X Doanh Sô thu nợ
2014 2013/2012 /2013 Số tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiền % Số tiền %
2.2.3.1. Dư nợ/Tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ DNVVN tại CN qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 62,19%, năm 2013 đạt 65,90%, năm 2014 đạt 70,57%. Điều này cho thấy CN chú trọng vào cho vay ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn, vì cho vay ngắn hạn có thể quay vòng vốn nhanh hơn, rủi ro lại thấp. Mặt khác, hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của tỉnh nhà có những chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, muối, nông nghiệp - những ngành nghề làm theo mùa vụ với chu kỳ ngắn hạn (1 đến 2 vụ trên năm) nên việc tài trợ vốn lưu động cho KH cũng tăng lên, người dân cũng thường vay vốn theo mùa vụ sản xuất. Do đó, CN tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn là điều hợp lý.
Dư nợ trung và dài hạn/Tổng dư nợ
Cũng như cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNVVN theo kỳ hạn, dư nợ trung và dài hạn chiếm 1/3 dư nợ thì tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn so với tổng dư nợ cũng đạt khoảng 34%. Qua 3 năm tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống, từ 37,81% trong năm 2012 đã giảm xuống 29,43% trong năm 2014. Tỷ lệ này giảm là do dư nợ cho vay DNVVN tăng lên nhưng tăng chủ yếu ở khoản mục ngắn hạn, năm 2014 dư nợ ngắn hạn tăng 39,36% so với năm 2013 nhưng cùng thời điểm đó dư nợ trung và dài hạn chỉ tăng 12,32%. Dư nợ được CN ưu tiên cho các lĩnh vực phổ biến của tỉnh nhà cần vốn lưu động như sản xuất chế biến và thương mại nhằm thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn khoản vay trung và dài hạn.
Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động của CN nhìn chung trong ba năm qua đã tăng lên. Năm 2012, mức độ sử dụng vốn của CN chỉ chiếm 80,44% nguồn vốn huy động, đây là một tỷ lệ cao, cho thấy CN còn khá thận trọng trong việc cho vay và đã tận dụng tối ưunguốn vốn huy động của mình. Năm 2013 CN đã sử dụng 83,81% nguồn vốn huy động của mình để cho vay, tăng 3,37% so với năm 2012. Năm 2014, tỷ lệ đã được cải thiện khá rõ, đạt 89,61% và tăng lên 5,8% so với năm trước đó.
Nhìn chung mức độ sử dụng vốn của CN hiện nay tương đối tốt, tỷ lệ ở mức trên 70% là phù hợp với tình hình hiện nay tại đơn vị. Trong cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của CN, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, ở mức 70% nguồn vốn huy động. Đồng thời, trong cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm gần 70% dư nợ cho vay. Chứng tỏ CN đã tập trung cấp tín dụng ngắn hạn cho DNVVN bằng nguồn vốn huy động ngắn hạn mà không phải sử dụng đến nguồn vốn huy động trung và dài hạn và vốn điều chuyển. Điều đó làm giảm được một khoản chi phí và rủi ro vì thường lãi suất các nguồn đó cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn, nên khi sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn CN sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhờ chênh lệch lãi suất đầu vào.
2.2.3.3. Hệ số thu nợ
Cùng với công tác cho vay, công tác thu hồi nợ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng. Nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu hồi nợ không đạt yêu cầu thì chất lượng tín dụng cũng không được coi là tốt.
Qua 3 năm, hệ số thu nợ luôn tăng và ở mức khá cao. Năm 2012 đạt 70,51%, năm 2013 đạt 82,90% và năm 2014 đạt 94,59%. Sự gia tăng này là do CN đã thắt chặt doanh số cho vay, tập trung cho vay để bổ sung vốn lưu động cho các DNVVN ở các lĩnh vực sản xuất chế biến và thương mại, vì là cho vay ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn nhanh hơn và ít rủi ro hơn.
Hệ số thu nợ cho thấy một đồng doanh số cho vay thì CN thu về được bao nhiêu trong một kỳ nhất định. Hệ số này của CN ba năm qua luôn ở mức cao cho thấy chất lượng tín dụng hiện nay đang rất tốt. Nó cũng chỉ ra rằng khả năng trả nợ của khách hàng cao, chất lượng khách hàng tốt. Hệ số thu nợ cao cũng đồng nghĩa với việc CN đang ít gặp rủi ro hơn trong việc cho vay và huy động, do khoản nợ thu được đã đủ để bù đắp khoản cho vay trong kỳ, nên trong trường hợp khách hàng rút vốn nhiều thì CN cũng không sợ mất khả năng
thanh khoản. Đồng thời nó có thể giúp CN tiết kiệm một khoản chi phí từ việc vay mượn các TCTD khác hoặc vay NHNN trong trường hợp cần vốn nóng.
2.2.3.4. Vòng quay vốn tín dụng
Nhìn chung, chỉ tiêu này ở CN là tương đối, trung bình đạt 1,4 vòng/năm, nghĩa là nguồn vốn của CN đã tham gia vào 1,4 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 1,36 vòng. Năm 2013 tăng lên 1,37 vòng và 1,42 vòng ở năm 2014. Điều này là khá tốt, đồng vốn của CN quay nhanh, luân chuyển liên tục, khả năng thu hồi nợ nhanh, đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập cho CN. Nguyên nhân tăng là do tốc độ thu hồi nợ, chủ yếu là vay ngắn hạn nên vòng quay mới tăng nhanh như thế.