II. Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên trường Đại học Thương mại trong giai đoạn hiện nay (Lưu ý: đây là giải pháp vận
1. Hoạt động thực tiễn
CỦA HỒ CHÍ MINH TỪ 1920 -1930
Thời kỳ từ cuối năm 1920-1930 là thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là thời kì hoạt động sôi nổi và quyết liệt nhất của Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đây là thời kỳ mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thế hóa, thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đầu thời kỳ này, Hồ Chí Minh có một số bài báo đáng chú ý như: “ Vấn đề dân bản xứ”, báo L’Humanite 4-11-1920, v.v... Tháng 7/1920 Hồ Chí Minh đọc được bản “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, Người tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: Con đường cách mạng vô sản. Năm 1921, Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc
địa và xuất bản tờ báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận của Hội. Ngày
12/12/1921, Hồ Chí Minh dự Đại hội Đảng bộ quận Seine, nơi người cư trú và được bầu là đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Đảng Cộng sản Pháp, họp từ ngày 25-30/12/1921 tại Mácxây. Đại hội bàu , Hồ Chí Minh làm phụ tá của Chủ tịch Đại hội. Năm 1922, Người được bầu cử là Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu vấn đề dân tộc thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, sáng lập ra báo Le
Paria bằng tiếng Pháp. Người vừa làm chủ bút, tổng biên tập và kiêm cả việc tổ
chức phát hành báo đó trong nước Pháp và gửi đến các thuộc địa của Pháp, trong đó có Đông Dương, để thức tỉnh tinh thần giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
Năm 1923, với tư cách là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Người ra tranh cử vào Hạ viện Pháp nhưng thất bại. Tháng 6/1923, , Hồ Chí Minh đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, , Hồ Chí Minh được mời tham dự hội nghị với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. Tháng 7/1924 Người cùng với đoàn đại biểu Cộng sản Pháp tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản. Tháng 11/1924, , Hồ Chí Minh rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc), lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
Tháng 6/1925, Người thành lập “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên” (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) với tôn chỉ “trước cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng quốc tế”. Tháng 5/1927, chính quyên Trung Hoa Dân Quốc đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, Người rời Quảng Châu đi Hông Kông rồi trở lại Moskva, tiếp tục hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Sau đó, Người đi Đức rồi bí mật sang Pháp, đến Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc vào tháng 12/1917. Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái Lan), xây dựng lực lượng cách mạng Việt kiều yêu nước, rồi trở lại Trung Quốc vào cuối năm 1929. Năm 1930, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển nhanh chóng, hình thành ba tổ chức Cộng sản hoạt động độc lập trong nước. Do đó, yêu cầu khách quan đặt ra là phải thống nhất các tổ chức Cộng sản làm một. Từ ngày 6/1
đến 7/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam