Áp dụng thuyết Taylor vào ngành dệt may ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thuyết quản lý theo khoa học của f w taylor và khả năng vận dụng vào điều kiện phát triển kinh tế ở việt nam (Trang 26 - 27)

Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy mặt tích cực và áp dụng những ưu điểm của Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor về chuyên môn hóa để đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hóa. Một ví dụ điển hình cho việc vận dụng sáng tạo này là ngành dệt may ở Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam đã đứng trong top 10 nước xuất khẩu ngành dệt may lớn nhất thế giới và phấn đấu không ngừng để lọt top 5. Để đạt được con số ấn tượng đó, ngành dệt may đã đầu tư sức lực mãnh liệt để thực hiện hai mũi nhọn tiên quyết là phát triển nguồn nhân lực và xây dựng vùng nguyên liệu. Theo như Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 và tiếp tục đến 2020, ngành dệt may sẽ phát triển theo hướng chuyên môn hóa đồng thời là hiện đại hóa để thực hiện bước nhảy vọt và chuyển mình trong thời đại công nghệ 4.0. Chiến lược đưa ra mục tiêu với những con số cụ thể là doanh thu toàn ngành đến năm 2010 đạt 14.8 tỷ USD, 2015 là 22,5 tỷ và tăng lên 31 tỷ USD vào năm 2020. Giai đoạn 2008-2010, ngành dệt may phấn đấu phát triển hằng năm với tỷ suất 16-18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Ở giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng sản xuất hằng năm là 12-14%. (Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030)

Những con số đáng kinh ngạc về ngành dệt may cho thấy sự thành công trong việc áp dụng thuyết Taylor vào nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là ngành dệt may và nâng tỷ trọng xuất

Một phần của tài liệu Thuyết quản lý theo khoa học của f w taylor và khả năng vận dụng vào điều kiện phát triển kinh tế ở việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)