Tình hình thực hiện công tác tuyển dụng đối với CBCC phường Quận 12:

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường (Trang 40 - 43)

- Theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2008, quận12 có 11 phường, trong đó:

4.Tình hình thực hiện công tác tuyển dụng đối với CBCC phường Quận 12:

4.1. Hoạt động tuyển dụng đối với CBCC phường Quận 12 tuân theo sự chỉ đạo của UBND và Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh: đạo của UBND và Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh:

4.1.1. Đối với CB chuyên trách phường: thực hiện bầu cử đối với các chức danh chuyên trách của HĐND và UBND theo Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND; bầu cử CB chuyên trách trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức CT – XH.

Tuy nhiên, phạm vi báo cáo không nghiên cứu các chức danh của HĐND, lý do được trình bày tại phần c. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, trang 20 của báo cáo.

Hoạt động tuyển dụng công chức phường Quận 12 thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND và Sở Nội vụ Tp.HCM, bao gồm hoạt động tạm tuyển và tuyển dụng chính thức:

- Tuyển dụng đối với CBCC cấp xã ở TP.HCM nói chung thực hiện chế độ tạm tuyển. Quận 12 thực hiện chế độ tạm tuyển công chức cấp xã theo hướng dẫn số

1057/SNV ngày 12/12/2006 của Sở Nội vụ TP.HCM. Đây là môt điểm khác biệt của TP.HCM so với các Tỉnh thành khác về tuyển dụng CBCC cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc trong thời gian chờ thi tuyển cho người lao động, đây cũng là một chính sách để thu hút người lao động có năng lực và nguyện vọng vào làm trong cơ quan HCNN của Tp.HCM.

- Tuyển dụng chính thức công chức cấp phường Quận 12 thực hiện theo QĐ

110/2006/QĐ-UBND ngày 21/7/2006 của UBND TP.HCM:

+ Tại đây quy định các nguyên tắc tuyển dụng; điều kiện hồ sơ đăng ký dự tuyển; các hình thức sơ tuyển, thi tuyển, xét tuyển; tập sự, hướng dẫn tập sự, chế độ chính sách đối với người tập sự và hướng dẫn tập sự một cách rõ ràng.

+ Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng công chức của các Quận, Huyện gửi lên hàng năm, sẽ tổ chức Kỳ thi tuyển công chức tuỳ theo tình hình thực tế.

+ Công tác tuyển dụng công chức cấp phường do Chủ tịch UBND Quận chỉ đạo, tổ chức.

+ Sau khi trúng tuyển kỳ thi công chức, Chủ tịch UBND phường căn cứ vào quyết định tuyển dụng của UBND Quận, cử CBCC hướng dẫn người tập sự trong thời gian tập sự.

+ Hết thời gian tập sự, Chủ tịch UBND phường căn cứ vào kết quả của người tập sự, lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, nếu đủ điều kiện thì đề nghị Chủ tịch UBND Quận ra quyết định tuyển dụng (thông qua Phòng Nội vụ Quận), nếu không đủ điều kiện thì cho thôi việc.

4.1.3. Đối với CB không chuyên trách:

- UBND Quận 12 thực hiện xét tuyển đối với CB không chuyên trách theo Công văn số 64/HDLS:SNV-TC ngày 26/01/2005 của liên Sở Nội vụ, Sở Tài chính:

+ Việc xét tuyển CB không chuyên trách ưu tiên đối với người dưới 30 tuổi có trình độ đại học (theo công văn 1272/SNV-XDCQ ngày 31/10/2006 của Sở Nội vụ Tp.HCM về việc hướng dẫn UBND Quận Huyện quản lý CBCC xã phường thị trấn).

v Công tác quản lý CBCC cấp xã ở Tp.HCM do UBND và Sở Nội vụ chỉ đạo. Ngoài các chính sách, văn bản pháp luật trên để thu hút người lao động vào làm trong các cơ quan hành chính cấp cơ sở, UBND Thành phố còn có chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn theo các năm, khuyến khích nhân tài, có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh, đưa đi đào tạo, thử thách và vào làm việc lâu dài trong các cơ quan Nhà nước.

4.2. Nhận xét tình hình tuyển dụng CBCC phường Quận 12:

- Công tác tuyển dụng CBCC phường cũng có một vai trò nhất định để lực chọn người có đủ tiêu chuẩn theo QĐ 04/2004/QĐ-BNV, từng bước chuẩn hoá CBCC phường, nâng cao năng lực CBCC phường, hiệu quả hoạt động QLHCBNN cấp chính quyền cấp cơ sở.

- Thời gian qua, Phòng Nội vụ dưới sự phân công của UBND Quận đã thực tốt công tác này ở địa phương. Lựa chọn và tuyển dụng người lao động vào làm trong bộ máy QLHCNN cấp phường có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc (đã qua đào tạo về TĐ chuyên môn là 66%); thu hút đông đảo lực lượng trẻ về công tác tại Phường (76,2% CBCC dưới 46 tuổi), nâng cao mặt bằng chung về trình độ năng lực CBCC phường, giải quyết công việc mang tính chuyên nghiệp hơn, giảm chi phí đào tạo lại, đào tạo bổ sung các kiến thức QLNN…

- Tuy nhiên bên cạnh đó, môt khó khăn rất lớn trong công tác tuyển dụng đối với CBCC phường ở quận 12 là thiếu một lượng lớn CBCC cho hoạt động QLNN ở cấp phường (thiếu 98 biên chế) mà chưa tìm được nguồn bổ sung. Gây ra tình trạng quá tải công việc ở các phường trên địa bàn Quận, các CBCC của các phường luôn làm việc quá tải, áp lực công việc lớn, dễ xảy ra tình trạng làm việc kém hiệu quả hay kém năng suất. Đây là một vấn đề rất lớn cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch tạo nguồn cho cấp phường và cũng là một bài toán khó để thực hiện nâng cao năng lực CBCC cấp phường trên địa bàn Quận 12 thời gian tới.

đối với CBCC cấp phường trên địa bàn quận 12 của UBND quận 12, ( phòng Nội vụ).

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu, tôi đã thấy được sự quan tâm sâu sát của Quận uỷ và UBND quận 12 trong công tác nâng cao năng lực đối với CBCC phường trên địa bàn Quận và điều đó đã thu được nhiều kết quả, trình độ năng lực CBCC Phường ngày càng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ đáp ứng tiêu chuẩn của QĐ 04/2004/QĐ-BNV tăng dần,…góp giải quyết các công việc QLHCNN tại chính quyền cấp cơ sở hiệu quả hơn.

Tuy nhiên trong thời gian tới, Quận ủy và UBND quận 12 cần có các kế hoạch hợp lý trên cơ sở chỉ đạo của Sở Nội vụ TP.HCM về công tác rà soát, đánh giá CBCC sau đào tạo, bồi dưỡng; kế hoach đào tạo, bồi dưỡng đối với số CBCC chưa qua đào tạo (con số này vẫn còn khá đông); công tác thực hiện các chế độ chính sách nhằm khuyến khích và thu hút nhân lực cho cấp phường. Từ đó, thực hiện được mục tiêu xây dựng được một đội ngũ CBCC chính quyền cấp cơ sở năng động, vững chuyên môn, thực hiện tốt vai trò đại diện Nhà nước trong công tác ở địa phương, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Bộ máy Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

PHN BA: MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO NĂNG LC CBCC PHƯỜNG ĐỊA BÀN QUN 12

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường (Trang 40 - 43)