Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NH Eximbank Bạc

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU (Trang 80 - 84)

u sất sử dụng vốn

2.2.4Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NH Eximbank Bạc

Liêu

2.2.4.1 Những mặt làm được

•Từ những phân tích về các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NH Eximbank Bạc Liêu cho thấy tình hính hoạt động tín dụng tại đây là khá tốt.

• NH đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho KH nhưng luôn kiểm soát chặt chẽ nhằm thắt chặt tín dụng, biểu hiện qua doanh số cho vay giảm đi nhưng dư nợ lại luôn tăng qua 3 năm.

• Khả năng thu hồi nợ rất cao, hệ số thu nợ đạt trung bình 82,65%, tăng cùng chiều với doanh số thu nợ.

• Mức an toàn luôn được đảm bảo: Tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ dưới 3% và giảm dần qua 3 năm trong khi dư nợ tín dụng lại tăng lên.

• Triển khai mạnh mẽ công tác tiếp thị sản phẩm cho vay DNVVN, cho vay nông nghiệp nông thôn, sản xuất chế biến và thương mại.

• Luôn cập nhật và chào các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi dành cho DNVVN để phát triển thêm KH mới, góp phần tăng trưởng tín dụng cho CN.

• Quan tâm rà soát, đánh giá lại hệ KH tiền vay hiện hữu về TSĐB, tình hình hoạt động, khả năng trả nợ, tồn kho-công nợ,... và phân công nhân sự đeo bám xử lý quyết liệt bằng biện pháp đối với những KH có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh.

• Ban Giám đốc trực tiếp tham gia cùng cán bộ tín dụng trong việc đeo bám xử lý bằng nhiều biện pháp đối với các khoản nợ đã quá hạn nhằm sớm thu hồi dứt điểm.

• Trình về phòng nghiệp vụ, Hội đồng tín dụng Hội sở xin cơ chế nhận tài sản thế chấp cấn trừ nợ nhằm sớm xử lý một số KH quá hạn có dư nợ lớn đối với CN.

• Tập trung cho vay ngắn hạn, đầu tư vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh như muối, thủy sản, tiệm vàng, kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp vì hiện tại các lĩnh vực này đang phát triển ổn định tại địa phương, rủi ro thấp và có tài sản đảm bảo tốt.

2.2.4.2 Những mặt chưa làm được

•Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Eximbank Bạc Liêu còn có những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục:

• Sự tồn tại của nợ quá hạn tăng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ không cao nhưng lại có xu hướng tăng lên. Trong điều kiện canh tranh gay gắt, nhất là giai đoạn hiện nay thì vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn luôn là yếu tố có tính thường trực tiềm ẩn và có thể gây ra hiệu quả trực tiếp đối với NH, do đó cần coi trọng điều này.

• Tín dụng sụt giảm ở mảng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của NH khác nhưng chưa tăng trưởng để bù đắp kịp.

• CN đã chủ động giảm phí dịch vụ trong thẩm quyền nhưng do vị trí của CN không thuận lợi nên chưa thu hút được hệ KH vãng lai về giao dịch nhiều.

• Công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ cơ cấu còn chậm do KH chây ì, bỏ trốn; công tác tố tụng và thi hành án còn nhiều thủ tục nhiều khê.

2.2.4.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

• Chính sách cho vay chưa hợp lý:

- Chính sách KH chưa hiệu quả, chưa có những chỉ tiêu đánh giá KH cụ thể để thực hiện phân loại KH thường xuyên nhằm xác định các KH chiến lược, KH truyền thông, KH uy tín, KH có quan hệ thường xuyên hay các KH cần sự ưu đãi, chăm sóc đặc biệt,...

- Chính sách lãi suất thiếu sự linh hoạt: Mức lãi suất cho vay đối với các KH khác nhau dường như không có sự phân biệt lớn, do đó đã giảm khả năng thu hút KH lớn của NH thông qua lãi suất.

- Thực hiện nguyên tắc cho vay dựa vào TSĐB còn cứng nhắc - Phương thức cho vay còn thiếu sự linh hoạt.

• Cán bộ tín dụng đa phần là nhân sự mới, kinh nghiệm thẩm định còn non kém nên sẽ rất rủi ro khi đẩy mạnh việc tăng trưởng tín dụng trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, khi tiếp thị và chọn lọc được KH có tiềm lực tốt, ngành nghề kinh doanh ít rủi ro thì tài sản đảm bảo lại không đáp ứng được khi định giá theo phương pháp định giá của phòng thẩm định giá, dẫn đến không thể mời KH về giao dịch.

• Chất lượng thông tin tín dụng còn kém: Thông tin về kinh tế xã hội, về sự biến động của các ngành kinh doanh chưa được cập nhật, phân tích và lưu trữ thường xuyên nên việc thẩm định, đánh giá dự án vay vốn nhiều khi rất mất thời gian và không chính xác.

Nguyên nhân khách quan

• Uy tín KH chưa cao: là DNVVN nên quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, mối quan hệ ít nên khi cho vay thì NH rất thận trọng; năng lực tài chính và năng lực hoạt động còn hạn chế; năng lực lập và trình bày dự án chưa tốt; TSĐB không đáp ứng được yêu cầu của CN.

• Tình hình địa phương còn khá trầm lắng, hàng hóa ứ đọng tiêu thụ chậm, nợ vay NH khá cao nên nhiều KH có tâm lý ngần ngại vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh, chủ yếu hoạt động cầm chừng để nuôi bộ máy.

• Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NH bạn như liên tục có các chương trình cho vay với lãi suất rất ưu đãi mà không kèm điều kiện về bảo hiểm tỷ giá, kiểm soát nguồn thu.

• Khá nhiều tiệm vàng trên địa bàn trước đây từng giao dịch vay vốn kinh doanh cầm đồ và vàng trang sức tại NH nhưng do hệ thống không chấp nhận “cho vay cầm đồ” nên đã chuyển sang giao dịch tốt ở các NH bạn đang tỏ ra e ngại, thậm chí hờn trách khi CN mời về giao dịch trở lại.

DNVVN TẠI NH EXIMBANK - CN BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU (Trang 80 - 84)