Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (Trang 38)

khu công nghiệp Tân Thành.

HD

NGÀN HANG MỎHG r+tìHEỆP VẢ PHẮT TRIỂN NŨNG mŨN V1ỆT NAM

QGRIBQNK

MANG PHON THINH ĐẼK KHÁCH HÀNG

Tân Thành được thành lập vào ngày 1/11/2004. Địa chỉ: Đường: Khu công

nghiệp Phú Mỹ 1, Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu.

Qua 6 năm hoạt động, NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành đã tự khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Tân Thành. Hiện nay tại chi nhánh có 35 cán bộ viên chức, với quyết tâm thực hiện phương châm “phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng”. Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng chất lượng phục vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tại địa bàn huyện Tân Thành. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các hộ dân cư được giải tỏa đền bù, các khu công nghiệp lớn như Khu Công Nghiệp Phú Mỹ, Khu Công nghiệp Mỹ Xuân và các doanh nghiệp lớn tại địa bàn huyện để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho “tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

nghiệp Tân Thành

2.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của NHNo &PTNT khu công nghiệp Tân Thành

2.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban.

Ban giám đốc:

Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng, và kỷ luật của cán bộ, công nhân viên của đơn vị.

Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, thanh toán thẻ.

Cất giữ, bảo quản các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp của khách hàng.

Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho quỹ.

Phòng hành chánh nhân sự:

Là tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quy hoạch cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật.

Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện an toàn lao động, quy định phân phối quỹ tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động.

Mua sắm tài sản, thiết bị hành chánh cho chi nhánh, tổ chức bảo vệ cơ quan, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, và chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân viên.

Phòng kế hoạch kinh doanh:

Đề suất các kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh, bao gồm luôn bộ phận tín dụng.

Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút và tìm kiếm khách hàng.

Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng nhà nước và NHNo.

và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn.

Phòng giao dịch Mỹ Xuân:

Với nhu cầu phục vụ tận nơi, tận chỗ cho khách hàng tại địa phương, Phòng giao dịch Mỹ Xuân được thành lập ngày 15/8/2005. Phòng giao dịch Mỹ Xuân trực thuộc NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành thực hiện nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động tại quyết định số 844/ NHNo Bà Rịa Vũng Tàu - Tổ Chức Cán Bộ của giám đốc NHNo & PTNT Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

2.2.2.3 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng.

Huy động vốn:

J Tiền gửi tiết kiệm.

J Phát hành giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ.

Tín dụng:

J Tín dụng doanh nghiệp.

J Tín dụng cá nhân

J Dịch vụ bảo lãnh

J Dịch vụ bao thanh toán

J Chiết khấu, tái chiết khấu.

Thanh toán quốc tế:

J Dịch vụ chuyển tiền quốc tế.

J Thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu.

J Thư tín dụng.

J Bảo lãnh quốc tế

Dịch vụ khác:

J Ngân hàng điện tử: mobile banking, phone banking, internet banking.

tệ.

J Sản phẩm đầu tư : nhận ủy thác đầu tư, dịch vụ tư vấn đầu tư.

J Sản phẩm thẻ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế.

J Thu ngân sách nhà nước.

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn.

2.2.3.1 Thuận lợi:

NHNo & PTNT đóng tại vị trí trung tâm huyện Tân Thành, gần các Khu Công Nghiệp lớn, gần cảng Thị Vải khá thuận lợi cho việc quảng bá tiếp thị thương hiệu Agribank đến với khách hàng, có tiềm năng đầu tư vốn tín dụng và huy động tiền gửi của các Khu Công Nghiệp, cộng thêm việc thành lập trước các NHTM khác như Sacombank, BIDV nên NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành có một lượng khách hàng thân thuộc rất lớn.

Đươc trực tiếp làm dịch vụ thu Ngân Sách Nhà Nước trên địa bàn nên tạo ra nguồn vốn rẻ dung hoà với nguồn vốn huy động tạo ra lãi suất đầu vào bình quân thấp hơn các NHTM khác.

Đội ngũ cán bộ còn trẻ, năng động, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp nên hiệu suất công việc đạt được khá cao.

Trên địa bàn còn có nhiều dự án đã và đang triển khai xây dựng nên có tiềm năng trong huy động vốn và đầu tư tín dụng nhất là tín dụng tiêu dùng đang phát triển như nhu cầu công nhân làm nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, nhu cầu tiêu dùng khác. Khu vực xã Hắc Dịch đang được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị hoá thành thị trấn vào năm 2015, thu hút nhiều dự án lớn vào đầu tư là điều kiện thuận lợi cho NHNo & PTNT, bằng chứng là dự án bệnh viện Việt - Mỹ đã tiến hành đền bù xây dựng và ổn định đi vào hoạt động.

Điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương còn khắt nghiệt ảnh hưởng việc trồng trọt của người dân tại các xã vùng trong giáp huyện Châu Đức, tại đây người dân chủ yếu là trồng cây lâu năm (cà phê, hồ tiêu, điều, cao su...) do giá cả nông sản thấp và bất thường, khi giá cả cao thì nông dân không còn hàng hoá, và dịch bệnh cây trồng vật nuôi tràn lan làm ảnh hưởng đến đời sống nông dân làm cho việc vay vốn và sử dụng vốn của họ gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn có hơn 10 NHTM và Phòng Giao Dịch trực thuộc, mức độ cạnh tranh khá sôi động, các NHTM khác mở ra nhiều Phòng Giao Dịch hoạt động trên tất cả các lĩnh vực tiếp cận các địa bàn trọng yếu trên toàn huyện. riêng tại khu trung tâm xã Mỹ Xuân tập trung 4 phòng giao dịch của các NHTM khác, nên mức độ cạnh tranh càng lớn.

Các doanh nghiệp lớn quan hệ giao dịch quen thuộc với các NHTM cấp 1 khác trên địa bàn, hoặc tại các NHTM ở TP. Hồ Chí Minh, nên NHNo & PTNT khó tiếp cận được với họ.

Khách hàng cá nhân, hộ gia đình phần lớn là hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, hoạt động kinh doanh dịch vụ khá đa dạng, không đăng ký kinh doanh khá phổ biến, công nhân trong các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn làm nhà ở, tiêu dùng cá nhân khá cao nhưng mức thu nhập không đều, bấp bênh nên dễ xảy ra rủi ro tín dụng nếu khách hàng gặp phải rủi ro tín dụng nếu khách hàng mất khả năng thanh toán.

2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-1010.

2.3.1 Các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh.

Các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng rất phong phú và đa dạng, phân chia theo khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.

❖ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ

❖ Cho vay theo hạn mức tín dụng

❖ Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh

❖ Cho vay ưu đãi xuất khau

❖ Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản

❖ Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ

❖ Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài

❖ Cho vay đồng tài trợ

❖ Cấp hạn mức tín dụng dự phòng

❖ Cho vay phát hành thẻ tín dụng

❖ Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

❖ Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

❖ Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu

❖ Cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp

❖ Cho vay dự án cơ sở hạ tầng

Khách hàng là cá nhân:

❖ Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình

❖ Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư

❖ Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài

❖ Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá

❖ Cho vay mua phương tiện đi lại

❖ Cho vay hỗ trợ du học

❖ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ

❖ Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân

❖ Cho vay theo hạn mức tín dụng

❖ Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ

❖ Cho vay hộ nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg

❖ Cho vay phát hành thẻ tín dụng

❖ Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn

❖ Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài

❖ Cấp hạn mức tín dụng dự phòng

❖ Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản

❖ Cho vay trả góp

2.3.2 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay gồm có 7 bước :

Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:

Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm (bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm vật chất đối với phương tiện cơ giới, bảo hiểm khác).

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn:

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Thẩm định mục đích vay vốn.

Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Thẩm định về bảo đảm tiền vay. Lập báo cáo thẩm định cho vay.

Bước 3: Xét duyệt cho vay:

Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng. Trưởng phòng/tổ trưởng tổ tín dụng có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo Việt Nam, nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Quyết định cho vay: thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay được thực hiện theo mẫu do NHNo Việt Nam ban hành. Việc sửa đổi, bổ sung mẫu hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn vốn vay và quy định của NHNo Việt Nam. Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét các nội dung trên các hợp đồng được trình để phê duyệt. Sau khi giám đốc NHNo nơi cho vay đã ký kết trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có), cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng: thực hiện chứng thực của UBND xã phường,

gửi, giữ tài sản bảo đảm theo hướng dẫn hiện hành của NHNo Việt Nam.

Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân:

Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo và nhập kho hoặc gửi, giữ tài sản (nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản), cán bộ tín dụng tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối, và thực hiện giải ngân.

Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí, và xử lý các phát sinh:

CBTD và các bộ phận có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Thu nợ gốc, lãi tiền vay và xử lý những phát sinh. Quản lý nợ có vấn đề.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo.

Thanh lý hợp đồng

❖ Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay.

Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay.

❖ Tùy theo điều kiện cụ thể, NHNo nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản đảm bảo theo quy định của NHNo.

Ý nghĩa của việc lập quy trình cho vay:

Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Với NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, quy trình cho vay có những tác dụng như sau:

Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Trong đó, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận

vay từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng vị trí. Hơn

nữa với

mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ được

điều chỉnh kịp

thời cho hợp lý và có hiệu quả nhất.

Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh cho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Thiết kế các thủ tục cho vay thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng như kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền hà cho khách hàng, cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, có thể nói quy trình tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

Mặt khác, quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua đó, nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định được những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng. Ngoài ra, với việc kiểm soát tiến trình thực hiện quy trình, ngân hàng còn kịp thời phát hiện những quy định không phù hợp trong chính sách tín dụng, cũng như bản thân quy trình. Từ đó, có những thay đổi để tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng cũng như hoạt động tín dụng nói chung.

2010

2.3.3.1 Kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2008 - 2010

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010

(Đơn vị tính : Triệu đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ %

Tăng giảm Tăng (+)Giảm (-) Tăng giảmTỷ lệ %

Doanh thu 33,73 3

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w