2.2.1 Thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu đạt được
• o o • • •
trong công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thanh Oai - Hà Nội
2.2.1.1 Thành tựu
- Về chủ thể tuyên truyền.
Trong giai đoạn 2012 đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến các DTLS. Tiêu biểu đó là việc chùa Trăm Gian ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội đã bị phá bỏ gần như hoàn toàn để xây dựng mới. Sự vào cuộc của các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó có báo chí đã góp phần quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước
có những biện pháp để kịp thời để không xảy ra những vụ việc tương tự. Những chỉ đạo của thành phố ngay lập tức đã được các quận huyện triển khai mạnh mẽ.
Huyện Thanh Oai đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu những giá trị văn hóa của các di tích lịch sử với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng đã đem lại những hiệu quả ban đầu tích cực. Các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo sâu sát và xác định tuyên truyền là con đường tốt nhất để các giá trị văn hóa của các DTLS có thể sống cùng thời gian. Đảng bộ huyện thường xuyên chỉ đạo CTTT về việc phổ biến các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về DTLS để những chính sách này đến được gần với nhân dân nhất.
Những chỉ đạo, văn bản của bộ, của sở văn hóa về công tác DTLS được chỉ đạo thường xuyên. Đội ngũ cán bộ có nhận thức sâu sắc về giá trị các DTLS của địa phương. Bởi đây chính là những chứng tích lịch sử truyền thống của dân tộc cần được bảo vệ. Trong hoạt động tuyên truyền đội ngũ báo cáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Huyện đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, đầu tư cơ sở vật chất, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên.
Với phương châm mỗi người cán bộ Đảng viên là một tuyên truyền viên. Do vậy Huyện xác định đây là một lực lượng hùng hậu góp phần thành công trong mọi hoạt động tuyên truyền trong đó có tuyên truyền về bảo tồn các DTLS. Cán bộ, Đảng viên trên địa bàn huyện đã có những thay đổi nhận thức rõ rệt về công tác bảo tồn DTLS trên địa bàn. Từ những thay đổi tích cực đó đã đóng góp lớn vào việc bảo tồn, giữ gìn những giá trị của di tích. Số lượng báo cáo viên ngày càng tăng đồng thời các lớp Đảng viên thường xuyên có những đảng viên mới. Đó chính là việc xây dựng một nền móng vững chãi cho công tác tuyên truyền.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã tích cực góp phần quan trọng trong hoạt động tuyên truyền. Huyện hội và hội, chi hội ở cơ sở lồng ghép nhiều nội dung của hội với vấn đề giữ gìn và bảo vệ di tích. Mặt trận tổ quốc - Cơ quan thường trong
phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng là giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử của địa phương. MTTQ đưa vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào. Cùng với MTTQ các đoàn thể chính trị xã hội đã nhiệt tình tham gia ủng hộ công tác bảo tồn di tích. Đi đầu trong công tác này là hội người cao tuổi. Đây là bộ phận xung kích trong hoạt động tuyên truyền bảo tồn các di tích lịch sử của địa phương. Người cao tuổi là những người có kinh nghiệm, có tiếng nói, có sự am hiểu nhất định về lịch sử di tích. Không những vậy tiếng nói của hội người cao tuổi có sức thuyết phục, dễ nhận được sự tôn trọng của các tầng lớp trong xã hội. Hội người cao tuổi có vị trí quan trọng khi quyết sách việc trọng đại trong cộng đồng dân cư đặc biệt đối với các di tích. Hội đã thông qua các buổi nói chuyện, triển khai nhiệm vụ, thông qua dịp lễ, hội truyền thống tuyên truyền tới các hội viên rồi từ đó lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân nơi minh sinh sống.
Các cấp ủy Đảng đã quan tâm lựa chọn được đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm CTTT trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo tồn giá trị văn hóa các DTLS. Thông qua các buổi nói chuyện, hội họp đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã tích cực tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân những giá trị thuần việt trong các DTLS và đánh thức lòng tự tôn dân tộc trong mỗi người dân để từ đó thay đổi nhận thức của quần chúng.
Đảng bộ huyện rất quan tâm đến phương tiện truyền tải thông tin tuyên truyền. Ngoài kênh là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên Đảng bộ huyện hết sức quan tâm đến hoạt động của các cơ quan báo chí, đài phát thanh huyện, xã, các ấn phẩm báo chí của địa phương, của thành phố, trung ương về công tác bảo tồn DTLS. Đảng bộ đã chủ động đẩy mạnh công tác thông tin lưu động, phát thanh nhằm tuyên truyền được sâu rộng đến nhân dân.
Huyện xác định nhân dân là đối tượng chính trong công tác tuyên truyền. Chính vì vậy muốn đo được hiệu quả của CTTT phải đo được nhận thức của chính người dân đối với công tác này. Trong giai đoạn 2012 đến nay qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua báo đài trung ương đưa tin về các vụ việc liên quan đến DTLS cũng đã tạo được một luồng gió nhận thức mới trong tư duy của nhân dân. Cùng với đó huyện đã tích cực bằng nhiều biện pháp phối kết hợp để nâng sự quan tâm của quần chúng đối với DTLS lên một bước mới. Người dân bước đầu đã có nhận thức tích cực và hiểu sâu sắc về giá trị DTLS và cần giữ gìn DTLS. Nhận thức của nhân dân được thể hiện thông qua việc thể hiện thái độ khi di tích bị xâm hại, khi giá trị của di tích bị ảnh hưởng và những việc làm để cố gắng gìn giữ những nét văn hóa trong di tích lịch sử.
- Về nội dung tuyên truyền
Tuyên truyền các văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản của bộ văn hóa thể thao và du lịch, sở văn hóa thể thao và du lịch
Trong giai đoạn 2012 đến nay thực hiện các hướng dẫn văn bản của bộ, thành phố Thanh Oai đã tích cực tuyên truyền các văn bản chính sách liên quan đến di tích lịch sử. Đó là việc tích cực tuyên truyền Luật di sản, các quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch. Đây chính là văn bản mới nhất hướng dẫn chi tiết các quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Đây là một văn bản sát sườn quan trọng được tuyên truyền rộng rãi để cán bộ và nhân dân hiểu. Bởi trong giai đoạn vừa qua kinh tế đất nước có nhiều bước phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tu sửa di tích lịch sử càng lớn. Mặt khác các di tích lịch sử được xây dựng từ lâu qua thời gian đã bị xuống cấp. Đòi hỏi bức thiết cho nhu cầu tâm linh của con người khiến các di tích muốn được trùng tu tăng cao. Việc tuyên truyền luật di sản các hướng dẫn trong công tác tu bổ, trùng tu di tích
cung cấp những kiến thức cơ bản để nhân dân nắm được các quy định của nhà nước, các chính sách của nhà nước trong công tác bảo tồn di tích.
CTTT được đẩy mạnh thành từng chiến dịch cụ thể. các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Văn Hóa và Thông tin và Du lịch. Đó là quy định về việc quản lý sử dụng hợp lý tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, lễ hội , tín ngưỡng trong công văn số 25/BVHTTDL-VHCS ngày 07/01/2014 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Thông tư số 04/2014/TTLT-BVHTTDL -BNV ngày 30/5/2014 của bộ văn hóa thể thao và du lịch; Bộ nội vụ về hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Cũng trong giai đoạn này thành phố Hà Nội đã có nhiều hướng dẫn về công tác bảo tồn giá trị di tích như việc di dời hiện vật không phù hợp vào di tích trong công văn số 6880/UBND -VX ngày 10/9/2014 của UBND thành phố Hà Nội; kế hoạch số 3531/KH/SVHTTDL ngày 24/10/2014 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc tổ chức thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Hà Nội về việc không sử dụng, di dời các hiện vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Tuyên truyền các văn bản hướng dẫn của huyện
Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS là một vấn đề quan trọng đã được huyện ủy xây dựng trong chương trình 09/ Ctr -HU ngày 18/02/2011 của Huyện ủy Thanh Oai về phát triển văn hóa xã hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Đây được coi là cơ sở để UBND huyện đề ra những chính sách cụ thể có tính khả thi đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và công tác bảo tồn các giá trị DTLS nói riêng.
Huyện đã xây dựng đề án số 91/ĐA-UBND ngày 15/6/2012 về việc nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa và làng văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Oai. Đề án đã đưa ra những quan điểm cụ thể,mục tiêu và giải pháp trong đó có những giải pháp cụ thể về tuyên truyền để nâng cao nhận thức trách
nhiệm của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về văn hóa và bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương trong đó có DTLSVH.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể và hướng dẫn tới các xã, thị trấn trong công tác bảo vệ các giá trị di tích.
Trong giai đoạn 2012 đến nay Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra báo cáo kịp thời những di tích bị xuống cấp để có biện pháp kịp thời bảo tồn được giá trị các di tích. Phòng VH&TT tham mưu cho UBND huyện ra công văn, kế hoạch về văn hóa trong đó có kế hoạch hoạt động văn hóa, kế hoạch quản lý công tác lễ hội, kế hoạch hoạt động tôn giáo tín ngưỡng hàng năm; kế hoạch số 51/ KH - UBND ngày 13/7/2014 về việc thực hiện tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại các di tích trên địa bàn huyện; công văn số 189/ PVHTT ngày 17/6/2014 về việc di dời các di vật lạ ra khỏi di tích.
Các lần họp HĐND các đại biểu thường xuyên có ý kiến về công tác bảo tồn và tu bổ di tích. Các ý kiến của các đại biểu đã được HĐND huyện tiếp nhận và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xử lý kịp thời. Công tác tu bổ di tích được đưa vào trong kế hoạch, nghị quyết cả HĐND các kỳ họp.
Đặc biệt trong kế hoạch phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2011 - 2015 đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã được đề cập “phát triển kinh tế đi đôi với giữ gìn các giá trị văn hóa của địa phương, quảng bá giá trị văn hóa để phát triển du lịch”. Trong đó có nêu phương hướng “phát triển đa dạng các loại hình thương mại, dịch vụ gắn với du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng du lịch sinh thái đầm Thanh Cao, Cao Viên, khai thác du lịch Cao Dương, xây dựng điểm DTLS lưu niệm Bác Hồ ở xã Hồng Dương và , nâng cấp khu nhà lưu niệm Bác Hồ ở Xuân Dương, tu bổ tôn tạo các DTLS VH để khai thác các loại hình du lịch như làng nghề gắn với du lịch lễ hội, DTLSVH, quảng bá và phát huy giá trị
lễ hội chùa Bối Khê, chùa Sổ; quy hoạch, xây dựng không gian cùng các công trình phục vụ lễ hội găn với du lịch; Mở các tuyến du lịch như Cự Đà - Bình Đà - Thanh Cao - Tam Hưng - Thanh Thùy; Dân Hòa - Hồng Dương - Cao Dương. ”. Huyện Thanh Oai có nhiều DTLS tuy nhiên thực tế công tác quảng bá du lịch còn hạn chế. Nhiều DTLS có giá trị nhưng chưa thu hút được khách tham quan du lịch. Ngành du lịch của địa phương vẫn dựa vào chủ yếu là du lịch làng nghề chưa có sự gắn kết với việc phát huy những gía trị của DTLS.
Ngành du lịch của huyện chưa khai thác được hết tiềm năng du lịch đặc biệt là khai thác du lịch đến các DTLS. Đây thực sự vẫn là một thách thức trong việc phát huy giá trị DTLS của địa phương để kết hợp văn hóa với phát triển kinh tế cho địa phương.
Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, thành phố, UBND huyện cũng đã trích ngân sách của địa phương để bảo vệ kịp thời những giá trị DTLS. Cụ thể là:
(Nguồn : Phòng văn hóa & Thông tin)
STT Tên di tích Xã, thị trân Tổng von9 r rp ^ ^ Quốc Gia Huyên Dân đóng góp Năm tusửa
1 Đình Minh Kha Bình Minh 950 triệu 500 495 triệu 2012
2 Miếu Đôn Thư Kim Thư 300 triệu 300tr 2013
3 Chùa Văn Quán Đỗ Động 2,5 tỷ 500tr 2 tỷ 2012
4 Chùa Động Giã Đỗ Động 800 triệu 500tr 300 2012
5 Nhà tổ chùa My Thượng Thanh Mai 500 triệu 350 150 triệu 2012
6 Cổng chùa Kim Bài Kim Bài 500 triệu 500tr 2012
7 Chùa Thượng Thanh Thanh Cao 1.7 tỷ 1.7 tỷ 2012
8 Chùa My Dương Thanh Mai 500 triệu 500tr 2012
9 Đình Minh Kha Bình Minh 500 triệu 500tr 2013
10 Chùa Cự Đà Cự Khê 11 tỷ 11 tỷ 2013
11 Đình Tri Lê Tân Ước 15.6 tỷ 15,6 tỷ 2013
12 Đình Ngoại Bình Minh 16 tỷ 16 tỷ 2013
13 Chùa Sổ Tân Ước 4.5 tỷ 4.5 tỷ 2014
14 Đình Kim Bài TT Kim Bài 4.5 tỷ 4.5 tỷ 2014
15 Đình Kim Tam Hưng 3 tỷ 3 tỷ 2014
16 Đình Từ Châu Liên Châu 3.3 tỷ 3.3 tỷ 2014
17 Mi ếu Hưng Giáo Tam Hưng 700tr 400tr 300tr 2015
18 Chùa Hoàng Trung Hồng Dương 2.5 tỷ 500 tr 2 tỷ 2015
19 Chùa Ninh Dương Thanh Cao 2.5 tỷ 500 tr 2 tỷ 2015
20 Chùa Tràng Cát Kim An 3.9 tỷ 200 700 3 tỷ 2015
rp A
cộng 20 DTLS đã được tu bổ với tổng số tiền là 75,750 tỷ đồng trong đó huyện hỗ trợ 5,750 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 11 ,945 tỷ đồng còn lại là nguồn vốn của quốc gia. 8 DTLS cấp quốc gia và 12 DTLS cấp tỉnh, thành phố đã được tu bổ kịp thời. Đặc biệt nhiều DTLS cấp quốc gia đã được Nhà nước quan tâm đầu tư với số vốn lên đến 16 tỷ đồng như ở đình ngoại xã Bình Minh, đình Tri Lễ xã Tân Ước với số vốn đầu tư là 15,6 tỷ đồng, chùa Cự Đà xã Cự Khê số tiền đầu tư là 11 tỷ đồng. Đặc biệt là quá trình xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho các di tích đã được huyện tích cực đẩy mạnh. Nhờ CTTT mạnh mẽ sâu rộng trong nhân dân mà nhiều địa phương đã làm tốt công tác xã hội hóa các nguồn lực tu bổ tôn tạo DTLS. Những xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động để xã hội hóa nguồn vốn tu bổ tôn tạo các DTLS là xã Thanh Cao, Kim An, Hồng