Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Sài Gòn, PGD Nguyễn Cư Trinh (Trang 45 - 53)

• Chuyên viên tín dụng thu thập các thông tin cơ bản của khách hàng như: mục

đích của khoản vay, số tiền vay, thời hạn vay, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo. Nếu yêu cầu của khách hàng không phù hợp với các chính sách tín dụng của ngân hàng thì chuyên viên tín dụng (CVTD) sẽ phải từ chối khoản vay, không tiếp nhận hồ sơ.

• Nhưng nếu khách hàng đáp ứng được yêu cầu của chính sách thì CVTD sẽ tiếp nhận

đề nghị vay vốn và lập hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng. Hồ sơ tín dụng bao gồm các loại hồ sơ sau:

• Hồ sơ pháp lý

■ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy tờ khác có liên quan của người vay (bao gồm cả vợ, chồng)

■ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

■ Hồ sơ khác (nếu có) • Hồ sơ tài sản đảm bảo

■ Giấy chứng nhận sở hữu tài sản vá các giấy tờ khác liên quan (theo thứ tự thời gian)

■ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản.

■ Chứng thư định giá tài sản.

■ Biên bản định giá tài sản.

■ Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm • Hồ sơ tín dụng

■ Giấy đề nghị vay vốn

■ Chứng từ chứng minh thu nhập

■ Các Hợp đồng kinh tế mua hàng.

■ Phương án kinh doanh.

■ Kết quả xếp hạng tín dụng

■ Thông tin CIC

■ Kết quả thẩm định ESMS. • Hồ sơ giải ngân

■ Giấy nhận nợ

■ Chứng từ sử dụng vốn: Hợp đồng cầm cố, biên bản giao nhận, Invoice, Hợp đồng mua bán, Hóa đơn...)

■ Các hồ sơ khác (nếu có) 2.5.2. Xác minh khách hàng

• Đây là một bước quan trọng, là cơ sở để ngân hàng ra quyết định sẽ chấp nhận

hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. Trong bước này, CVTD sẽ dựa vào các nguồn thông tin từ phía khách hàng, các nguồn nội bộ ngân hàng và các nguồn khác để thực hiện hai mục tiêu chính là:

• Xác định, tìm kiếm những rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến ngân hàng, rồi từ đó dự đoán khả năng khắc phục, dự kiến các phương án giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

• Xác định tính chân thật của các thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó xem xét thái độ, thiện chí của khách hàng

2.5.3. Quyết định tín dụng và ký hợp đồng tín dụng • Quyết định tín dụng

• Từ kết quả thẩm định tín dụng, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hay từ chối

cho khách hàng vay. Khi ra quyết định, ngân hàng thường mắc phải hai sai lầm: • Đồng ý cho vay với khách hàng không tốt (quá dễ dãi).

• Từ chối cho vay với khách hàng tốt (quá chặt chẽ).

• Trong bước này, nếu ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng, ngân hàng sẽ thống

nhất về cách thức cho vay, các điều khoản ràng buộc, hoàn tất các thủ tục pháp lý như ký kết hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. Ngân hàng lưu giữ hồ sơ khách hàng.

2.5.4. Giải ngân

• Việc giải ngân thường do bộ phận tín dụng và bộ phận kế toán thực hiện. Tùy

thuộc vào loại hình cấp tín dụng, loại khách hàng, mục đích sử dụng vốn mà có hình thức giải ngân khác nhau như giải ngân bằng tiền mặt, chuyển khoản hay giải ngân cho người thụ hưởng, giải ngân toàn bộ hay giải ngân từng phần.. .Mục đích chính là để hạn chế việc sử dụng tiền vay sai mục đích.

• Chuyên viên tín dụng yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ chứng minh

mục đích sử dụng vốn như trong hợp đồng tín dụng đã ký kết như hợp đồng mua nhà, mua thiết bị,.. ..Chuyên viên tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó. Nếu các chứng từ phù hợp với điều kiện cho vay thì chuyên viên tín dụng sẽ lập giấy nhận nợ và các chứng từ như giấy rút tiền, ủy nhiệm chi, ... và đưa khách hàng ký nhận.

• Cán bộ quản lý nợ sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay của khách hàng, khai báo

thông tin vào mạng dữ liệu và chuyển sang phòng kế toán hạch toán giải ngân. 2.5.5. Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo

• Theo điều 28 Nghị định này, hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo bằng

quyền sử

• Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo.

• Hợp đồng đảm bảo hoặc hợp đồng đảm bảo có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ.

• Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.

• Trong đó: Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo phải được kê khai theo

đúng mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Người yêu cầu đăng ký có nghĩa vụ kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch đảm bảo đã giao kết. Đơn yêu cầu đăng ký phải được kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai. Người yêu cầu có nghĩa vụ lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ.

• Trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng

sự thật,

không phù hợp với nội dung của giao dịch đảm bảo đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tùy theo mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

• Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký giao dịch đảm bảo thông qua hệ

thống đăng ký trực tuyến. Đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến là thông điệp dữ liệu điện tử, có đầy đủ các nội dung thuộc diện phải kê khai theo mẫu và có giá trị pháp lý như đơn giấy.

• Về thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo có quy định như sau:

• Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử

dụng đất

sẽ:

• Ghi nội dung đăng ký giao dịch đảm bảo vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ; vào sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.

• Chứng nhận việc đăng ký vào đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo. • Trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

2.5.6. Giám sát tín dụng

• Chuyên viên tín dụng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn

và trả

nợ của khách hàng, đảm bảo khách hàng thực hiện đúng với các nội dung đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Qua đó phát hiện kịp thời những cảnh báo về khoản nợ có vấn đề như: những thông tin không tốt về khả năng trả nợ của khách hàng, những vấn đề tác động xấu đến khách hàng,.. .và báo cáo lên cấp trên để được chỉ đạo thực hiện và kịp thời xử lý.

• Bước này ngoài việc đảm bảo khách hàng thực hiện trả nợ đúng hạn,

tránh phát

sinh các khoản nợ quá hạn, khó đòi, còn là bước thực hiện chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng, từ đó hướng tới cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng phù hợp cho khách hàng.

2.5.7. Thanh lý tín dụng

• Đây là bước cuối cùng của quy trình tín dụng, là bước hoàn tất khoản

vay, đưa

ra khỏi danh mục cho vay của ngân hàng. Có hai loại thanh lý tín dụng:

• Thanh lý mặc nhiên: Khi khách hàng trả hết nợ, ngân hàng sẽ hoàn tất hồ sơ của khách hàng.

• Thanh lý bắt buộc: Khi khách hàng có vấn đề không tốt, không trả được nợ đúng thời hạn, nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng sẽ tùy trường hợp mà có thể tái xét hợp đồng tín dụng hay thanh lý hợp đồng bắt buộc.

2.6. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCPSacombank - Chi nhánh Sài Gòn - PGD Nguyễn Cư Trinh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Sài Gòn, PGD Nguyễn Cư Trinh (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w