Vai trò của công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị các d

Một phần của tài liệu Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện thanh oai thành phố hà nội hiện nay (Trang 30 - 46)

Những năm qua do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, kéo theo nhiều luồng văn hóa ngoại xâm lấn vào văn hóa gốc của nước ta. Nhiều yếu tố văn hóa ngoại “tranh thủ” luồn lách tìm khe hở lọt vào các DTLS. Mâu thuẫn giữa yếu tố văn hóa cũ và mới nảy sinh trong mọi mặt đời sống xã hội trong đó có đời sống tâm linh của nhân dân.

Dân số tăng nhanh, nhu cầu nhà ở tăng cao. Nhiều nơi do các hộ dân xây dựng xung quanh di tích với mật độ dày đặc đã vô tình phá vỡ cảnh quan xung quanh di tích. Những vi phạm tại các di tích đặc biệt là lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép và sai phép tại các khu di tích lịch sử vẫn chưa được giải quyết thích đáng khiến cho cảnh quan văn hóa và môi trường của di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy CTTT bảo tồn và phát huy giá trị DTLS là một đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1. Công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về quan điểm đường lối chính sách của đảng với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa

Để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, trước hết phải làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền có nhận thức đúng, từ đó có định hướng đúng, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, có cách ứng xử vững vàng, đúng đắn và tự tin hơn trước những tác động chủ quan, khách quan và những vấn đề phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ VH ở cơ sở. Những định hướng chiến lược về văn hóa của Đảng cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên trách làm Công tác tuyên truyền đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và suy nghĩ của toàn Đảng, toàn dân trong quá trính tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng. Chỉ khi các cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức một cách sâu sắc, đúng đắn về các quan điểm của Đảng đối với nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịchsử văn hóa mới có thể biến các chủ trương của Đảng thành hiện thực.

CTTT giúp các giá trị văn hóa tốt đẹp của các di tích lịch sử văn hóa được hiểu đúng trở về nguyên gốc giá trị vốn có của nó đồng thời giúp thanh lọc những giá trị văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa dân tộc. Đặc biệt là các cơ quan chuyên trách làm công tác tuyên truyền đóng vai trò tham mưu tin cậy nhất của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc hoạch định các chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, các chế tài, nhằm bảo vệ, phát huy cũng như thanh lọc các giá trị văn hóa gốc của dân tộc. Đây được coi là việc làm có ý nghĩa rất lớn, thể hiện rõ vai trò của công tác tuyên truyền trong việc định hướng các giá trị truyền thống của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy. Bởi lẽ, thông qua công tác tuyên truyền, vận động CTTT sẽ giúp quần chúng hiểu được một cách sâu sắc, đúng đắn hơn những quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử . Từ đó, giúp nhận thức rõ trách nhiệm, bổn phận của mình trong cuộc sống, hướng mọi nỗ lực vì sự phát triển chung của đất nước và dân tộc.

1.3.2. Công tác tuyên truyền góp phần giáo dục và cổ vũ động viên nhân dân tích cực, tự giác tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc nâng cao vai trò của CTTT đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các di tích lịch sử là một tất yếu khách quan. Bởi CTTT cổ vũ các tầng lớp nhân dân hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính. CTTT càng sâu sắc chặt chẽ và được thực hiện nghiêm túc thì những giá trị truyền thống dân tộc càng được đề cao, khả năng điều chỉnh, giáo dục, truyền bá các giá trị văn hóa càng được mở rộng và sẽ có ảnh hưởng một cách sâu sắc, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội. Từ đó góp phần hình thành ý thức trong xã hội của nhân dân.

CTTT còn có vai trò quan trọng trong việc tạo lập dư luận xã hội, định hướng dư luận xã hội để cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa ở các DTLS. CTTT không những góp phần quyết định làm cho mọi người dân nhận thức đúng sự đinh hướng, quan điểm của Đảng mà còn thấy rõ ý nghĩa, vai trò DTLS cũng như sự cần thiết phải bảo tồn những giá trị đó. Từ đó, khuyến khích người dân tự giác, tích cực sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu hình thành ý thức để bảo vệ các giá trị DTLS.

1.3.3. CTTT góp phần định hướng dư luận trong việc tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, đẩy lùi những yếu tố ngoại lai không phù hợp với văn hóa gốc.

Sau 30 năm đổi mới đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân được nâng lên. Nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc mở rộng quan hệ quốc tế , gia nhập các tổ chức quốc tế là cơ hội cho Việt Nam phát triển. Mọi lĩnh vực xã hội đều chịu ảnh hưởng của xu thế hội nhập trong đó có văn hóa.

Văn hóa gốc của dân tộc hình thành từ hơn 4000 năm với nhiều dấu mốc lịch sử còn lưu lại trên mỗi mảnh đất, con sông, dãy núi ở khắp mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên nhiều giá trị văn hóa theo xu hướng hội nhập mà bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là việc tiếp thu không có chọn lọc văn hóa nước ngoài rồi “cưỡng bức” vào văn hóa Việt tạo nên sự kệch cỡm trong văn hóa, tạo ra những giá trị văn hóa lai căng. Chính vì vậy công tác tuyên truyền đã đẩy mạnh tuyên truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nêu rõ những gì thuộc về yếu tố văn hóa ngoại không phù hợp để mọi người hiểu và từ đó loại trừ để mang lại sự “trong sạch” trong DTLS Việt. Để chất thuần Việt luôn là một giá trị chỉ tồn tại duy nhất trên thế giới. Để văn hoá việt hòa nhập với quốc tế nhưng không bị hòa tan.

Tiểu kết chương I

CTTT là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mac LeeNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới toàn thể nhân dân.

Lĩnh vực văn hóa luôn được đặc biệt quan tâm, bởi nó là đòn bẩy cho mọi lĩnh vực khác trong xã hội phát triển. DTLS là một phần trong hoạt động văn hóa. Bảo tồn và phát huy giá trị DTLS thành công để những giá trị văn hóa trường tồn với thời gian là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam “ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Vì vậy, CTTT luôn có vai trò to lớn đối với việc giữ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS VH. Do đó, làm tốt CTTT sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS ở nước ta hiện nay.

Chương II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ

HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, di tích lịch sử văn hóa huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội huyện Thanh Oai - Hà Nội

Thanh Oai là một huyện nằm ở phái Tây Nam thủ đô Hà Nội phía Bắc liền kề với quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì. Huyện Thanh Oai có diện tích gần 148 km2, gồm 21 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Huyện lỵ tại thị trấn Kim Bài. Đơn vị quản lý dưới xã là th ôn và phố. Thanh Oai có 120 cấp thôn trong đó có 2 phố là phố Kim Bài và phố Vác [16, tr. 9 - 15].

Thanh Oai là một địa danh cổ. Theo Đại Nam nhất thống chí, trung tâm của Thanh Oai chính là đất Đỗ Động - nơi hùng cứ của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc vào giữa thế kỷ X. Tên “Thanh Oai” xuất hiện lần đầu tiên vào đời Vua Lý Cao Tông (1210 - 1218). Thời Minh thuộc phủ Ứng Man; thời Lê thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam. Thời Nguyễn thuộc phủ Ứng Hòa của tỉnh Hà Nội. Phủ Ứng Hòa lúc đó gồm 4 huyện là Sơn Minh, Chương Đức, Thanh Oai và Hoài An.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Thanh Oai vẫn là một huyện độc lập, tiếp nhận thêm một số làng, xã thuộc tổng Hà Liễu của huyện Thanh Trì.

Để thuận tiện lãnh đạo kháng chiến những vùng ven đô, tháng 5 năm 1948 chính quyền kháng chiến sáp nhập hai huyện Thanh Oai và Thanh

Trì thành huyện Liên Nam. Những ngày bị tạm chiếm, ngụy quyền thành lập quận Văn Điển. Ngày 4/1/1955, Chính phủ ban hành Nghị định số 436-TTg giải tán quận Văn Điển do chính quyền bù nhìn lập ra trong thời gian bị tạm chiến trả lại cho tỉnh Hà Đông để tổ chức lại hai huyện Thanh Oai và Thanh Trì của tỉnh Hà Đông.

Ngày 1 tháng 7 năm 1965, Tỉnh Hà Tây được thành lập theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây; Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất tỉnh Hà Tây với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình; Ngày 12/8/1991, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Lúc này huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây.

Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Thành phố Hà Nội theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc Thành phố Hà Nội.

Đặc trưng của vùng đất Thanh Oai là vùng đồng bằng thấp, bằng phẳng, phù sa của hai sông Đáy và sông Nhuệ bồi đắp tạo thành những cánh đồng màu mỡ. Với hệ thống đê nhân tạo tạo cho địa hình huyện Thanh Oai có những vùng trũng, những cánh đồng trong đê và bãi phù sa ngoài đê. Những cánh đồng Thanh Oai có độ dốc từ Bắc xuống Nam với độ nghiêng dưới 100 cm/km, là điều kiện cho hệ thống thủy lợi tự chảy. Vùng đất bãi phù sa ngoài đê phù hợp cho những cây ăn trái dài ngày xanh tươi quanh năm.

đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa lạnh, khô và ẩm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Nằm trong vùng nhiệt đới, Thanh Oai quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng mưa trung bình năm ở Thanh Oai trong khoảng 1500-1600mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ít từ tháng 1 đến tháng 4 chiếm 15-20% lượng mưa hàng năm. Số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 147 ngày. Ở Thanh Oai thường xuất hiện những trận mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn. Mưa giông thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11, tập trung vào tháng 5 đến tháng 11.

Chế độ thủy văn của huyện khá phong phú, do đặc điểm địa bàn là nằm trải dài theo hướng Bắc Nam, có dòng sông Nhuệ ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, hai dòng sông này đều chảy theo hướng Bắc Nam đã bồi đắp tạo nên những cánh đồng mầu mỡ quanh năm. Phù sa ven sông Đáy đã làm mọc lên bao làng quê trồng dâu nuôi tằm trong đó có huyện Thanh Oai (Nguồn: phòng Tài nguyên môi trường Thanh Oai)

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Với truyền thống lao động cần cù sáng tạo, chinh phục và cải tạo thiên nhiên để phát triển sản xuất, tạo dựng cuộc sống, nhân dân Thanh Oai trong những năm gần đây, huyện đang chú trọng đến việc chuyển đổi mô hình canh tác trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá, chuyên cá, cây ăn quả và xây dựng mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa có thu nhập cao. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa có thu nhập cao như một số hộ nông dân vùng bãi ven sông Đáy phát triển vườn cây ăn quả có thu nhập đạt hơn 50 triệu đồng/năm.

vùng trung du và miền núi - nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu cho các nghề thủ công, lại nằm trong hệ thống đường giao thông thủy bộ đầu mối từ Hà Nội đi “tứ trấn”) nên nơi đây từ rất sớm đã hình thành và phát triển các nghề thủ công để phụ trợ cho nông nghiệp. Theo cuốn “Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai, truyền thống và biến đổi” của tác giả Bùi Xuân Đình, toàn huyện hiện có 86 làng nghề (trong đó 54 làng nghề đã được công nhận) như nón làng Chuông, quạt làng Vác, điêu khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Tăng, tương, miến Cự Đà, giò chả Ước Lễ... Với chủ trương phát triển kinh tế theo hướng giảm tỉ lệ nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, trong đó đặc biệt là phát triển các làng nghề truyền thống nên trên địa bàn huyện đã xây dựng 2 cụm, 7 điểm công nghiệp, thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh. Phát huy những tiềm năng sẵn có, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân hàng năm kinh tế của huyện đều đạt tốc độ tăng trưởng khá và ổn định hàng năm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đều đạt từ 13,5% trở lên, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được đầu tư xây dựng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, các chương trình phát triển kinh tế được thực hiện có hiệu quả; kết cấu hạ tầng được tăng cường. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt tốc độ tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Đến nay, có trên 90% đường giao thông nông thôn được trải nhựa, bê tông, trường học, trạm xá cơ bản đã được xây kiên cố, cao tầng, 100% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt.

Huyện Thanh Oai cũng là một trong những địa phương chú trọng nhiều đến việc phát triển văn hoá - xã hội. 100% thôn, làng trong toàn huyện đã có nhà văn hóa. Năm 2014, 86% số hộ gia đình đạt và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa, có 70,5% làng, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hóa. Đặc biệt mỗi làng được công nhận danh hiệu văn hóa ngoài Giấy khen và tiền thưởng

Một phần của tài liệu Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện thanh oai thành phố hà nội hiện nay (Trang 30 - 46)