Đối với NHNo & PTNT Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (Trang 84)

3.3.1.1 Nâng cao doanh số cho vay lành mạnh

- Muốn tăng trưởng tín dụng và cạnh tranh được với các NHTM trên địa

bàn, cần nâng cao vai trò tự chịu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo và nhân viên ở các chi nhánh trước Ban Giám Đốc, trước pháp luật về các quyết đinh của mình. Từ đó kiến nghị ban giám đốc NHNo & PTNT tỉnh nâng mức phán quyết cho vay đối với NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành đối với

A là 3 tỷ, cá nhân loại B là 2 tỷ.

- Trên địa bàn nhu cầu tiêu dùng cũng như kinh doanh phát triển mạnh trong đó nhu cầu vay mua xe du lịch, xe khách, xe vận tải các loại,.. .thế chấp bằng chính phương tiện vận tải không cần bất động sản kèm theo (Trừ ghe, tàu, thuyền hoạt động trên biển) vì phương tiện hoạt động trên đường bộ dễ quản lý, rủi ro có bảo hiểm hỗ trợ thanh toán, thực hiện công tác quản lý tài sản thế chấp đầy đủ theo quy định của ngành về cho vay thế chấp phương tiện vận tải. (Hiện nay các ngân hàng khác như Sacombank Tân Thành đang thực hiện cho vay rất hiệu quả). NHNo &PTNT khu công nghiệp Tân Thành cần mở rộng hoạt động cho vay ở lĩnh vực này.

- Thực hiện cho vay tín chấp thông qua công đoàn hoặc cơ quan đối tượng hưởng lương như giáo viên, công nhân viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp có mức thu nhập ổn định, thu nợ và lãi bằng hình thức trả góp, cho vay tập thể, thông qua hợp đồng trách nhiệm có chi trả hoa hồng theo quy định. (NHNo Châu Đức cho vay đối với giáo viên và công nhân cao su Bà Rịa rất hiệu quả, không xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn từ nhiều năm nay với số dư nợ chiếm đáng kể trong tổng dư nợ).

- Hoạt động cho vay mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đây

là hoạt động có nhiều rủi ro. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả cấp tín dụng như hiện nay, chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng ít rủi ro và giảm bớt sức ép lên hoạt động tín dụng.

- Thành lập phòng “quan hệ khách hàng” để có thêm các chuyên viên tư

vấn khách hàng, tìm hiểu nguồn khách hàng cho ngân hàng, sàn lọc khách hàng tiềm năng để công tác tín dụng ít rủi ro, bên cạnh đó nắm được tình hình kinh tế xã hội tại địa phương, tiếp cận các dự án mới của các KCN, doanh nghiệp để hoạt động tín dụng có hiệu quả.

> Áp dụng lãi suất linh hoạt.

- Để hạn chế rủi ro lãi suất ngân hàng cần áp dụng chế độ thả nổi lãi suất,

tùy từng hợp đồng, theo đó lãi suất cho vay sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất nguồn trên thị trường.

- Ngoài ra, Ngân hàng nêu áp dụng phương pháp cộng biên độ. Lãi suất

cho vay sẽ là lãi suất huy động vốn công thêm 1 biên độ nhất định là khoản lợi nhuận mà ngân hàng mong muốn. Nhằm tránh tôn thất do tình trạng lãi suất tăng giảm thất thường.

> Thành lập trung tâm nghiên cứu thông tin kinh tế nhằm cung cấp thông tin cho các cơ sở trực thuộc để giảm rủi ro cho toàn hệ thống

Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế RRTD thì - NHNo & PTNT phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin

phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế - xã hội; ngành hàng, thị trường ... thông qua các kênh thông tin khách nhau; đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ và khẩn trương thực hiện tốt các thanh toán cho khách hàng.

> Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh gía rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

- + Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh

tài

chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết - + Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây

- + Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

- Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để NHNo & PTNT xác định

giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

- > Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ

- Hoạt động của ban kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong quá

trình kiểm soát tín dụng của ngân hàng. Ngoài tính độc lập mà hệ thống này mang lại đòi hỏi nhân viên kiểm toán phải có chuyên môn cao, nắm rõ các hoạt động kiểm toán và tín dụng, luân phiên công tác các nhân viên kiểm tra, kiểm soát để tạo tính chính xác, tính minh bạch trong quá trình thực hiện công việc. Đồng thời, ban hành các chính sách kiểm tra, kiểm soát gắt gao hơn nhằm phát hiện rõ các sai sót mà chi nhánh đang gặp phải để xử lý kịp thời.

3.3.2 Đổi với ngân hàng Nhà nước và cấp trên.

3.3.2.1 Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng chuyên nghiệp, uy tín.

- Hiện nay, đại đa số các NHTM khi tiến hành thẩm định tín dụng, bên cạnh hệ thống thông tin nội bộ, các thông tin từ khách hàng cung cấp, các thông tin trên website thì Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc quản lý của NHNN là một nguồn cung cấp thông tin tín dụng đáng tin cậy của các ngân hàng trong nhiều năm qua. Tại NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành, biên bản báo cáo thông tin của CIC đóng vai trò quan trọng trong việc xét duyệt của ngân hàng. Do đó, các thông tin do CIC cung cấp phải chính

mới giảm và chất lượng tín dụng mới tăng lên.

- Trải qua nhiều năm, CIC đang trên đà phát triển và nâng cao chất lượng

hệ thống. Tuy nhiên, thông tin cung cấp vẫn còn đơn giản, chất lượng thông tin chưa rõ ràng, phân tích chưa sâu, chưa cung cấp nhiều thông tin cần thiết cụ thể về khách hàng cho nhân viên tín dụng mà chỉ mới liệt kê được lịch sử tín dụng, dư nợ vay, và uy tín đi vay của những khách hàng có thông tin, chưa cung cấp được thông tin đối với các khách hàng mới. Điển hình là, CIC chỉ trả lời khái quát khách hàng đang có dư nợ tại ngân hàng A, ngân hàng B, với tổng dư nợ là bao nhiêu, mục đích vay chung chung, không rỏ ràng cụ thể, các tài sản thế chấp là bao nhiêu và đã thế chấp tại bao nhiêu ngân hàng. Do đó, đối với các khoản vay tiêu dùng thì các nhân viên tín dụng sẽ khó có thể nắm bắt được. Vì vậy, NHNN cần phải có những chính sách nâng cấp hoàn thiện CIC để trở thành một trung tâm thông tin uy tín và có chất lượng bằng cách như:

- J Hoàn thiện về nội dung, chất lượng của thông tin, cụ thể đối với từng khách hàng. Cung cấp chế độ kết nối trực tiếp với nguồn thông tin mà không phải thông qua hỏi đáp để nhân viên tín dụng có thể tự tra cứu, xem xét đi sâu chi tiết vào từng khách hàng. Trung tâm cần chủ động kết nối với các ngân hàng, yêu cầu các ngân hàng cung cấp các số liệu thông tin chính xác, có biện pháp xử lý đối với các thông tin cung cấp không chính xác. Đồng thời, CIC nên chia các thông tin truy cứu ra làm nhiều mục hơn để các nhân viên tín dụng tìm kiếm dễ dàng hơn như vay kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng... và trong mỗi mục thống kê cung cấp đầy đủ chi tiết thông tin của khách hàng trong quá trình vay nợ. - J Nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên phân tích về công

nghệ thông tin, kỹ thuật phân tích, chuyên môn ngành để quá trình phân tích diễn ra nhanh chóng , kịp thời cho khách hàng và hệ thống công

- nghệ nhằm phục vụ điều kiện tốt nhất cho các nhân viên thực hiện tốt

vai trò của mình.

- N Giảm mức phí thu cho mỗi lần hỏi tin, cố gắng tạo môt môi trường tài nguyên cung cấp miễn phí thông tin của NHNN cho các ngân hàng thưong mại. Ngoài ra, NHNN tăng cường khuyến khích các NHTM sử dụng, sau đó bắt buộc các ngân hàng sử dụng các dịch vụ của CIC như là yếu tố cần thiết trong quy trình cho vay.

3.3.2.2 Nâng cao năng lực, chất lượng của hoạt động thanh tra ngân hàng

- Công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN đối với các NHTM đóng vai

trò quan trọng cho hoạt động kiểm tra rủi ro tín dụng, giúp phát hiện các rủi ro mà các ngân hàng đang đang gặp phải, cũng như ngăn chặn các trường hợp gian lận của các ngân hàng, chạy theo doanh số mà gây ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với các ngân hàng theo quý hoặc tháng để tăng khả năng kiểm soát của ngân hàng nhà nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng thanh tra, việc kiểm tra phải có sự đầu tư, có sự chuẩn bị, lên kế hoạch thực hiện tốt, tránh các trường hợp gian dối, chỉ mang tính hình thức, qua loa.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các thanh tra, luân phiên các cán bộ thanh tra qua nhiều ngân hàng khác nhau,để tạo tính minh bạch, tính hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm soát.

- Cập nhật, phân tích và đưa ra các giải pháp, các chính sách mà hoạt động thanh tra cung cấp để NHNN có thể sửa đổi, ban hành hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng.

3.3.2.3 về hệ thống luật tín dụng

- Bên cạnh công tác quản trị rủi ro tín

dụng riêng của ngân hàng với các

chính sách, các quy định, quy trình quản lý thì để đảm bảo tính hệ thống, sự

- 1627/2001/QĐ-NHNN được thay bằng Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN

vào ngày 3/02/2005 khi nói về điều kiện vay vốn tại điều 7, chưa nói thêm các điều kiện về tư cách người vay, lịch sử vay nợ của khách hàng, uy tín của khách hàng trong hoạt động kinh doanh.. đây là những dấu hiệu thật sự quan trọng trong quá trình cấp tín dụng hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đây là vấn đề đầu tiên để đánh giá có rủi ro hay không trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, vì thế các kiến nghị đưa ra là:

- J Luôn cập nhật các tác động, các yếu tố biến động ảnh hưởng đến các điều luật liên tục, nhằm gia tăng tính hợp pháp, tính chặt chẽ trong quá trình thực thi.

- s Giảm bớt các khối lượng văn bản, gom các văn bản có nội dung tương tư thành một, giúp cho việc truy cứu, sử dụng, thi hành có hiệu quả hơn.

- > Hoàn thiện phương pháp phân loại nợ

- Theo điều 6, điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, việc phân loại và trích lập dự phòng trên nhìn chung về phương diện an toàn tín dụng là khá tốt. Tuy nhiên việc phân loại nợ trên chỉ căn cứ trên phương diện thời gian, các tiêu chí đánh giá của tổ chức tín dụng là khách hàng có đủ khả năng thanh toán nợ gốc và lãi.. .chưa có sự hướng dẫn cụ thể những điều kiện quy định thế nào là “có khả năng ”. do đó có một số kiến nghị như sau:

- J Nên xây dựng một chính sách dự phòng rủi ro cụ thể, chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực cho vay, không chỉ tập trung vào thời gian chậm trả của khách hàng mà còn căn cứ vào hoạt động kinh doanh, uy tín thanh toán, giá trị của khoản vay...để từ đó các ngân hàng thương - mại xây dựng được các chính sách phân loại nợ thích hợp.

- J Định hướng các ngân hàng trong việc sử dụng các hệ thống chấm điểm

tín dụng, xếp hạng tín dụng, các tỷ trọng thích hợp đối với các khoản

dụng

- vay, các tiêu chí quan trọng cần và có trong những khoản

vay khác nhau.

Để tránh việc áp đặt cứng nhắc trong việc đánh giá của

ngân hàng. Tạo

một cơ sở quản lý chặt chẽ từ ngân hàng nhà nước đến các

ngân hàng

thương mại.

3.3.3 Đổi với ban ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan chức năng có liên quan đến

ngành ngân hàng như Các cơ quan công chứng, trung tâm bán đấu giá tài sản, thi hành án. Từ đó mới đảm bảo việc đăng ký, công chứng, giải tỏa, xử lý tài sản đảm bảo được nhanh chóng, đúng pháp luật và hạn chế được các thiết hại có thể xảy ra cho các ngân hang thương mại.

- Dưới bối cảnh áp lực cạnh tranh và hội nhập không ngừng của các NHTM trên địa bàn, mỗi ngân hàng đều có hình thức cho vay vốn riêng của mình. Trên cơ sở phân tích tình hình cho vay tại NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành qua các năm 2008 đến năm 2010, chương III đã nêu ra định hướng phát triển của Chi nhánh. Đổng thời khóa luận đã đề ra các các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành.

- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động

tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

- Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành nói riêng là cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của ngân hàng.

- Đó là nội dung luận văn tốt nghiệp của em, mặc dù đã hết sức cố gắng

nhưng kinh nghiệm thực tế có hạn, thời gian thực tập không nhiều, chắc chắn khóa luận sẽ có nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

- Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Cô Phan Mỹ Hạnh, các thầy cô giáo trong khoa Kế Toán - Tài chính - Ngân hàng. Cùng ban lãnh đạo, các cán bộ phòng tín dụng Chi nhánh NHNo

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w