Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường:

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường (Trang 43 - 45)

- Theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2008, quận12 có 11 phường, trong đó:

1. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường:

1.1. Về tổ chức bộ máy:

- Phân công sắp xếp lại nhiệm vụ cho từng CBCC phường ở quận 12. Đồng thời xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, khoa học. là tiền đề cho việc thống kê, rà soát tình hình chất lượng CBCC phường ở địa phương, nắm bắt được kịp thời, chính xác tỷ lệ chưa đạt chuẩn theo quyết định 04/2004/QĐ-BNV. từ đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường cụ thể, hợp lý trong những thời gian

- Tăng cường điều động, luân chuyển, biệt phái CBCC cấp thành phố, quận có năng lực, trình độ chuyên môn đến công tác có thời hạn hoặc lâu dài tại phường.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch của Nhà nước đối với hoạt động quản lý hành chính của phường và các hoạt động công vụ của CBCC phường, nhất là những lĩnh vực về quản lý hành chính có liên quan trực tiếp tới người dân. Để nắm bắt kịp thời năng lực QLNN của CBCC phường, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xử lý khác.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của CBCC phường trong đơn vị và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu của đơn vị, trách nhiệm công vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của từng CBCC trong hoạt động QLHCNN ở địa phương.

1.2. Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng:

- UBND quận 12 (Phòng Nội vụ) căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Thành uỷ, UBND Tp.HCM, Quận uỷ 12 về CBCC cấp xã, để lập quy hoạch, kế hoạch cụ thể đưa người tham gia các khoá học tổ chức hàng năm.

- Công tác quy hoạch CB hàng năm phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng CBCC phường; có điều chỉnh, bổ sung kịp thời CB trong diện quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn cán bộ chủ chốt kế cận và thay thế số CBCC không đạt chuẩn.

1.3. Về nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng:

- Tổ chức triển khai và thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Qđ số 741/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND Tp.HCM về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC Thành phố năm 2009, trong đó có CBCC các phường.

- Áp dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, định kỳ cho cán bộ chủ chốt, công chức chuyên môn để cập nhật những chính sách mới, kiến thức, kinh nghiệm công tác, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ.

kỹ lưỡng, cân đối hợp lý về việc cử người đi học, đảm bảo chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng phải có kết quả, đáp ứng tốt yêu cầu công việc ở địa phương.

- Chú ý việc tăng cường công tác giáo dục, học tập và rèn luyện nhân cách, bản lĩnh chính trị của người CBCC theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)