Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện thanh oai thành phố hà nội hiện nay (Trang 68 - 73)

Trong giai đoạn 2012 đến nay CTTT đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS. Tuy nhiên để CTTT trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn nữa thì CTTT còn nhiều vấn đề đặt ra trước mắt.

Thứ nhất, Bảo tồn giá trị văn hóa các DTLS phải đi đôi với việc phát huy cao nhất giá trị của các DTLS

Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Sự du nhập của các luồng VH ngoại lai đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, cách nghĩ, cách nhìn nhận về giá trị của các DTLS. Những luồng gió văn hóa mới ngoại nhập sẽ sớm xâm lấn văn hóa bản địa. Vì vậy vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa các DTLS có ý nghĩ sống còn đối với sự trường tồn của cộng đồng. Đây là nhiệm vụ của mọi người, mọi ngành, trước hết là các cơ quan làm CTTT.

Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin, truyền thông phát triển đã làm cho con người dễ dàng tiếp thu được tri thức trong đó có tri thức về văn hóa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa chính là lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng và “tổn thương” nhất trong quá trình hội nhập quốc tế. Bởi nếu văn hóa gốc của chúng ta không vững vàng không có chỗ đứng trong lòng quốc dân thì việc bị một nền văn hóa khác xâm lấn là chuyện sớm hay muộn. Chúng ta giao lưu học hỏi văn hóa thế giới nhưng vẫn phải giữ cái hồn, cốt cách Việt trong văn hóa. Với những giá trị văn hóa thẩm mỹ giá trị văn hóa tín ngưỡng mang tính bản địa trên các DTLS là điều chúng ta cần gìn giữ. Bởi đó là lịch sử, là cội nguồn của dân tộc. Nếu không giữ được gốc của văn hóa thì sẽ sớm bị mất đi văn hóa dân tộc. Hiện nay song song với những giá trị văn hóa thế giới tốt đẹp

đang được chúng ta tiếp thu vẫn còn nhiều phẩm độc văn hóa mà nó đang len lỏi từng ngày vào cuộc sống của mọi người. Nếu chúng ta không vững vàng thì những tác động tiêu cực của nó sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, nhất là đối với thanh, thiếu niên. Vì vậy, để ngăn chặn và khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực đó đang là mối quan tâm hàng đầu và là thách thức của CTTT trong giai đoạn hiện nay. Thực tế đó đòi hỏi CTTT của Đảng phải làm cho moị người hiểu được giá trị văn hóa các DTLS vừa phải phát huy giá trị văn hóa đó làm phong phú thêm đáp ứng đòi hỏi trong thời kỳ hội nhập của đất nước, hài hòa nét đẹp văn hóa thế giới với tinh hoa văn hóa dân tộc để văn hóa Việt chỉ hòa nhập chứ không hòa tan.

Thứ hai, phải đưa yếu tố văn hóa Việt vào DTLS đồng thời của DTLS đấu tranh loại bỏ những yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích lịch sử

Giai đoạn 2012- 2015 là giai đoạn cao điểm của các cấp, các ngành trong công tác đấu tranh loại bỏ các yếu tố ngoại lai ra khỏi DTLS. Nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, tranh luận đã diên ra với mục đích tìm chỗ đứng cho những giá trị văn hóa Việt. Nhiều linh vật như sư tử đá Trung Quốc, sư tử đá Nhật Bản, các hiện vật với kí tự lạ, những linh vật không phải của Việt Nam thời gian vừa qua đã được di dời ra khỏi di tích trả lại nét thuần việt vốn có của di tích Việt.

Tuy nhiên việc tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu đâu là yếu tố ngoại lai, đâu là yếu tố thuần việt lại là một câu hỏi lớn và là thách thức của những người làm CTTT. Bởi hiểu được đâu là yếu tố ngoại, đâu là yếu tố nội, đâu là giá trị Việt trong di tích cần có một sự am hiểu nhất định chuyên sâu về văn hóa đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng. Và việc tuyên truyền đưa các linh vật như ngê, sư tử Việt vào lại trong các di tích văn hóa là một việc làm không thể một sớm một chiều. Nó đòi hỏi cần thời gian sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ không riêng gì một ngành văn hóa.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang từng bước được xác lập ở nước ta và có tác động mạnh mẽ vào đời sống vật chất và tinh thần, tạo sự biến đổi sâu sắc trong nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái nhất định. Đó là tham nhũng, buôn lậu, tiêu cực diễn ra trong nhiều ngành nghề... Vì vậy giá trị các DTLS nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung đang đứng trước nguy cơ bị lai căng, biến dạng. Bên cạnh đó những thay đổi trong nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ảnh hưởng lớn việc nhìn nhận những giá trị văn hóa, muốn xây dựng văn hóa mới. Vì vậy bảo tồn và phát huy giá trị DTLS, hơn lúc nào hết những người làm CTTT càng phải nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ hơn về vai trò của CTTT về bảo vệ những giá trị DTLS của dân tộc trong sự nghiệp phát triển KT - XH đất nước. Đồng thời cần phổ biến những quy định mới, phản ánh kịp thời những cũng như đấu tranh xoá bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, phản VH. Thực tế đó đòi hỏi CTTT một mặt, phải thường xuyên đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng - chính trị đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận XH trong việc đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, mặt khác, phải kiên quyết đấu tranh xoá bỏ những phong tục, tập quán, những hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong DTLS.

Thứ ba, bảo tồn và phát huy giá trị DTLS không để tình trạng xuống cấp của các DTLS

Những giá trị VH trong DTLS trường tồn đã được các thế hệ ông cha ta sang tạo từ ngàn đời xưa. Việc thế hệ sau phải bảo vệ, phát triển là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người. Nhưng hiện nay do nhận thức chưa đầy đủ nên các giá trị của DTLS truyền thống, do ảnh hưởng của thời gian, khí hậu, tác động của môi trường sống hiện đại nhiều DTLS VH đã bị xuống cấp, nhiều DTLS bị

xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật ở DTLS đang đứng trước nguy cơ biến mất mãi mãi không có cơ hội tìm lại đươc.

Công tác trùng tu tu bổ các DTLS ở một số địa đã không tuân thủ các quy định về luật di sản, bảo vệ giá trị cốt lõi của di tích mà chỉ chú trọng đập cũ xây mới khiến cho di tích được khoác một lớp áo hoàn toàn mới, không còn những giá trị cũ. Các nhà nghiên cứu về văn hóa gọi đó là phá hoại di tích chứ không phải là trùng tu tu bổ. DTLS xuống cấp việc trùng tu tôn tạo là việc nên làm nhưng không có nghĩa là chúng ta được tự ý xây dựng theo thiết kế hiện đại không quan tâm đến những giá trị văn hóa cũ còn in trên di tích. DTLS tồn tại và sống được trường tồn theo năm tháng cùng nhân dân bởi nó mang trên mình những giá trị bất biến thể hiện giá trị văn hóa cộng đồng mang tính lịch sử.

Điểm qua việc tôn tạo trùng tu DTLS trên địa bàn huyện trong thời gian qua hầu hết các di tích đều được làm lại khang trang, bề thế hơn, kiên cố hơn tuy nhiên trong quá trình tôn tạo giá trị văn hóa cũ ở di tích ít nhiều bị mai một.

VD: Đình Phương Trung trước đây nguyên trạng được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc nhưng sau này tu bổ đình lại có kiến trúc hình chữ nhị.

Chùa Quảng Hàn - Thanh Cao nguyên trạng trên các cột, kèo chỉ là những họa tiết hoa văn đơn giản được đục đẽo chạm khắc hình rồng thời Nguyễn nhưng khi tu bổ xong xuất hiện hình tượng chạm khắc hình rồng với con mắt dữ tợn như rồng Trung Quốc.

Chùa Sổ - Tân Ước là một ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Mạc nhưng khi đơn vị thi công tu bổ di tích đã không có hệ thống lưới bảo vệ công trình, các hiện vật cổ khi hạ rỡ không được bảo quản, phá bỏ nhiều hạng mục mang giá trị kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa...

Nhằm khắc phục tình trạng trên, thời gian qua, cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách, chế độ và nhiều hình thức, biện

phát huy các giá trị VH truyền thống ở DTLS. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, vì bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải có sự kiên trì bền bỉ và sự vào cuộc quyết liệt các cấp, các ngành và của toàn thể xã hội đặc biệt là các nhà nghiên cứu sâu về văn hóa trong thời gian tới để công tác tu bổ, trùng tu DTLS thực sự được trở về đúng với ý nghĩa thực của nó để các DTLS sống mãi với những giá trị truyền thống và không còn hiện tượng “trẻ hóa” di tích xảy ra trên địa bàn huyện nói riêng và cả nước nói chung.

Tiểu kết chương 2

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTLS là bảo vệ những đẹp cổ xưa và truyền thống của dân tộc. Những giá trị truyền thống đó cần phải gìn giữ cho muôn đời thế hệ mai sau để lớp lớp đi sau hiểu được cội nguồn văn hóa dân tộc.

Trong suốt chặng đường lịch sử cùng tồn tại và phát triển của đất nước DTLS văn hóa đã trường tồn cùng với bao thăng trầm của lịch sử. Những giá trị văn hóa tìm thấy trên các DTLS phong phú và đa dạng ở mỗi miền đất nước. Điều đó thể hiện tính đa dạng trong sáng tạo văn hóa của người Việt. Hiện nay trước sức ép của kinh tế thị trường huyện Thanh Oai nói riêng và cả nước nói chung trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS đang là một vấn đề được quan tâm. Điều quan trọng trong công tác bảo vệ những giá trị văn hóa chính là việc phải khai thác, chọn lọc giữ gìn được những giá trị cũ và phát huy giá trị của nó trong tình hình mới. Thực tế này đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện cần có chiến lược, chính sách trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTLS của huyện.

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ

VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1 Phương hướng tăng cường công tác tuyên truyền về bảo tồn và pháthuy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thanh Oai- thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện thanh oai thành phố hà nội hiện nay (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w