Dư nợ cho vay đối với KHDN trong những năm qua

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI (Trang 49 - 59)

. Tổng lãi đã thu trong năm

2.4.3.1. Dư nợ cho vay đối với KHDN trong những năm qua

Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn

Các KHDN vay vốn nhằm mở rộng SXKD, mua sắm TSCĐ.. ..Vì vậy đã tạo ra sự chênh lệch về kì hạn của các khoản vay. Các KHDN thường thích vay TDH vì họ có thể tự chủ tài chính tốt hơn và chủ động hơn trong việc trả nợ. Sau đây là dư nợ cho vay KHDN trong 3 năm vừa qua tại HDBank CN SGD ĐN.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn tại HDBank CN SGD ĐN

Chỉ tiêu Năm 2013 6 tháng đầu 2014 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%)

Dư nợ cho vay

DN 7 1.338.29 2 1.709.31 82.185.80 63% 02.380.50 39% Ngăn hạn 856.51 0 529.88 7 631.69 8 -26% 785.56 5 48% TDH 481.78 7 1.179.42 5 1.554.10 9 223% 1.594.93 5 35% Tỉ trọng nợ TDH 36% 69% 71% 67%

Có thể thấy dư nợ cho vay DN có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ ngắn hạn sang TDH. Trong năm 2013, khi nền kinh tế vừa dần trở lại quỹ đạo, HĐKD của các DN đã dần ổn định sau khi đã có những nền móng trong năm 2012. Lúc này các DN cũng mạnh dạn hơn trong việc mở rộng đầu tư với nhu cầu vốn rất lớn. Khi đó vay TDH là một trong những biện pháp tối ưu nhất vì vậy trong năm dư nợ TDH là 481.787 triệu đồng tăng 188% so với năm 2012.Việc đi vay TDH cũng giúp cho các DN chủ động hơn trong việc quay vốn của mình. Tuy nhiên, tỉ trọng cho vay TDH cho KHDN trên tổng dư nợ cho vay DN tại NH vẫn còn rất thấp chỉ chiếm 36%

trêntổng dư nợ ^ Lý do chính sách cho vay của NH vẫn còn thắt chặt nhằm phòng

tránh rủi ro.

Sang năm 2014, với đà ổn định từ năm 2013, và HĐKD của các DN phát triển tốt từ đó nhu cầu về vốn TDH để mở rộng đầu tư nhà xưởng, thực hiện các dự án lớn, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh. Trong năm 2014, dư nợ cho vay TDH của KHDN là 1.554.109 triệu đồng , tăng 223% so với năm 2013 chiếm 71% trên tổng dư nợ cho vay tăng 35% so với năm 2013. Vì trong năm này, NH đã có những sản phẩm hấp dẫn cho KHDN từ đó mà lượng KHDN cũng tăng một cách đột biến.

Đến cuối tháng 6 năm 2015, dư nợ cho vay DN tại HDBank CN SGD ĐN là 2.380.500 trđ tăng 39% so với 6 tháng đầu năm 2014, trong đó dư nợ cho vay TDH là 1.594.935 trđ tăng 35% so với 6 tháng đầu 2014 là 1.179.425 trđ và chiếm 67% trên tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay ngắn hạn là 785.565 trđ tăng 48% so với 6 tháng đầu 2014 là 529.887 trđ và chiếm 33% trên tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay KHDN trong 6 tháng đầu năm 2015 tại NH vẫn tăng trưởng khá tốt khi mà các DN không ngừng đầu tư, mở rộng quy mô SXKD. Lượng cầu tiêu dùng trong nước tăng nhanh, hoạt động SXKD của các DN diễn ra tốt là lý do thúc đẩy cho nhu cầu

có nghĩa là tỉ trọng dư nợ TDH sẽ giảm khi trong năm chỉ tiêu này là 67% so với quí 2 năm 2014 là 69%. Có sự thay đổi này là do trong giữa tháng 4 năm 2015 HDBank đã tăng lãi suất huy động TDH nhằm cân đối lại nguồn vốn khi mà trong năm 2014 cho vay TDH tăng quá mạnh trong khi đó vốn huy động của loại kì hạn này lại chiếm tỷ trọng thấp. Việc tăng lãi suất khiến cho lãi suất cho vay TDH tăng, đã khiến cho các KHDN cân nhắc trong việc lựa chọn kì hạn vay và chờ đợi sự ổn định của lãi suất cho vay TDH.

Nhận xét: Theo thông tin ngày 10/6/2015 của một số tạp chí tài chính kinh tế có uy tín, website Vietstock.vn, Café F.com thì dựa trên thống kế và công bố của “ Vụ Tín Dụng (NHNN) thì các NHTM Cổ phần kể cả các NHTM Quốc Doanh trong hệ thống NHTM Việt Nam đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài từ 0,2% - 0,5%/ năm nhằm cơ cấu lại nguồn vốn. Theo Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám Đốc NHNH Chi Nhánh TP.HCM cho biết “Trong các kỳ hạn mà NH đã huy động, thì kỳ hạn ngắn lại chiếm gần 70% tổng số vốn huy động. Trong khi đó, dư nợ TDH chiếm 53-55% tổng dư nợ. Chính vì vậy, việc tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay” cùng với những dẫn chứng có liên quan đến vấn đề này của Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc Gia thì hành động điều chỉnh tăng lãi suất huy động TDH của HDBank là hợp lí và đồng bộ với toàn ngành. Việc tăng lãi suất này sẽ đảm bảo cho HĐKD của NH ổn định và vững chắc hơn.

Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh:

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHDN phân theo ngành nghề kinh doanh

Chỉ tiêu

Năm 2013 đầu 20146 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015

Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ cho vay DN 1.338.29 7 1.709.31 2 2.185.80 8 63 % 2.380.500 39% TM DV 243.57 0 427.32 8 633.88 4 160% 856.98 0 101% SX CB 6 576.80 2 615.35 5 852.46 % 48 0 618.93 1% NL NN 172.64 0 324.76 9 330.05 7 91 % 785.56 5 142% Xây dựng 1 345.28 2 341.86 1 369.40 7% 5 119.02 -65%

Bảng 2.6 : Tỉ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh Chỉ tiêu

Năm 2013 đầu 20146 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015

Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng Tăng trưởng(%) Tỉ trọng Tăng trưởng(%) TM DV 18 % 25 % 29 % 11% 36 % 11% SX CB 43 % 36 % 39 % -4% 26 % - 10% NL NN 13 % 19 % 15 % 2% 33 % 14% Xây dựng 26 % 20 % 17 % -9% 5% - 15%

Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN

Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh

Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN

Thương mại dịch vụ: Có thể thấy dư nợ cho vay các DN ngành TMDV năm 2013 là 243.570 triệu đồng chiếm 18% tổng dư nợ cho vay, năm 2012 khi nền kinh tế vừa đứng lên sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2011, thì trong năm 2013 đang hồi phục và vận hành trở lại, hoạt động SXKD của các thành phần kinh tế đã dần ổn định, cầu thị trường đã có những dấu hiệu tích cực từ đó HĐKD của các DN nhóm TMDV cũng tốt hơn từ đó nhu cầu về vốn của các DN này cũng tăng lên.

Năm 2014, khi mà thị trường tiêu dùng trong nước tăng đột biến, đặc biệt là du lịch, xuất nhập khẩu.. ..đã góp phần vào sự trở lại và phát triển mạnh mẽ cho các DN ngành TMDV. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH trong năm và dự báo thịtrường tiêu thụ trong và ngoài nước sẽ còn tăng mạnh hơn trong năm 2015, vì thế các DN đã mạnh dạn đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó dư nợ cho vay đối với nhóm này năm 2014 là 633.884 trđ tăng 160% so với năm 2013 và chiếm 29% trên tổng dư nợ cho vay DN tăng 11% so với tỉ trọng năm 2013. Dư nợ trong 6 tháng đầu 2014 đối với nhóm này là 427.328 trđ.

Đến hết tháng 6 năm 2015 dư nợ cho vay nhóm KHDN nhóm TMDV là 856.980 trđ tăng 101% so với cuối quí 2 năm 2014. Tỷ trọng cho vay nhóm này chiếm 36% tổng dư nợ cho vay KHDN tăng 11% so với 6 tháng đầu 2014. Dư nợ tiếp tục tăng mạnh trong 2 quí đầu năm 2015 là do TMDV phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó thu nhập BQ đầu người của Việt Nam tăng cao từ đó thúc đẩy các DN nhóm này phát triển mạnh. Kể từ tháng 2 năm 2015 được xem là thời điểm “Vàng son” đối với các DN kinh doanh vận tải, mua bán các loại xe cơ giới. Các DN này luôn rơi vào tình trạng “ Xe không đủ bán” từ đó yêu cầu các DN phải mở rộng sản xuất, tăng hàng tồn kho dẫn đến nhu cầu vốn tăng mạnh. Nếu chỉ tính riêng đối với nhóm DN kinh doanh xe cơ giới thì dư nợ cho vay đạt đến 525.500 trđ chiếm 61% tổng dư nợ cho vay đối với DN ngành TMDV tại NH.

Nhận xét: Dư nợ cho vay đối với KHDN ngành TMDV tăng trưởng mạnh qua từng năm, đây cũng chính là đối tượng KHDN chiếm số lượng lớn nhất tại NH kể từ năm 2014 cho đến nay. Vào giữa tháng 5/2015 HDBank CN SGD ĐN là NH TMCP đầu tiên được Bộ Tài chính lựa chọn cho vay lại 3.000 tỷ đồng vốn vay ODA từ JICA để thực hiện dự án cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 của tỉnh Đồng

Sản xuất chế biến: Dư nợ các DN nhóm SXCB cũng tăng trưởng tốt. Dư nợ cho vay của các DN ngành SXCB trong năm 2013 là 576.806 trđ chiếm 43% tổng dư nợ cho vay KHDN, năm 2014 là 852.465 trđ tăng 48% so với 2013 chiếm tỉ trọng 39% trên tổng dư nợ cho vay giảm 4%. Dư nợ nhóm này trong năm 2014 vẫntăng trưởng tốt, với chính sách mới trong tiêu dùng khuyến khích “Người Việt sử dụng hàng Việt” đã thúc đẩy lượng cầu các sản phẩm trong nước tăng mạnh, chất lượng của các mặt hàng càng tăng đã giúp cho uy tín của các DN trong nhóm này trên thị trường quốc tế ngày càng lớn từ đó mở rộng thị trường kinh doanh của các DN. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động đạt năng suất cao, các DN nhóm SXCB đã mạnh dạn đầu tư TSCĐ, xây dựng mở rộng nhà xưởng..., cũng như luôn chủ động trong việc thu mua, dự trữ nguyên vật liệu ở trong nước và cả quốc tế từ đó nhu cầu vốn của các DN này tăng mạnh đó cũng chính là lý do dư nợ cho vay KHDN nhóm SXCB trong năm 2014 tăng. Tuy nhiên đã có sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ, khi mà tỷ trọng nhóm này giảm 4% trên tổng dư nợ cho vay KHDN tại NH.

Tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2015 dư nợ cho vay đối với nhóm KHDN này chỉ còn 618.930 trđ tăng 1% so với quý 2 năm 2014 là 615.352 trđ, chiếm 26% tổng dư nợ cho vay giảm 10% so với 6 tháng đầu năm 2014. Tỉ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm KH này giảm tương đối nhiều là do trong năm 2014, các DN đã đầu tư mạnh vào TSCĐ từ đó khiến cho vốn vay TDH của nhóm này sang năm 2015 tăng rất ít trong khi đó vốn vay ngắn hạn từ nhóm KH này lại giảm mạnh là vì giá đầu ra đối với các sản phẩm SXCB liên tục theo hướng bất lợi cho các DN. Dư nợ giảm mạnh do những KH sản xuất phôi thép và các sản phẩm tạo thép gặp rất nhiều khó khăn khi giá thép trong nước giảm mạnh đã đẩy giá phôi thép xuống mức thấp nhất trong những năm trở lại đây, bq giảm 3000đ-5000đ/ 1kg (theo thống kê của Cục Quản lí giá Việt Nam). Tương tự cho các DN chế biến cao su cũng gặp muôn vàn khó khăn khi mà giá cao su tiếp tục giảm sâu khiến cho lợi nhuận của các DN này

Nhân xét: Trong bối cảnh giá cả thị trường biến động mạnh, vô hình đã gây ra khó khăn cho các KHDN thuộc nhóm ngành này từ đó khiến cho tỉ trọng dư nợ của nhóm này tại NH giảm ở 6 tháng đầu năm 2015 ->Cíic KH trong nhóm này đã không còn chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu cho vay của NH.

Nông lâm ngư nghiệp: Dư nợ cho vay KHDN trong lĩnh vực NLNN tăng trưởng rất tốt qua 3 năm cụ thể trong năm 2013 dư nợ cho vay của nhóm này tại HDBank CN SGD ĐN là 172.640 trđ chiếm 13% trên tổng dư nợ cho vay KHDN. Trong năm 2013 dư nợ nhóm này chiếm tỉ trọng thấp là vì năm 2013 thị trường đầu ra của nhóm ngành này rất hạn chế, nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài thấp, các sản phẩm của nhóm này liên tục bị ép giá khiến cho các DN rất e dè trong việc mở rộng quy mô. Đồng thời với sự thay đổi bất lợi của thời tiết đã ảnh hưởng đến các DN nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất lúa gạo.

Năm 2014, giá cả các mặt hàng này được bình ổn trở lại. Bên cạnh đó, việc nhận được các chính sách hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp, Hiệp hội lúa gạo và hiệp hội thủy sản Việt Nam mà HĐKD của các DN này ngày càng ổn định và phát triển. Khi công việc kinh doanh tốt, nhu cầu thị trường tăng đó thì kết quả tất yếu là các DN phải mở rộng quy mô hoạt động từ đó nhu cầu vốn tăng mạnh. Trong năm 2014 dư nợ cho vay KHDN nhóm NLNN đạt 330.057 trđ tăng 91% đồng thời chiếm 15% tổng dư nợ cho vay KHDN tăng 2% so với năm 2013.

Từ cuối năm 2014 khi thị trường của các DN loại này ngày càng được mở rộng. Vì thế đến hết quý 2 năm 2015 thị trường NLNN trong nước rất sôi động đặc biệt là các DN hoạt động nông nghiệp. Vào cuối tháng 4/2015 khi Nhà nước chính thức hỗ trợ đặc biệt đối với ngành cao su, cà phê và cây ăn quả với cam kết sẽ giúp các DN này mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và cả nước ngoài chính vì điều đó các DN không ngừng đầu tư nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm đã đẩy dư nợ vốn vay tại HDBank tăng mạnh. Tuy nhiên lý do giúp cho dư nợ nhóm này tăng nhanh là việc NH đã cho một tập đoàn lớn vay thực hiện dự án phát triển rừng chiếm đến 60% dư nợ cho vay nhóm KHDN nhóm NLNN từ đó dẫn đến dư nợ cho vay trong 6 tháng đầu 2015 đạt 785.565 trđ tăng 142% so với 6 tháng đầu 2014 , và dư nợ nhóm này chiểm tỉ trọng trên tổng dư nợ cho vay là 33% tăng 14% so với thời điểm cùng kì năm 2014 chỉ là 19%.

Nhận xét: Nhìn chung dư nợ cho vay đối với nhóm KHDN hoạt động NLNN tại NH phát triển tốt tuy có gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 và 2014 nhưng với uy tín và sự nỗ lực không ngừng đưa ra các sản phẩm hỗ trợ cho các DN nhóm này với nhiều ưu đãi đã giúp cho dư nợ cho vay nhóm này tăng trưởng mạnh vào nửa năm đầu 2015.

Nhóm xây dựng: Dư nợ cho vay KHDN thuộc ngành xây dựng tại NH là tương đối cao cụ thể trong năm 2013 dư nợ là 345.281 trđ chiếm 26% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ tăng mạnh trong 2013 là do thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, bên cạnh đó các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia ngày càng tăng lên theo chính sách của nhà nước.

Tính đến hết năm 2014, dư nợ của các DN này đạt 369.401 trđ chỉ tăng 7% so với năm 2013. Trong khi đó tỉ trọng trên tổng dư nợ cho vay trong năm là 17% giảm 9% so với năm 2013, lí do trong năm 2014, một phần các DN kinh doanh BĐS lại gặp khó khăn trong kinh doanh do thị trường không phát triển như dự đoán, phần còn lại là do một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia vẫn chưa nghiệm thu cho nên nhu cầu vốn của các DN này chỉ tăng nhẹ trong năm 2014.

Đến hết quí 2 năm 2015, dư nợ cho vay nhóm này chỉ còn 119.025 trđ giảm 65% so với quí 2 năm 2014 đạt 341.862 trđ , trong khi đó tỉ trọng nhóm này là 5% trên tổng dư nợ cho vay giảm đến 15% so với cùng kỳ năm 2014. Dư nợ giảm mạnh là do trong năm nhu cầu vốn của các DN trong ngành xây dựng rất thấp mặc dù thị trường BĐS đã phát triển trở lại nhưng với việc đã đầu tư mạnh trong năm 2013, 2014 thì đến năm nay nhu cầu của các DN tăng rất ít. Bên cạnh đó với những thay đổi trong chính sách tín dụng của HDBank kể từ năm 2015 trở đi ưu tiên phát triển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w