Kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54)

Từ kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu tìm ra 3 yếu tố có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của khách hàng, cụ thể ở đây là nhóm sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

1. H1: Ảnh hưởng xã hội tác động thuận đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo.

ßadj = 0,064 > 0 (dương), sig = 0,020. Do đó, giả thuyết H1 không bị loại bỏ. Ảnh hưởng xã hội có tác động nhẹ đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo.

2. H2: Cảm nhận hữu dụng tác động thuận đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo.

ßadj = 0,481 > 0 (dương), sig = 0,000. Do đó giả thuyết H2 không bị loại bỏ. Cảm nhận hữu dụng mong đợi khi mua hàng trực tuyến có ảnh hưởng mạnh đến quyết định của sinh viên trong việc sử dụng ví điện tử Momo. Khi càng để ý đến mức độ hữu dụng thì quyết định sử dụng ví điện tử Momo càng cao

ßadj = 0,386 > 0 (dương), sig = 0,000. Do đó giả thuyết H4 không bị loại bỏ. Như vậy nếu như sinh viên đã cảm nhận được niềm tin với ví điện tử Momo thì quyết định sử dụng sẽ được đưa ra nhanh hơn.

Bảng 4.16. Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả

thuyết Nội dung Sig. VIF Kết quả

H1 Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo 0.020 1,231 Chấp nhận H2 Cảm nhận hữu dụng có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo 0,000 1,820 Chấp nhận H3 Cảm nhận dễ dàng sử dụng có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo Bác bỏ H4 Sự tin cậy có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo 0,000 1,820 Chấp nhận Tóm tắt chương 4

Qua Chương 4 này, chúng ta đã thực hiện nhiều phân tích khác nhau như phân tích thống kê mô tả về tổng số mẫu đã khảo sát, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, và cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến.

Dữ liệu thu thập cho thấy, hiện nay sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hầu hết đều đã sử dụng ví điện tử và đã từng có kinh nghiệm sử dụng các tính năng tích hợp trên ví điện tử Momo.

Các biến độc lập có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo theo thứ tự mức độ ảnh hưởng là Cảm nhận hữu dụng (CNHD), Sự tin cậy (STC) và Ảnh hưởng xã hội (AHXH).

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu:

Nghiên cứu này đã xây dựng mô hình và các thang đo để nghiên cứu về Quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al. (2003). Đa số các nghiên cứu trước đây đều sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) – là một trong tám mô hình tiền thân của mô hình hợp nhất UTAUT. Ngoài 3 nhân tố là Cảm nhận hữu dụng (CNHD), Cảm nhận dễ sử dụng (DDSD) và Ảnh hưởng xã hội (AHXH), sau quá trình nghiên cứu lý thuyết, trong nghiên cứu này có 1 nhân tố được bổ sung vào mô hình để xem xét mối tương quan và mức độ tác động đến Quyết định sử dụng ví điện tử là Sự tin cậy (STC).

Thông qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã tìm ra một số yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo trên địa bàn TP.HCM. Kết quả cho thấy Cảm nhận hữu dụng (CNHD) là nhân tố độc lập có tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo với Beta chuẩn hóa bằng 0,481. Có nghĩa là khi người dùng càng mong đợi về những hữu ích họ nhận được khi dùng vì vậy khi mong đợi về độ hữu dụng của người tiêu dùng tăng thì quyết định sử dụng cũng tăng theo, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu và hợp lý khi một trong các yếu tố thu hút sinh viên đến với thương mại điện tử là từ sự hữu dụng. Ngoài ra, Sự tin cậy (STC) (Beta chuẩn = 0,386) cũng đóng một vai trò tuy kém quan trọng hơn, nhưng vẫn không thể thiếu đối với mỗi sinh viên khi lựa chọn sử dụng ví điện tử Momo. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy cho thấy 3 nhân tố CNHD, STC và AHXH có tác động đến Quyết định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với mức độ giải thích đạt 62,8%.

5.2. Kiến nghị đối với ví Momo:

5.2.1. Giải pháp liên quan đến Cảm nhận hữu dụng của người dùng:

Qua kết quả nghiên cứu, nhóm thấy rằng Cảm nhận hữu dụng là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến quyết định sử dụng Ví điện tử Momo của sinh viên tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Do thế, để khách hàng có thể cảm nhận được

sự hữu ích của Ví điện tử Momo đem lại một cách toàn diện thì M_Service cải thiện sản phẩm của mình như:

- Tăng cường tính hiệu quả: sự tiện lợi tối ưu nhất về giao diện, cách thức hoạt động của các chức năng và đồng thời phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng về mua sắm, các hoạt động vui chơi, giải trí,… để từ đó công ty có thể tích hợp thêm nhiều chức năng mới cho ví điện tử. Mặc dù, các Momo đã tích hợp nhiều chức năng như: thanh toán hoá đơn điện, nước, nạp thẻ với chính sách chiết khấu, mua vé máy bay,… nhưng nó vẫn còn chưa đựa ưa chuộng.Do vậy mà Momo nên tăng cường chính sách khuyến mãi để tiết kiệm tiền bạc đó cũng là một phương thức quảng cáo cho chính nhà sản xuất và cải thiện thanh toán nhanh chóng để tăng được lượng khách hàng trung thành.

- Quan trọng nhất vẫn là Ví điện tử Momo nên thêm vào các chức năng đề xuất giúp cho khách hàng có thể sử dụng thuận tiện và nhanh chóng để tiết kiệm thời gian cho khách hàng một cách tối đa.

- Tăng các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lắng nghe những đóng góp của khách hàng, tích cực tạo chương trình truyền thông để mọi người được biết đến và sử dụng dịch vụ. Giúp khách hàng hiểu thêm về ví điện tử và duy trì được những cảm nhận hữu dụng cho khách hàng một cách tốt nhất.

5.2.2. Giải pháp liên quan đến Sự tin cậy của người dùng:

Sự tin cậy là nhân tố có tác động mạnh mẽ thứ hai sau cảm nhận hữu dụng, nó có quyết định đáng kể đối với quyết định sử dụng Momo của sinh viên tại Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh). Qua đó, M_Service nên cải thiện và nâng cao độ bảo mật đối với ví điện tử của mình, đồng thời thực hiện các chương trình tuyên truyền về cách thức sử dụng, cách vận hành của Momo để cho khách hàng hiểu rõ về cơ chế bảo mật và nâng cao sự tin tưởng lẫn lòng trung thành của khách hàng. Chi tiết là:

- Chuẩn hóa việc rút tiền theo bảo mật hai lớp OTP (vừa mật khẩu, vừa xác nhận số điện thoại chính chủ); nâng cao, cải thiện và không ngừng cập nhật về hệ thống bảo mật đang sử dụng theo chứng chỉ PCI DSS.

- Đồng thời, Momo phải tăng cường cải thiện các dịch vụ chuyển tiền trong hệ thống, chuyển tiền đến các ngân hàng mà ví liên kết một cách tối ưu trong hệ thống bảo mật. Hơn hết, Momo phải tăng cường bảo mật thông tin của khách hàng, không để bên thứ 3 có để phục vụ lợi ích cá nhân.

- Làm hài lòng khách hàng như giải quyết vấn đề họ đang gặp phải, luôn tạo ra nhiều dịch vụ hấp dẫn để giữ chân họ cho họ niềm tin để trở thành những khách hàng thân thiết. Nếu thành công họ sẽ giúp giới thiệu ví điện tử đến nhiều người tiêu dùng khác.

- Đưa ra các chính sách hỗ trợ người dùng khi gặp trục trặc về kỹ thuật, lỗi hệ thống. Để khách hàng yên tâm hơn về dịch vụ họ đang sử dụng.

5.2.3. Giải pháp liên quan đến Ảnh hưởng xã hội:

So với hai nhân tố: Cảm nhận hữu dụng và Sự tin cậy của người tiêu dùng thì “Ảnh hưởng xã hội” cũng tác động không nhỏ đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tăng số lượng người đăng ký ví điện tử Momo (tăng thị phần) thì M_Service nên có những chiến lược quảng bá phù hợp thông qua yếu tổ Ảnh hưởng xã hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quảng cáo qua mạng xã hội: càng nhiều bài báo, video giới thiệu về ví điện tử Momo trên các ứng dụng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok hay các diễn đàn, quảng cáo trên Youtube, trang web xem phim thì càng được nhiều người biết đến. Mức độ phổ biến càng cao trên mạng xã hội càng cao thì sự nhận biết thương hiệu càng tăng. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng ví điện tử Momo thay vì các ví điện tử khác ít được biết đến.

- Gia đình, người thân: Thông thường người tiêu dùng sử dụng ví điện tử thông qua lời giới thiệu của người quen. Chính vì thế, M_Service nên có những ưu đãi hấp dẫn khi người tiêu dùng mời người thân đăng ký (thông qua vài thủ tục xác nhận đơn giản), hay tạo các hoạt động, trò chơi yêu cầu mời người thân tham gia thì sẽ được nhận quà.

- Hoạt động cộng đồng: Các chương trình thực tế như trồng cây xanh, vẽ tường, các chiến dịch tình nguyện, từ thiện sẽ gây sự chú ý lớn đến mọi người, ngoài ra còn tăng cao sự yêu thích của khách hàng tiềm năng đối với ví điện tử Momo. Chính vì thế mà M_Service nên tổ chức các hoạt động cộng đồng, vừa góp phần giúp ích cho xã hội, vừa là chiến lược Marketing hiệu quả dễ dàng nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng trong tương lai.

- Người nổi tiếng: Ngoài các chiến lược nêu trên thì chiến lược sử dụng người có sức ảnh hưởng để quảng cáo cũng tác động không nhỏ đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là chiến lược tương đối lâu đời nhưng không hề “cũ”. Lời quảng cáo của

những người nổi tiếng có “sức nặng vô hình” đối với ý định sử dụng. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của người nổi tiếng đó càng lớn thì càng được nhiều người tin dùng ví điện tử Momo hơn (phụ thuộc vào niềm tin và sự yêu mến của người tiêu dùng).

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng đi tiếp theo:

Ngoài những đóng góp thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn cho lĩnh vực VĐT nói riêng và TTĐT nói chung, đề tài nghiên cứu này cũng tồn tại một số hạn chế như sau: - Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian ngắn (trong tháng 3/2021) và với cỡ mẫu 272 vẫn còn nhỏ do đó khả năng tổng quát của đề tài nghiên cứu chưa cao.

- Nghiên cứu chỉ tiến hành với sinh viên đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh do đó kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh đúng tổng thể của toàn bộ thị trường Việt Nam hiện nay.

- Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nên tính đại diện cũng thấp, khả năng khái quát cho đám đông chưa cao.

Hướng đi tiếp theo của đề tài:

- Hạn chế đầu tiên: Dữ liệu phải được thu thập với cỡ mẫu lớn và thời gian khảo sát lâu hơn để tăng tính tổng quát của nghiên cứu.

- Hạn chế thứ hai: Nghiên cứu nên mở rộng phạm vi để có thể phản ánh rõ nét về tổng thể của toàn bộ thị trường Việt Nam.

- Hạn chế thứ ba: Nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện chọn mẫu theo phương pháp phân tầng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động của khách hàng trên địa bàn Hà Nội, đăng trên Tapchinganhang.gov.vn ngày 5/8/2020.

1. Thông tin về ví Momo trên trang Momo.vn

2. Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh và Nguyễn Thị Diễm, 2020. Thị trường ví điện tử Việt Nam - cơ hội và thách thức. Tapchinganhang.gov.vn số 8/2020.

3. Dịch vụ thị trường thanh toán điện tử Landscape 2020 trong Báo cáo thị trường thanh toán điện tử Landscape 2020.

https://topdev.vn/blog/thi-truong-thanh-toan-dien-tu-2020/?

fbclid=IwAR2cPgeWvyAP7PlRzHSP8ySQM2lE1cDmqIcrjIRfMCnYFomig 63g9RGDpYc

4. TS. Lê Đình Hạc – Khoa Sau Đại học, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, 2020. Xu hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2019.

5. Nguyễn Hà Khiêm, 2018. “Đánh giá chất lượng dịch vụ ví điện tử: so sánh chất lượng dịch vụ của ví điện tử Momo, Zalopay và Airpay.”

6. Nguyễn Linh Phương, 2013. “Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại Việt Nam.”

7. Nguyễn Ngọc, 2021. Các loại hình thức thanh toán điện tử phổ biến nhất.

https://www.way.com.vn/cac-loai-hinh-thuc-thanh-toan-dien-tu-pho-bien- nhat.html

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Chào bạn, chúng mình là nhóm sinh viên năm 2 thuộc Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing đến từ trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Hiện tại, nhóm mình đang thực hiện khảo sát về CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Nhóm mình cam kết mọi thông tin bên dưới bạn cung cấp hoàn toàn được bảo mật và chỉ dùng cho quá trình nghiên cứu. Vì vậy, bạn cứ yên tâm trả lời chính xác và khách quan nhất nhé ^^

Câu trả lời của bạn sẽ góp một phần rất lớn vào sự thành công của nghiên cứu này đó. Cảm ơn bạn rất nhiều <3 Nhóm mình xin gửi tặng bạn món quà nhỏ cuối bài thay cho lời cảm ơn.

ST T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi Thang

đo

Nguồn PHẦN 1: CÂU HỎI GẠN LỌC

1 Q: Bạn có đang sinh sống ở TP.HCM không ? 1. Có 2. Không (dừng khảo sát) Danh nghĩa Căn cứ vào đối tượng khảo sát của đề tài

2 Q: Bạn có sử dụng ví điện tử momo không? 1. Có 2. Không (dừng khảo sát) Danh nghĩa Căn cứ vào đối tượng khảo sát của đề tài

PHẦN 2: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

3 Q: Bạn biết đến ví điện tử Momo qua đâu? 1 .Bạn bè người thân

2. Mạng internet

3. Phương tiện truyền thông

Danh nghĩa Thông tin được đề cập được lấy từ kết quả khảo sát định tính. Mục đích tìm hiểu

4. Tiếp thị của hãng 5. Khác những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng 4 Q: Bạn thường xuyên thanh toán momo ở những địa

điểm nào? ( Có thể chọn nhiều đáp án) 1. Cửa hàng tiện lợi

2. Siêu thị

3. Nhà hàng, quán ăn 4. Quán café, trà sữa 5. Rạp chiếu phim

6. Ở bất cứ nơi nào chấp nhận thanh toán momo 7. Khác Danh nghĩa Mục đích tìm hiểu nhu cầu thanh toán của khách hàng momo ở những đâu.

5 Q: Bạn thường dùng ví momo bao nhiêu lần trong 1 tuần? 1. Dưới 3 lần 2. 3-5 lần 3. 6-8 lần 4. Trên 8 lần Khoản g Điều chỉnh thang dựa vào nghiên cứu định tính. Mục đích tìm hiểu tần suất sử dụng ví điện tử của sinh viên trên địa bàn TP.HCM Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn đối với các phát biểu dưới đây bằng cách đánh dấu vào các ô theo quy ước

Chúng mình quy ước câu trả lời như sau: 1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý 3. Không có ý kiến 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

6 Q: Bạn đánh giá các phát biểu về ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI này như thế nào?

Likert Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 1 2 3 4 5 Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví momo của tôi Tôi sẽ sử dụng ví điện tử momo nếu xung quanh tôi có nhiều người sử dụng Tôi sẽ sử dụng ví điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54)