II. Những chuẩn mực về đặc điểm cách mạng
3. Yêu thương con ngườ
Yêu thương con người là phẩm chất cơ bản, cao đẹp của người cách mạng. Yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng có cả toàn nhân dân của Việt Nam với một tình cảm bao la, rộng lớn, nhưng vô cùng sâu nặng thắm đượm tính nhân văn, nhân đạo cao cả. Trước hết, Người giành tình yêu thương cho “quần chúng cần lao”, những người đang phải chịu cảnh lầm than nô lệ, bị áp bức, bóc lột. Vốn là người lao động, sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, Hồ Chí Minh càng thấu hiểu nỗi cay đắng, khổ nhục của quần chúng cần lao, cảm thông sâu sắc và đứng về phía quần chúng cần lao để đấu tranh bênh vực, bảo vệ các quyền chính đáng của người lao động và càng muốn đất nước được độc lập tự do để nhân dân không phải khổ cực. Người chỉ rõ, nguồn gốc của những đau thương, khổ nhục của quần chúng nhân dân lao động cả ở chính quốc và các thuộc địa đó là do chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Vượt lên tình cảm cá nhân, đơn thuần, tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn đối với đồng bào mình, mà còn giành cho cả giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Bởi theo Người, trong sự nghiệp đấu tranh để giải phóng cho con người, trước hết là người lao động, “dù
màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Đó là tình đồng chí, tình anh em, trong sáng, thuỷ chung trên lập trường “hữu ái vô sản”. Tình cảm cách mạng cao cả đó đã khơi dậy lương tâm, lương tri, tính “hướng thiện” ở mỗi con người và làm cho các dân tộc gần gủi để hiểu biết và cảm thông sâu sắc với nhau, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung để tự giải phóng cho mình làm chủ đất nước. Người nhận thức rõ vai trò quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng : Công nông là gốc của cách mạng ,người là gốc của làng nước. Người quan tâm đến việc giáo dục, giác ngộ quần chúng, tổ chức quần chúng đem sức mạnh của quần chúng mà chiến thắng sức mạnh vật chất của giai cấp thống trị, của kẻ thù.
Nổi bật trong tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh là sự bao dung, độ lượng. Yêu thương con người gắn liền với sự tin tưởng vào những khả năng, phẩm giá tốt đẹp của con người và tạo mọi điều kiện cho con người vươn lên tự hoàn thiện. Người từng dạy: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Đối với những người lầm đường, lạc lối đã tỏ ra ăn năn, hối cải đã được Người đối xử với thái độ nhân ái, khoan dung, độ lượng. Đặc biệt, Người rất coi trọng và đề cao sự giáo dục thuyết phục, cảm hoá đối với con người. Người khuyên: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ... Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ”.
Sự sáng tạo trong quan niệm chuẩn mực này là tình yêu thương bao la rộng lớn của giữa con người với con người; tình thương đồng bào, đồng chí cán bộ chiến sĩ cách mạng, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người thể hiện tinh thần “bác ái” và “ thương nước thương dân”. Và quan niệm đó được người nâng lên ở một nhận thức mới kết hợp với lòng thương dân vốn có của con người Việt Nam trong truyền thống văn hóa cùng với tư tưởng nhân nghĩa đã giải phóng con người khỏi “thần quyền nhân quyền” khỏi sự ảnh hưởng của thực dân cũng như nền văn hóa phương Tây của chúng. Quan niệm “ Yêu” đó cũng xuất phát từ lòng trắc ẩn, lòng nhân ái bao la, đồng cảm to lớn của một con người Việt Nam yêu nước nhận thức được sâu sắc cảnh tổ quốc đang đứng trên bờ vực “mất nước nhà tan” và dân tộc thì đang bị áp bức, bóc lột, nô lệ lầm
than từ đó mang khát vọng được giải phóng đất nước giải phóng dân tộc; người dành hết tình yêu thương, chia sẻ những nỗi đâu cay đăng ngọt bùi với mọi người để rời cùng học vượt lên tất cả chiến đấu giải phóng nhân dân. Hồ Chí Minh ngoài sự quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng, đời sống của cả dân tộc, Người con quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng riêng của mỗi giới, mỗi con người. Năm 1946, người đã trả lời các nhà báo: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Trước lúc vĩnh biệt đi xa, trong Di chúc, Người viết “ Đầu tiên là vấn đề con người”, và “ Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.