỏ, lúc xa lúc gần, hoà cùng tiếng chuông tiếng mõ diễn tả lời tụng kinh trong nhà chùa rất khó mà nghe rõ được nội dung… (số 1,8, Tình yêu của em); hay hát nói giữa tiếng bom đạn gầm rú trên chiến trường (số 15, Lá đỏ)…

Chúng tôi gợi ý những bài luyện nói, thực hành theo những kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý tiếng Việt bằng luyện nói, hát nói trong trò chơi dân gian, trong nghệ thuật rao hàng vặt... như nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Lan có chia sẻ:

Để phát âm chuẩn, trong dân gian có nhiều hình thức luyện nói, luyện phát âm được coi là mẫu mực, vẫn được lưu truyền trong đời sống hiện nay dưới các trò chơi giải trí… mỗi trò chơi đều mang một thông điệp riêng về ngôn ngữ mẹ đẻ, giúp cho người chơi: chữa tật nói ngọng, luyện các từ khó,

luyện nhịp điệu, luyện các cụm từ điệp… hình thức luyện nói, luyện “đóng, mở chữ” giúp người chơi:

+ Có ý thức về vị trí âm thanh của các nguyên âm (đỉnh của âm tiết - yếu tố tạo vang).

+ Có ý thức về các phụ âm (âm đầu và âm cuối của âm tiết - âm khép)

[34, tr. 28 - 33].

Tuỳ theo tính chất, nội dung của bài nói, tuỳ theo tốc độ, nhịp điệu… mà người thể hiện chọn những bài luyện nói phù hợp để luyện tập.

Ngoài ra, kỹ thuật hát nói còn được sử dụng trong các tiết mục khác có giọng nữ cao như: số 2, 5, 10, 14, 20, 21, trong vở Cô Sao; số 1, 8, 9, vở Tình

yêu của em; số 4, 5, 14, 17, 19, 23, 27, vở Lá đỏ; số 5, 11, 22, trong Nguyễn

Trãi ở Đông quan...

Một phần của tài liệu Luận án giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)