Tình hình Đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC phường của UBND Quận 12:

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường (Trang 32 - 36)

- Theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2008, quận12 có 11 phường, trong đó:

2. Tình hình Đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC phường của UBND Quận 12:

2.1. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp phường của Quận 12 triển khai thực hiện theo các văn bản pháp luật sau: triển khai thực hiện theo các văn bản pháp luật sau:

v Văn bản QPPL:

- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006-2010.

- Công văn số 3645-CV/BTCTW ngày 02/4/08 của Ban tổ chức Trung ương về một số vấn đề trọng tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng

v Căn cứ theo Chương VI Quản lý CBCC cấp xã tại NĐ 114/2003/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý CBCC cấp xã của các cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp xã, Quận 12 quản lý CBCC cấp phường dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND và Sở Nội vụ TP.HCM. Trên cơ sở đó, Quận uỷ 12 ban hành quyết định số 376-QĐ/QU ngày 30/12/2008 quyết định về việc ban hành quy chế Tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng CBCC Quận - phường như sau:

- UBND Quận dưới sự chỉ đạo của UBND TP.HCM điều tra thống kê, phân tích, phân loại CBCC phường phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Ban tổ chức Quận uỷ và Phòng Nội vụ quận 12 được sự uỷ nhiệm của Thường trực Quận uỷ, Thường trực UBND ban hành các văn bản chiêu sinh đối với các loại hình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBCC Phường đến các lãnh đạo cơ quan, Đảng bộ cơ sở.

- Sau khi thực hiện quy trình tuyển chọn tại đơn vị cơ sở và quy trình tuyển chọn ở Quận; trên cơ sở đồng ý của Thường trực Quận uỷ 12, Thường trực UBND quận 12, Ban tổ chức Quận uỷ và phòng Nội vụ thông báo đến các đơn vị có cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời lập danh sách CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng gửi về Sở Nội vụ Thành phố HCM.

v Theo các văn bản chỉ đạo của Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh:

- Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND Tp.HCM về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Một số văn bản về tổ chức khai giảng các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong năm của Sở Nội vụ TP. HCM; các văn bản của Sở Nội vụ chỉ đạo các Quận về việc lập danh sách, cử CBCC các Phường tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

2.2. Nhận xét tình hình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp phường Quận 12:

Hai là, công tác rà soát về tình hình CBCC phường được tiến hành một cách đều đặn, chủ động, có khoa học, vì vậy quận 12 luôn nắm sát thực trạng năng lực CBCC phường, tạo điều kiện cho công tác quản lý đối với CBCC phường trên địa bàn quận một cách hiệu quả.

Ba là, từ khi thực hiện theo chế độ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, UBND Quận đã tiến hành sắp xếp lại đội ngũ CBCC vào các công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, tinh giản biên chế; đồng thời, xác định nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại đối với CBCC chưa đạt chuẩn nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC quận, phường.

Bốn là, thời gian qua, số lượng CBCC Phường được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được thực hiện theo kế hoạch một cách đều đặn. Mỗi năm, Quận uỷ và UBND Quận đều cử CBCC khốiphường tham gia các lớp như:

+ Lớp Bồi dưỡng chức danh CBCC chủ chốt phường xã thị trấn (2008: 16CB ; Khoá I/2009: 04 CB chuyên trách tham gia.

+ Lớp Đào tạo chỉ huy trưởng BCH Quân sự Phường xã thị trấn (Khoá IV/2009-2010: 05 người)

+ Lớp kỹ năng giao tiếp (2008: 18CBCC; khoá I/2009:06 CBCC)

+ Lớp Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra xây dựng 2009 (số lượng: 74; đối tượng tham gia: công chức)

+ Lớp Trung cấp LLTC 2009-2011 (số lượng: 11; đối tượng: CBCC) + Các lớp bồi dưỡng Tin học, Anh văn…

Năm là, đội ngũ CBCC phường được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc học tập nâng cao trình độ. Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, đa số đã áp dụng khá tốt trong công việc chuyên môn.

Sáu là, kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ CBCC phường quận 12 là trình độ, năng lực CBCC phường đang dần được nâng lên rõ rệt, điều đó đã được thể hiện qua các số liệu thực tế đã trình bày ở phần III.1 về tình hình CBCC 11 phường quận 12 ở trên. Qua đó thấy được sự quan

Một là, trình độ CBCC phường vẫn chưa đồng đều:

+ Về trình độ chuyên môn: trung cấp 29%, cao đẳng 29%, đại học 18%. + Trình độ QLNN: bồi dưỡng 27%, sơ sấp 12,3%, trung cấp 18%, ĐH 2,5%. + Trình độ Ngoại ngữ: bằng A 40%, bằng B 14%, bằng C và ĐH 2,8%

Đây cũng là một khó khăn trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.

Hai là, qua công tác đánh giá CBCC phường sau đào tạo, bồi dưỡng đã phát hiện còn tồn tại số lượng CBCC đã được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng thực tiễn công việc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đòi hỏi sự bố trí lại công tác hay các biện pháp xử lý khác…

Ba là, công tác rà soát tình hình CBCC phường quận 12 hàng năm được tiến hành một cách chủ động. Tuy nhiên, chưa khắc phục được tình trạng nhiều cán bộ, công chức cấp phường thiếu tiêu chuẩn so với quy định. Vẫn còn một số lượng CBCC phường chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo Quyết định 04/2004/QĐ- BNV.

2.2.3. Thực trạng trên có thể kể đến môt vài nguyên nhân:

Công cuộc cải cách hành chính về mặt nhân sự theo Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001- 2010, trong đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp chính quyền cơ sở là một nội dung không kém phần quan trọng. Qua 9 năm thực hiện, đã thu được nhiều kết quả: năng lực CBCC cấp xã đã được cải thiện rõ rệt, thu hút ngày càng đông lượng CBCC trẻ tham gia vao hoạt động QLHCNN tại cấp xã…Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng khích lệ vẫn còn tồn tại tình trạng lạc hậu, chậm đổi mới trong công tác đào tạo bồi dưỡng là một ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xây dựng CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Thực tế đó có thể xem xét qua một số nguyên nhân sau:

Một là, việc đào tạo bồi dưỡng chưa xuất phát từ nhu cầu của người học, từ sự cần thiết của các kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của công chức. CBCC tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là do yêu cầu duy trì hay chuyển ngạch chứ không phải với mục đích nâng cao trình độ và năng lực.

Hai là, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.

v Nội dung giáo trình, tài liệu có phần chưa phù hợp với đối tượng học, chương trình bố trí chưa hợp lý cho những đối tượng học khác nhau.

v Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới.

Bốn là, điều kiện làm việc của bộ máy chính quyền cấp xã chưa thật sự thu hút những người có năng lực tham gia vào bộ máy.

Năm là, việc đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC cấp xã vẫn còn mang tính đại trà, chưa phù hợp với yêu cầu công việc đặc trưng của mỗi xã, mỗi phường, mỗi thị trấn khác nhau.

Kết luận: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp phường quận12 dưới sự chỉ đạo của UBND quận 12 và Sở Nội vụ TP.HCM được triển khai khá tốt thông qua các kết quả đạt được đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, trong thời gian tới quận 12 cần có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt đối với một bộ phận chưa qua đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao ý thức tham gia các khoá học nhằm phát huy chất lượng học tập là để phục vụ nhu cầu công tác, giảm tối đa số lượng CBCC đã qua đào tạo, bồi dưỡng vẫn không đáp ứng yêu cầu công việc; giảm dần sự chênh lệch khoảng cách về trình độ giữa các CBCC phường.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)