Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 55 - 57)

❖ Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn

❖ Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng cần nghiên cứu, xác định

và phân định rõ các kênh phân phối, định giá nội bộ với mỗi công đoạn để có thể hạch toán, tính toán đóng góp của từng đơn vị, từng khâu liên quan đến toàn bộ quá trình cho vay tiêu dùng (bộ phận hỗ trợ, bộ phận bán hàng) đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể như cho vay mua nhà, mua ô tô, vay du học. Trên cơ sở đó có sự đánh giá, khuyến khích, thưởng phạt đúng với các đóng góp và trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan.

❖ Ngân hàng cũng nên ưu tiên và tập trung giải quyết một số vấn đề trọng yếu nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, trong việc quan tâm xây dựng đồng bộ các cơ sở pháp lý, đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ, đào tạo nhân lực để có thể nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có và kịp thời triển khai những dịch vụ mới, hiện đại trước đó chưa có Việt Nam.

❖ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng cho các

cán bộ tín dụng, tổ chức những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực cho vay tiêu dùng giữa các tổ chức tín dụng với nhau. nhằm nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trong lĩnh vực này. Cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đang ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các Ngân hàng trong nước với nhau mà còn giữa các Ngân hàng trong nước với các Ngân hàng nước ngoài, giữa các Ngân hàng với các định chế tài chính. Tuy nhiên trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng các định chế tài chính chưa thực sự là đối thủ cạnh tranh mạnh vì họ chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực này. Còn lại, hầu hết các Ngân hàng đều tích cực phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng bởi lẽ hơn ai hết, ý thức được những lợi ích to lớn mà cho vay tiêu dùng mang lại. Việc tập trung tương đối vào khu vực dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng tạo dựng danh tiếng trong khu vực này đồng thời có thể thu hút nguồn vốn ổn định, tương đối rẻ do đó thu về một tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Đây là lợi thế lớn nhất của Ngân hàng, nếu so với các Ngân hàng nhà nước hay các Ngân hàng Thương mại lớn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu. thì Ngân hàng TMCP Công

❖ Thương Việt Nam có thể cạnh tranh về quy mô và chất lượng dịch

vụ. Vì vậy, Ngân hàng

nên phát huy thế mạnh của mình tại thị trường trong nước và cả trên

thị trường quốc tế, đồng

thời không quên phát triển các dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế

và các dịch vụ liên quan

đến xuất nhập khẩu.

❖ Nâng cao cơ sở hạ tầng: Là phát triển chiến lược và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng. Mọi

hoạt động kinh doanh đều phải xuất phát từ cơ sở, gốc rễ bền vững thì mới phát triển. Nâng cao cơ sở hạ tầng là điều kiện cần để phát triển kinh doanh, thu hút khách hàng. Để thực hiện được việc nâng cao cơ sở hạ tầng phải thực hiện những công việc sau:

• Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức được hội đồng quản trị thông qua theo định hướng phát triển khách hàng trên cơ sở quản trị rủi ro hiệu quả.

• Phân định rõ chức năng thuộc các khối chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả điều hành các khối, các phòng ban, tăng cường trực tiếp sự hỗ trợ của trung tâm điều hành đối với các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống. Tiếp tục phân quyền, giao trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân để có những biện pháp xử lý mạnh khi có hành vi gian lận, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

• Cải tiến cơ chế quản trị điều hành, tăng cường vai trò của Hội đồng quản trị trong việc hoạch định chiến lược, thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược. Tăng cường sự chủ động của ban điều hành trong công tác quản lý nhân sự và điều hành kinh doanh.

❖ Đẩy mạnh chiến lược marketing: Một khi chiến lược marketing tốt, thông qua các công

tác tuyên truyền, xúc tiến quảng cáo, mở rộng quan hệ đại chúng, khách hàng biết đến Ngân hàng vì thương hiệu uy tín và chất lượng thì khách hàng sẽ dễ dàng bỏ qua một điểm nhỏ, bỏ thêm một ít thời gian đến và sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Ngoài ra, biết quan tâm đến nhu cầu vay nhằm lấy thêm thông tin, nắm bắt các khó khăn của khách hàng tiềm năng để đưa ra chiến lược cụ thể. Hoạt động này sẽ giúp chi nhánh gần gũi với khách hàng hơn, sẽ xóa bỏ được tâm lý ngại đến Ngân hàng của khách hàng. Từ đó khuyến khích mọi người sử dụng được các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w