0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Lý thuyết cơ bản về chứng khoán và thị trường ch ng khoán ứ 3 Khái niệm v ềchứng khoán

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (CMCN 4 0) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 25 -35 )

Theo Điều 4 Luật chứng khoán 2019, “Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; chứng khoán phái sinh; các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định”.3

Chứng khoán có ba thuộc tính cơ bản sau:

Thứ nhất, chứng khoán có thể được chuyển đổi thành tiền mặt; hay còn được gọi là tính thanh khoản;

Thứ hai, chứng khoán có thể gia tăng thu nhập cho chủ sở hữu; đó gọi là tính sinh lời.

Thứ ba, chứng khoán có tính rủi ro, nghĩa là việc sở hữu, mua bán chứng khoán có thể gây ra một số rủi ro cho chủ sở hữu, chẳng hạn như làm giảm thu nhập.

Thị trường chứng khoán là nơi người ta thực hiện các giao dịch chứng khoán nhằm mục đích sinh lời, đó có thể là thị trường chứng khoán tập trung hoặc phi tập trung.

Đối với thị trường chứng khoán tập trung, Sở giao dịch chứng khoán là hình thái điển hình nhất. Tại đây, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, giá giao dịch được hình thành khi các lệnh được chuyển đến sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh.

Đối với thị trường chứng khoán phi tập trung, nó còn được biết đến là thị trường OTC (Over the counter). Trên thị trường này, mạng điện tử sẽ kết nối các công ty chứng khoán trên toàn quốc để tiến hành các giao dịch và giá sẽ được hình thành theo phương thức thỏa thuận.

3Theo Điều 4 Lu t chậ ứng khoán 2019: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/chung-khoan/Luat-Chung-khoan-nam-2019-399763.aspx 2019-399763.aspx

26

Trên thị trường chứng khoán, người mua mua chứng khoán lần đầu từ người phát hành tại thị trường sơ cấp sau đó sẽ diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đó tại thị trường thứ cấp. Tóm lại, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua bán, chuyển nhượng chứng khoán và thay đổi chủ thể nắm giữ.

2.1.4. Vai trò th ị trường c a ch ng khoán. ủ ứ

Trong nền kinh tế thị trường, việc tạo lập và phát triển thị trường chứng khoán có ý nghĩa vô cùng lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Thị trường chứng khoán có các vai trò chủ yếu sau:

Thứ nhất, đây là kênh huy động và luân chuyển vốn linh hoạt cho nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán huy động mọi nguồn vốn lớn nhỏ từ các hộ dân, các nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và từ nước ngoài,… Từ đó, tạo thành một nguồn vốn khổng lồ phục vụ cho nền kinh tế. Nhờ nguồn vốn đó, Nhà nước xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn,.. doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Thị trường chứng khoán góp phần kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình để đầu tư vào thị trường chứng khoán như một tài sản kinh doanh. Thông qua việc mua bán cổ phiếu, các doanh nhiệp có thể xâm nhập lẫn nhau. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, nó có thể được bán cho các nhà đầu tư khác và chính những cổ đông mới này sẽ tiếp tục phát triển, duy trì hoạt động doanh nghiệp.

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp bắt buộc phải công bố công khai các thông tin tài chính, kết quả kinh doanh hàng kỳ để các nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình công ty và có quyết định đầu tư phù hợp. Những người nắm giữ cổ phiếu sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty thông qua việc mua bán cổ phiếu một cách tự do; nhờ đó họ có thể nhận biết được khả năng hoạt động của công ty và kiểm soát công ty. Bởi vậy, các doanh nghiệp

27

buộc phải tính toán thận trọng, chi tiết trong việc huy động và sử dụng vốn để góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, Thị trường chứng khoán góp phần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đầu tư trong nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán giúp cho người dân có những cách thức đầu tư mới, phù hợp với từng đối tượng. Người đầu tư có thể tự mình hoặc thông qua các nhà môi giới để lựa chọn cho mình hình thức đầu tư hợp lý nhất với một hệ thống đa dạng các loại chứng khoán của nhiều ngành kinh tế. Ý thức tiết kiệm và đầu tư của công chúng sẽ càng được kích thích khi đầu tư sinh lời. Nếu không có thị trường chứng khoán, nguồn tiết kiệm của người dân có thể vẫn nằm dưới dạng cất trữ, không sinh lời và không đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế.

Vì vậy, có thể nói rằng thị trường chứng khoán góp phần gia tăng tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện về vốn cho phát triển kinh tế. Đồng thời, các doanh nghiệp thiếu vốn có thể có thêm một kênh huy động vốn hiệu quả ngoài các kênh huy động vốn truyền thống khác. Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể huy động vốn một cách hiệu quả trên thị trường chứng khoán thì còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của tổ chức phát hành và sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Thứ tư, thị trường chứng khoán phản ánh tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng tương lai của doanh nghiệp.

Thông qua thị giá chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường và sự biến động của chúng, có thể đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như sự phát triển trong tương lai. Mức độ cổ tức và giá thặng dư của cổ phiếu biểu hiện khả năng đem lại lợi tức, lợi nhuận của các cổ đông.

Như vậy, nhờ vào thị trường chứng khoán, không những có thể phản ánh được thực trạng hoạt động của riêng doanh nghiệp mà còn có thể đánh giá tình hình sức khỏe của cả nền kinh tế nói chung.

Thứ năm, thị trường chứng khoán giúp Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô.

28

Thị trường chứng khoán phản ánh tình hình kinh tế một cách chính xác và nhạy bén. Nếu giá chứng khoán tăng thì chứng minh rằng đầu tư đang mở rộng, kinh tế đang tăng trưởng và ngược lại. Thị trường chứng khoán được ví như là phong vũ biểu của nền kinh tế, là công cụ hữu ích giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. Chính phủ có thể tạo ra nguồn thu bù đắp thiếu hụt ngân sách và quản lý lạm phát thông qua việc mua bán trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, nhờ vào một số biện pháp, chính sách của chính phủ tác động vào thị trường chứng khoán, nền kinh tế có thể phát triển cân đối.

Thứ sáu, thị trường chứng khoán góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì hoạt động theo nguyên tắc công khai nên thị trường chứng khoán vừa thu hút, vừa kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả. Tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài có thể đổi mới tư duy đầu tư, thay đổi cách thức quản lý theo hướng hiện đại. Qua đó, làm tăng sự sôi động của thị trường, đóng góp vào sự phát triển thị trường chứng khoán của các quốc gia, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.5. Đặc điểm thị trường của ch ng khoán ứ

Đặc trưng của thị trường chứng khoán là tài chính trực tiếp. Tại đây, người cung c p vấ ốn và người ngườ ầi c n vốn đều tr c ti p tham gia th ự ế ị trường và không có trung gian tài chính gi a h . ữ ọ

Thị trường chứng khoán có đặc điểm điển hình là m t th ộ ị trường liên t c. Tụ ại thị trường sơ cấp, chứng khoán được mua lần đầu từ những người phát hành, sau đó nó có thể được mua đi bán lại trên th ị trường th c p. Th ứ ấ ị trường ch ng khoán ứ luôn đảm bảo cho vi c chuyệ ển đổi chứng khoán thành ti n m t b t c lúc nào mà ề ặ ấ ứ các nhà đầu tư muốn.

Đây được coi là một thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tất cả các nhà đầu tư có thể tự do tham gia vào thị trường. Trên thị trường chứng khoán, giá c không h có sả ề ự áp đặt mà được hình thành bởi người bán và người mua d a trên quan h cung, cự ệ ầu.

29

Trong các giao d ch tài chính, th ị ị trường chứng khoán duy trì được tính minh bạch nhờ vào đặc điểm giao d ch công khai. Nhị ờ đó, những người tham gia th ị trường này có thể biết được các thông tin liên quan đến cổ phi u ch ng hạn như ế ẳ giá cả. Điều này giúp h t do giao d ch m t cách hi u qu ọ ự ị ộ ệ ảnhất.

Một trong những điều thu hút nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán là nhờ vào khả năng thanh kho n. D a trên ngu n cung c u, mả ự ồ – ầ ọi người có th t ể ự do kinh doanh m t cách minh b ch trên thộ ạ ị trường ch ng khoán. Nhứ ờ đó, những cổ phần cũng như các loại chứng khoán khác mà nhà đầu tư nắm gi có th chuyữ ể ển đổi thành tiền mặt thông qua cơ chế định giá

2.1.6. Cấu trúc c a th ủ ị trường ch ng khoán ứ

Tùy vào mục đích giao dịch, thị trường chứng khoán có thể phân loại theo nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chúng ta có ba cách phân chia chính, đó chính là căn cứ vào hàng hóa trên thị trường, căn cứ theo quá trình luân chuyển vốn và căn cứ vào phương thức hoạt động.

Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường

Thị trường cổ phiếu (Stock Markets) là thị trường mà nơi đó hàng hóa giao dịch và mua bán là các loại cổ phiếu, trong đó có hai loại cổ phiếu cơ bản là cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng bút toán ghi sổ hay chứng từ xác định rõ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu. Khi cổ phiếu được đem bán, tài sản này sẽ cho phép các cổ đông có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty. Thời gian đáo hạn của cổ phiếu là không xác định. Cổ phiếu thường có các đặc điểm như: không có thời gian đáo hạn, thu nhập cũng không ổn định, bản thân nó xác nhận quyền sở hữu đối với công ty phát hành, cổ tức chưa trả không phải là nợ của công ty và cổ tức không được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh. Đồng thời, người sở hữu cổ phiếu là đối tượng cuối cùng trong việc phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản.

Thị trường trái phiếu (Bond Markets) là nơi mà các trái phiếu là hàng hóa được giao dịch. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền, lợi ích hợp

30

pháp của chủ sở hữu đối với một phần vốn nợ của đơn vị phát hành. Trái phiếu thường có các đặc điểm như: có thời gian đáo hạn, thu nhập tương đối ổn định, lãi vay chưa trả là nợ của công ty. Đồng thời, người sở hữu trái phiếu là chủ nợ đối với đơn vị phát hành. Khi công ty phá sản, người sở hữu trái phiếu là đối tượng đầu tiên nhận được tiền lãi hay giá trị tài sản.

Thị trường phái sinh (Derivative Markets) là thị trường mà hàng hóa được mua bán và trao đổi là chứng khoán phái sinh. Đây là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai (Future Contract) và hợp đồng quyền chọn (Option Contract). Đối với các nhà quản lý tài chính, thị trường này ngày càng trở nên quan trọng. Nó đáp ứng các công cụ phòng vệ hữu hiệu và là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư.

Căn cứ vào quá trình luân chuyển vốn

Thị trường sơ cấp (Primary Market) hay còn gọi là thị trường cấp 1: đây là thị trường phát hành các chứng khoán lần đầu ra công chúng IPO. Việc giao - dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp giúp nhà phát hành tăng vốn. Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi cho tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư (kênh thu hút tiền nhàn rỗi để đầu tư).

Còn thị trường thứ cấp (Secondary Market) hay còn gọi là thị trường cấp 2: đây là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp được thể hiện trên các yếu tố sau: Đầu tiên, các chứng khoán đã phát hành được tăng tính thanh khoản nhờ thị trường thứ cấp. Việc này làm tăng sức hấp dẫn của chứng khoán và làm giảm tổn thất cho các nhà đầu tư. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể sàng lọc, lựa chọn một cách dễ dàng hơn để thay đổi kết cấu danh mục đầu tư, qua đó làm giảm chi phí trong việc huy động và sử dụng vốn cho các nhà phát hành. Thứ hai, chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp sẽ được

31

xác định giá tại thị trường thứ cấp. Thứ ba, nhờ vào việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ tổn thất của các phương án đầu tư khác nhau, tạo cơ sở tham khảo cho các nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển tới những công ty làm ăn có tính hiệu quả cao nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ gần gũi, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa hai thị trường sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Bởi lẽ, thị trường sơ cấp tạo ra hàng hóa mới cho thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường thứ cấp lại làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát hành các chứng khoán lần đầu ra công chúng.

Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường

Căn cứ vào hoạt động giao dịch của thị trường, ta có thể chia thành 2 thị trường chính đó là:

Thị trường giao dịch tập trung là thị trường mà người mua và người bán gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Và có thể xem thị trường giao dịch tập trung này là các sở giao dịch chứng khoán. Như chúng ta đã biết, Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. Và một số thị trường chứng khoán tập trung trên tiêu biểu trên thế giới là Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn (London Stock Exchange) và Sở giao dịch chứng khoán Pari (Paris Stock Exchange). Một trong những đặc điểm của các sở giao dịch này là nó luôn chịu sự quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia và chịu sự điều tiết của Luật Chứng khoán.

Còn thị trường giao dịch phi tập trung hay còn gọi là thị trường OTC (OTC: Over -The Counter – Market) là thị trường của các nhà buôn hay của những người tạo thị trường (Market Makers). Đặc điểm là các nhà buôn này thường có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán nó cho những người chấp nhận giá cả. Ở thị trường giao dịch phi tập trung này sẽ không có địa

32

điểm giao dịch chính thức mà sẽ thường diễn ra tại tất cả các quầy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay một hệ thống nào đó. Trên thị trường này, khối lượng giao dịch thường lớn hơn rất nhiều so với thị trường tập

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (CMCN 4 0) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 25 -35 )

×