X Doanh Sô thu nợ
2014 2013/2012 /2013 Số tiềnSố tiềnSố tiềnSố tiền % Số tiền %
3.1.5 Xây dựng chính sách KH nhằm phân tán rủi ro
Một nguyên tắc quan trọng trong quản trị rủi ro là “không để tất cả trứng trong một giỏ ” để tránh rủi ro tập trung. Vì vậy, NH xây dựng một chính sách KH cho phù hợp, đa dạng KH, đa dạng sản phẩm để giảm thiếu rủi ro tập trung tại một đối tượng.
Việc xây dựng một chính sách KH là điều cần thiết, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các NH với nhau như hiện nay nhằm giữ chân KH cũ, thu hút KH mới theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa
NH chủ động tìm đến KH: đây là vấn đề nhạy cảm và khó khăn vì vậy CN cần kết hợp nhiều cách thức và thực hiện đồng bộ mới có thể thực hiện được biện pháp này. NH có thể tìm KH cho vay ngay từ những DN có tài khoản tại NH. Với DN nào chưa có quan hệ tíndụng với CN thì chủ động tìm đến để mời chào DN đó vay vốn. Khi NH chủ động tìm đến thì NH phải có những thông tin trước về KH, NH đã chủ động thẩm định trước để lựa chọn.
Thông qua việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, NH sẽ hiểu được các vướng mắc của DN trong tiếp cận vốn vay từ CN, xác định rõ nhu cầu vốn cũng như khả năng tài chính của DN. Từ đó cán bộ tín dụng sẽ tham mưu cho CN có hướng đầu tư phù hợp đối với từng DN. Ngoài ra các cán bộ tín dụng nên cố gắng giúp đỡ DN trong hoạt động SXKD như lập phương án sản xuất, chứng minh tính hiệu quả của phương án... để có thể duyệt cho vay. Nếu DN không có tài sản thế chấp mà dự án thực sự khả thi thì có thể áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Với biện pháp này, các biện pháp cho vay đối với DNVVN đã được nới lỏng hơn, và nhất là khi NH đã chủ động thì hiệu quả cho vay sẽ được nâng cao.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị nghiên cứu KH: thị trường tín dụng cho các DNVVN diễn biến phức tạp do lượng KH lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhu cầu thường xuyên biến động. Công việc nghiên cứu KH không ngừng giúp NH nắm bắt được nhu cầu vốn của DN, thực trạng kinh doanh của DN mà còn nắm bắt được từng diễn biến của thị trường. Đây chính là một trong những điều kiện để NH có khả năng chớp thời cơ và cạnh tranh với các NH khác trên thị trường.
Tạo lập hình ảnh riêng về NH: thực hiện bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể tổ chức các buổi hội thảo mời các DNVVN. Qua đó giới thiệu về CN, các sản phẩm dịch vụ mà NHCT có thể cung cấp. Hình ảnh của NH còn phụ thuộc vào cán bộ NH, vì dưới con mắt KH thì nhân viên NH là hình ảnh của NH. Cán bộ tín dụng đòi hỏi phải giỏi về trình độ nghiệp vụ nhằm tạo tâm lý tin tưởng, yên tâm cho KH. Sự lịch thiệp và thái độ vui vẻ đúng mực sẽ tạo nên sự hài lòng với KH. Vì vậy cần chú ý đến đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cũng như cách giao tiếp ứng xử.
Thường xuyên cập nhật các thông tin, gói sản phẩm mới một cách chi tiết trên website của NH. Đồng thời, CN có thể đưa thông tin về sản phẩm thông qua dịch vụ tin nhắn, hoặc thông qua các sản phẩm tặng kèm tại CN.
Rà soát lại, bỏ một số thủ tục không cần thiết, hoàn thiện quy trình thẩm định kể cả các hệ thống mạng xử lý (như INCAS) theo hướng đơn giản dễ hiểu và dễ thực hiện, quy trìnhcụ thể trình tự và thời gian thực hiện các bước của quy trình thẩm định để sửa đổi bổ sung kịp thời, xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định vay vốn, sử dụng vốn vay.. .Nên đơn giản hóa và công khai quy trình thẩm định tín dụng, khi quy trình thay đổi, cần có sự tập huấn cho các các bộ tín dụng có liên quan về việc vận dụng quy trình mới ban hành, phổ biến sự thay đổi của quy trình cho KH biết.
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thẩm định, các cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định các khoản vay, nhất là các khoản vay có giá trị lớn thì cần áp dụng những biện pháp thẩm định hiện đại, ví dụ: áp dụng nguyên tắc 6C (Capital-Vốn, Capacity-Năng lực tài chính, Character-Tính chất đặc điểm phân loại, Conditions-Điều kiện, Collaterals- TSĐB, Control-Kiểm soát), thay vì 5C trước đó để đánh giá năng lực KH. Chất lượng khoản vay tốt sẽ làm tăng chất lượng cũng như hiệu quả tín dụng.
3.1.7Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho Cán bộ tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi tất cả cán bộ tín dụng cần phải có năng lực và trình độ tổng hợp cao. Do đặc thù của công tác tín dụng là giao lưu rộng với nhiều DN, nhiều thành phần kinh tế, luôn lưu động để nắm bắt tình hình kinh tế thị trường, tình hình SXKD của DN có quan hệ tín dụng với NH nên việc lựa chọn cán bộ để giao công tác tín dụng là hết sức quan trọng. Cán bộ được giao công tác này phải hội đủ các điều kiện: trung thực, có tác phong đạo đức tốt, có trình độ kiến thức kinh tế tài chính cần thiết, hay nói cách khác là phải hội đủ độ tin cậy nhằm tránh các rủi ro chủ quan từ cán bộ tín dụng.
Con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động nên công tác đào tạo là một trong những biện pháp quan trọng của chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Để giữ vững và phát triển ngoài khả năng của mỗi người, NH cần chú trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ NH đặc biệt là cán bộ tín dụng. Bằng cách phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ. Theo lời khuyên của các chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng thì không có phương pháp phân tích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản trị rủi ro. Do đó, để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, cần tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội
NH nên xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần đối với các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các cá nhân người lao động phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên và hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra bằng cách phát động phong trào thi đua rộng rãi vào đầu năm đối với cán bộ nhân viên, đặt ra tiêu chí thi đua cụ thể để nhân viên phấn đấu thực hiện đồng thời cũng đặt ra chế độ kỷ luật nghiêm minh để hạn chế tiêu cực trong cán bộ. Nên phát huy tính dân chủ trong cơ quan khi đề ra các tiêu chí thi đua khen thưởng và kỷ luật.
Hiện nay, tỷ lệ cán bộ có trình độ thạc sỹ tại CN chỉ chiếm 7,73%. Trong những năm tới, CN cần phấn đấu để nâng cao tỷ lệ này. Đồng thời, CN cần tăng số lượng nhân viên tín dụng để giảm bớt áp lực công việc cho mỗi nhân viên.