❖ Chính sách khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng, khách hàng cá
nhân ngày càng có nhiều sự lựa chọn rộng hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn cho đồng tiền mà họ bỏ ra. Chính vì vậy, phải ngày càng quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ với khách hàng thay vì khách hàng tự tìm đến như trước đây. Chi nhánh cần có phòng chuyên trách các cán bộ chuyên sâu về công tác khách hàng và tiếp thị quảng bá sản phẩm khách hàng cá nhân, tiếp cận thị trường. Tổ chức hội nghị khách hàng, giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng cần thiết.
❖ Chính sách lãi suất: Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho
vay của bất kì Ngân hàng nào. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho Ngân hàng. Để có được một chính sách lãi suất cho vay hiệu quả, cán bộ Ngân hàng phải nắm được thực tế lãi suất và xu hướng biến động của lãi suất để cho vay một cách hợp lý. Với một chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt Chi nhánh sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng.
❖ Chính sách đảm bảo tiền vay: Hiện nay Chi nhánh chủ yếu cho vay tiêu dùng đối với cá
nhân có tài sản đảm bảo. Việc cho vay có tài sản đảm bảo giúp hạn chế được rủi ro tín dụng, tuy nhiên cũng cần chú ý đến nguồn thanh toán của khách hàng. Nếu xét thấy phương án khả thi thì có thể xem xét cho khách hàng vay tín chấp, việc lấy tài sản đảm bảo là tiêu chí để
❖ quyết định có cho vay hay không thì sẽ rất rủi ro cho Ngân
hàng, chất lượng tín dụng vì thế
mà cũng kém đi vì lơ là việc thẩm định khách hàng, thẩm định dự
án... Vì vậy cần quan tâm
nâng cao công tác thẩm định khách hàng cá nhân để có thể cho vay
tín chấp những khách
hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh các mặt
hàng không rủi ro có
tình hình sản xuất và tiêu thụ ổn định trên thị trường. Cho vay đối
với khách hàng cá nhân có
quan hệ tốt với Chi nhánh cũng như Ngân hàng, có lịch sử tín dụng
tốt. Để đảm bảo an toàn
có thể cho vay tín chấp với thời hạn không quá dài và mức cho vay
không vượt quá vốn lưu
động thực tế của người vay