Định hƣớng của Nhà nƣớc về hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)

1. Định hƣớng của Nhà nƣớc về hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng trƣờng

“Định hƣớng sử dụng công cụ kinh tế, dựa vào nguyên tắc thị trƣờng cho bảo vệ môi trƣờng sẽ đƣợc thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi), là cơ sở pháp lý quan trọng để tạo sự đột phá trong bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta và là biện pháp thiết thực để tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi của mỗi ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng”. Thứ trƣởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh tại cuộc họp

“Tổng kết, đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống các công cụ kinh tế, dựa vào

nguyên tắc thị trường cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, đƣợc tổ chức sáng ngày

19/2, tại Hà Nội. Dự án do Viện Chiến lƣợc, Chính sách Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện, từ năm 2020 – 2021, với mục tiêu điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng các công cụ kinh tế và các cơ chế dựa vào thị trƣờng để đề xuất các công cụ, cơ chế, lộ trình và các giải pháp phù hợp, góp phần hoàn thiện các nội dung pháp luật bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Tại Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã giao Chính phủ thực hiện giải pháp xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế về việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trƣờng theo nguyên tắc thị trƣờng. Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đề xuất, tham mƣu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, cùng với cơ chế, chính sách mới mang tính đột phá để phát huy hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trƣờng trong Dự thảo Luật lần này.

25

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, cơ chế, chính sách tăng cƣờng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng. Một số chính sách, công cụ kinh tế để quản lý chất thải rắn cũng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo lồng ghép trong Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050; trong kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dƣơng đến năm 2030; trong Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)