CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Tình hình DSCVcủa Agribank-chi nhánh Bình Tân 2012-
Bảng 4.1: Tình hình DSCVcủa Agribank Bình Tân 2012-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá
trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Tổng DSCV 1.35 3 %100 5 1.43 %100 1.389 100% 1.567 100% DSCVKHDN 943,04 69,7 % 994,46 %69,3 947,30 %68,2 1.064,62 67,94% DSCVKHCN 409,96 30,3 % 440,55 30,7 % 441,70 31,8 % 502,38 32,06% (Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)
Bảng 4.2: Tình hình DSCVcủa Agribank 2012-2015 (tiếp theo)
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tổng DSCV 82,0 0 6,06 % (46,0 0) - 3,21% 178,0 0 12,81 % DSCV KHDN 51,4 1 % 5,45 6) (47,1 4,74%- 2 117,3 % 12,38 DSCVKHCN 30,5 9 7,46 % 1,1 6 0,26 % 60,6 8 13,74 %
Qua bảng 4.1 và 4.2, nhìn chung chúng ta có thể nhận thấy rằng, tình hình DSCV của Agribank Bình Tân tăng qua các năm, mặc dù có sự sụt giảm doanh số nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, nếu như DSCV năm 2012 đạt 1353 tỷ đồng trong đó DSCV KHCN đạt 409,96 tỷ đồng tương ứng 30,3% thì sang năm 2013, DSCV đã tăng lên tới 82 tỷ đồng tương ứng tăng 6,06% so với năm 2012 và đạt mức 1435 tỷ đồng. Cùng xu hướng tăng đó, nhóm KHCN cũng nâng cao tỷ trọng và chiếm 30,7% trong tổng DSCV củaAgribank, tương ứng với mức tăng là 7,46% so với năm 2012, và đạt 440,55 tỷ đồng vào năm 2013.
Sang năm 2014, DSCV giảm 46 tỷ đồng, tương ứng giảm 3,21% so với năm 2013, và chỉ còn 1389 tỷ đồng. Sự sụt giảm này là do trong năm 2014, tình hình Việt Nam có nhiều chuyển biến, đặc biệt là quá trình sáp nhập của các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ và các ngân hàng này ra sức mở rộng thị trường vì thế sự cạnh tranh trong ngành ngày càng nhiều kéo theo DSCV của Agribank trong năm này giảm so với 2013. Nhưng tín hiệu khả quan của nhóm KHCN, trong năm 2014 Agribank đã bắt đầu chú trọng vào nhóm khách hàng này hơn, minh chứng cụ thể là tỷ lệ nhóm này đã tăng lên 1,16 tỷ đồng và đạt 31,8% trong tổng DSCV năm 2014.
Tuy nhiên bước sang năm 2015, con số DSCV này đã tăng 178,00 tỷ đồng tương ứng 12,81% do với năm 2014, và đạt 1567 tỷ đồng. Có thể nhận thấy rằng, tốc độ tăng của năm này nhanh hơn tốc độ tăng vào năm 2013, đồng thời đã phần nào khắc phục được sự hụt giảm DS vào năm 2014. Để đạt được thành công này, trong những tháng cuối năm 2014 đầu năm 2015, Agribank 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, triển khai các gói, các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư, cụ thể: dành 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp cho vay đối với khách hàng xuất nhập khẩu, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh...Sự thật cho thấy, Agribank đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của toàn hệ thông ngân hàng. Cũng trong năm này, DSCV nhóm KHCN có sự tăng nhẹ so với 2014 và đạt 32,06% trong tổng DSCV năm 2015, đạt mức 60,68 tỷ đồng.
4.1.1.1 Tình hình DSCV KHCN của Agribank-chi nhánh Bình Tân theo thời hạn vay từ 2012-2015
Bảng 4.3: Tình hình DSCVnhóm KHCN của Agribank - Bình Tân theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Giá Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 trị
Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị
Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
DSCVKHCN 409,96 100
% 440,55 100% 441,70 100% 502,38 100%
Theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn 187,23 45,67% 213,00 48,35% 237,55 53,78% 274,60 54,66%
Trung và dài
hạn 222,73 54,33% 227,54 51,65% 204,15 46,22% 227,78 45,34%/WT * TA1 > T’ Ấ TT 1 TT' • 1 1 \
(Nguôn: Phòng Kê Hoạch Kinh Doanh)
Biểu đồ 4.1: Tình hình DSCVtheo thời hạn cho vay qua các năm 2012-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nhìn vào 4.3 và biểu đồ 4.1, chúng ta có thể thấy được rằng, tỷ lệ nhóm cho vay ngắn hạn KHCN tăng qua các năm, từ năm 2012 đên năm 2015. Cụ thể, nêu như năm 2012, nhóm cho vay ngắn hạn chiêm 45,67%, đạt 187,23 tỷ đồng thì sang năm 2013 con số này đã tăng 25,78 tỷ đồng và đạt mốc 213 tỷ đồng, chiêm 48,35% tổng DSCV KHCN.
Sang năm 2014, con số nhóm này tiêp tục tăng 24,54 tỷ đồng và đạt mức 235,55 tỷ đồng, chiêm 53,78% tổng DSCV KHCN năm này. Năm 2015, nhóm cho vay ngắn hạnKHCN tiếp tục tăng 37,05 tỷ đồng và đạt 274,60 tỷ đồng, tương ứng chiếm 54,66% tổng
DSCV KHCN.
Nhìn chung, qua phân tích chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng, tốc độ tăng của DSCV ngắn hạn năm 2015 lớn hơn tốc độ tăng của năm 2013 và 2014. Qua đó cho thấy, tuy trong năm 2014 là một năm đầy biến động trong hoạt động của Agribank nói riêng, toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung, nhưng Agribank đã đề ra các biện pháp chính sách, sách lược kịp thời hiệu quả như: 7 lần điều chỉnh lãi suất để khuyến khích tín dụng cá nhân, tiếp tục triển khai các hoạt động an sinh xã hội vừa thể hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, vừa củng cố, nâng cao hình ảnh, uy tín, thương hiệu của Agribank. Toàn hệ thống đã dành khoảng 254 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo, hỗ trợ các em nhỏ đồng bào dân tộc miền núi.. .Với những động thái tích cực trong năm 2014 này cộng với những ưu thế của tín dụng ngắn hạn mang lại, tuy ngành ngân hàng đang gặp phải những bất ổn trong kinh doanh nhưng Agribank vẫn giữ vững phong độ và tiếp tục thu hút khách hàng, bằng chứng là năm 2015, DSCV toàn chi nhánh nói chung, DSCV KHCN ngắn hạn nói riêng không ngừng tăng.
4.1.1.2 Tình hình DSCV KHCN của Agribank-chi nhánh Bình Tân theo mục đích sử dung vốn từ 2012-2015
Bảng 4.4: Tình hình DSCVKHCN của Agribank-Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn 2012-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị Cơ cấu Giá
trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
DSCVKHCN 409,96 100% 440,55 100% 441,70 100% 502,38 100% Theo mục đích sử dụng vốn Nông nghiệp 87,03 21,23% 108,20 24,56% 103,58 23,45% 79,83 15,89% SXKD 232,32 56,67% 198,29 45,01% 219,88 49,78% 285,40 56,81% Tiêu dùng 90,60 22,10% 134,06 30,43% 118,24 26,77% 137,15 27,30% /WT T^1 ' TT' Ấ TT 1 TT' • 1 T~x 1 X
Biểu đồ 4.2: Tình hình DSCVKHCN của Agribank- Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn từ 2012-2015
Nhìn vào bảng 4.4 và biểu đồ 4.2, tỷ trọng nhóm KHCN dùng vốn vay cho Nông Nghiệp giảm từ năm 2012-2015, tuy có sự tăng nhẹ vào năm 2013. Cụ thể, năm 2012, trong tổng DSCV thì KHCN dùng cho Nông Nghiệp chiếm 21,23% tương ứng là 90,6 tỷ đồng. Đến năm 2013, con số nhóm này tăng 21,6 tỷ đồng và đạt 108,2 tỷ đồng. Năm 2014 con số này bắt đầu có xu hướng giảm, tương ứng với mức giảm lần lượt cho năm 2014, 2015 là 4,62 tỷ đồng và 23,75 tỷ đồng, vì thế mức doanh số tương ứng của nhóm lần lượt là 103,58 tỷ đồng và 79,83 tỷ đồng.
Về sản xuất kinh doanh, nhóm này có xu hướng phát triển ngược lại so với lĩnh vực Nông Nghiệp, tức là có doanh số tăng từ năm 2012-2015. Cụ thể, năm 2012, con số nhóm này đạt được nằm trong khoảng 232,32 tỷ đồng, thì sang năm 2013 lại có xu hướng giảm nhẹ không đáng kề và chỉ còn 198.29 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2014, xu hướng nhóm này tăng đột biến và đạt lần lượt cho năm 2014, 2015 là 219,88 và 285,4 tỷ đồng.
Xét khía cạnh nhóm tiêu dùng, doanh số nhóm này cũng có xu hướng tăng 2012- 2015, mặt dù có sự giảm nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, nếu như năm 2012, 90,6 tỷ đồng là con số đóng góp mà nhóm này mang lại cho tổng DSCV KHCN, thì sang năm 2013 con số này đã tăng 43,46 tỷ đồng và đạt ngưỡng 134,06 tỷ đồng. Tuy nhiên sang năm 2014,doanh số nhóm này lại có xu hướng giảm nhẹ và chỉ còn đóng góp 118,24 tỷ đồng vào tổng DSCV KHCN trong năm này. Bước sang năm 2015, tỷ lệ đóng góp của nhóm đã có xu hướng cải thiện tích cực, bằng chứng là con số nhóm này đã tăng 18,91 tỷ đồng và đạt ngưỡng cao nhất trong 4 năm trở lại là 137,15 tỷ đồng.
Nguyên nhân của sự khác biệt trong chính sách phát triển của từng nhóm là vì trong những năm gần đây, Agribank đã và đang nổ lực mở rộng gói tín dụng tiêu dùng, khuyến khích dân chúng, những người cần vốn có thể tiếp xúc nguồn vốn dễ dàng hơn. Và thực tế cho thấy, sự đóng góp của nhóm tiêu dùng và sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng từ 2013-2015.