CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2 Tình hình dưnợ cho vay KHCN tại Agribank-chi nhánh Bình Tân từ 2012-
Tân từ 2012-2015
Bảng 4.5: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Agribank-chi nhánh Bình Tân từ 2012- 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị cấuCơ Giá trị Cơ
cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Tổng DNCV 4 1.43 % 100 6 1.44 100% 1.569 100% 1.582 %100 DNCV KHDN 1011,83 70,56 % 41.016,5 70,3% 1.096,73 69,9% 3 1.090,6 68,9 4 % DNCV KHCN 422,1 7 %29,4 6 429,4 29,7% 472,27 30,1% 491,37 31,0 6 % (Nguồn: Phòng Kế
Biểu đồ 4.3: Tình hình dư nợ cho vay Agribank Bình Tân 2012-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nhìn vào bảng 4.5 và biểu đồ 4.3, tình hình dư nợ của Agribank Bình Tân có sự thay đổi bất ngờ. Nếu như xu hướng chung cho năm 2013 và 2014 thì dư nợ của cả hai đối tượng khách hàng là DN và CN có hướng cùng tăng, nhưng bước sang năm 2015 thì xu hướng này đã có sự đối lập, trong khi dư nợ nhóm KHDN có xu hướng giảm thì dư nợ nhóm KHCN lại tăng đột biến, tăng 19,1 tỷ đồng và đạt 491,36 tỷ, cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
Qua đây có thể thấy rằng, Agribank đã và đang từng ngày chú trọng hơn vào nhóm KHCN và càng ngày thực hiện nhiều chính sách hơn nữa để phát triển mảng kinh doanh đầy tiềm năng này.
4.1.2.1 Tình hình dư nơ cho vay KHCN tai Agribank-chi nhánh Bình Tân theo thời hạn vay từ 2012-2015
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Agribank-Bình Tân theo thời hạn vay từ 2012-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Giá Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 trị
Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị
Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Tổng DNCV 422,17 100
% 429,46 100% 472,27 100% 491,37 100%
Theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn 270,40 64,05% 299,21 69,67% 332,71 70,45% 357,82 72,82%
Trung và dài hạn
151,77 35,95% 130,26 30,33% 139,56 29,55% 133,55 27,18% (Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)
Biểu đồ 4.4: Tình hình dư nợ cho vay tại Agribank Bình Tân theo thời hạn cho vay từ 2012-2015
Nhìn vào bảng 4.6 và biểu đồ 4.4, tình hình dư nợ cho vay tại Agribank Bình Tân theo thời hạn cho vay có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể đối với nhóm dư nợ ngắn hạn, tỷ lệ tăng dần từ năm 2012 đến năm 2016, nếu như năm 2012 con số nhóm này đạt được là 270.4 tỷ đồng thì bước sang năm 2013, tỷ trọng đóng góp vào tổng dư nợ KHCN tăng 28,21 tỷ đồng và đạt 299,21 tỷ, tương đương chiếm 69.67% tổng DN KHCN. Sangnăm 2014 và năm 2015, tỷ trọng này tiếp tục tăng và chạm ngưỡng lần lượt là 332,72 tỷ và 357,82 tỷ đồng.
Đối với nhóm dư nợ trung và dài hạn, nhóm này có sự biến động không đều từ năm 2012 đến năm 2015. Cụ thể, nếu như năm 2013, chứng kiến sự sụt giảm của nhóm trong dư nợ cho vay KHCN so với năm 2012 là từ 151,77 tỷ đồng xuống chỉ còn 130,26 tỷ, thì sang năm 2014, tỷ lệ đóng góp của nhóm này có sự tăng nhẹ trở lại, tức tăng 9,3 tỷ đồng và đạt 139,56 tỷ đồng. Bước sang năm 2015, một lần nữa tỷ lệ đóng góp của nhóm này lại có xu hướng giảm và chỉ còn khoảng 27,18% tổng DN KHCN, tương ứng chỉ đạt 133,55 tỷ đồng.
Qua phân tích, tuy tình hình biến động của hai nhóm trong tổng dư nợ KHCN có sự trái ngược nhau, tuy nhiên về tổng thể con số DN cũng không ngừng tăng qua các năm. Dư nợ thể hiện nguổn vốn đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế, dư nợ tăng lên chứng tỏ nền kinh tê đang sử dụng ngày càng nhiều nguồn vốn của ngân hàng. Và đây là một tín hiệu đáng mừng vì vai trò của Agribank Bình Tân trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quận Bình Tân nói riêng, các vùng lân cận nói chung ngày càng được nâng cao, và hoạt động tín dụng cũng không ngừng mở rộng và hoàn thiện cả về chất lẫn về lượng.
4.1.2.2 Tình hình dư nơ KHCN tai Agribank Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn từ 2012-2015
Bảng 4.7: Tình hình DNKHCN tại Agribank Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn 2012-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị Cơ
cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Tổng DNCV 422,17 100
% 429,46 100% 472,27 100% 491,37 100%
Nông nghiệp 6 75,8 %17,97 0 89,2 20,77% 7 66,0 13,99% 3 78,2 15,92% SXKD 284,67 67,43 % 282,50 65,78% 332,19 70,34% 341,60 69,52% Tiêu dùng 61,6 4 14,60 % 57,7 6 13,45% 74,0 0 15,67% 71,5 4 14,56% /WT T^1 ' TT' Ấ TT 1 TT' • 1 T~x 1 X
Biểu đồ 4.5: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Agribank Bình Tân theo mục đích sử dụng vốn 2012-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
■ Tiêu dùng "Sản xuất kinh doanh ■ Nông nghiệp
Nhìn vảo bảng 4.7 và biều đồ 4.5, tình hình dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn có sự biến động không đều từ 2012-2015. Đối với nhóm cho vay phục vụ cho sản xuất Nông Nghiệp, nếu như năm 2012, nhóm này chiếm khoảng 17,97% trong tổng dư nợ, tương ứng 75,86 tỷ thì sang năm 2013, con số này tăng 13,34 tỷ và đạt 89,2 tỷ, tức chiếm 20,77% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, bước sang năm 2014, nhóm này chứng kiến sự sụt giảm mạnh tỷ trọng và chỉ còn chiếm 13,99% tộng DNCV, tức đạt 66,07 tỷ. Đến năm 2015, tỳ lệ đóng góp của nhóm này trong tổng dư nợ cho vay có sự tăng trưởng trở lại và đạt 78,23 tỷ, tức chiếm 15,92%. Nhìn chung, thì tỷ trọng nhóm này trong tổng DNCV năm 2015 còn vẫn còn thấp hơn so với năm 2012, nguyên nhân là do trong những năm qua với chính sách của cấp quản lý, quận Bình Tân đã không ngừng thay đồi bộ mặt từ một vùng quê với sản xuất nông nghiệp chiếm hầu hết diện tích thì đã và đang đa dạng hóa ngành hơn, bằng chứng là tỷ trọng dư nợ đã có sự thay đổi không ngừng nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung này.
Đối với nhóm sản xuất kinh doanh, trong suốt quãng thời gian từ 2012 đến năm 2015, tỷ lệ đóng góp của nhóm này trong tổng dư nợ không ngừng tăng. Nếu như năm2012, sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 67,43%, tức đạt 284,67 tỷ thì sang năm 2013, tỷ trọng nhóm này đạt được chiếm khoảng 65,78%, tức đạt 282,5 tỷ. Bước sang năm 2014, nhóm này có sự tăng đột biến về tỷ lệ so với tổng DNCV, chiếm gần 70,34% tức đạt 332,34 tỷ, tăng 49,69 tỷ so với năm 2013. Năm 2015, tỷ trọng nhóm này tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ, tăng 9,41 tỷ so với 2013 và đạt 341,6 tỷ đồng.
Đối với nhóm tiêu dùng, nhóm này có sự biến động mạnh trong những năm qua. Nếu 61,64 tỷ là con số mà nhóm này đạt được năm 2012, thì sang năm 2013, con số này đã giảm 3,87 tỷ và chỉ còn 57,76 tỷ đồng. Năm 2014, tỷ lệ đóng góp của nhóm này có sự tăng trở lại và đạt 74 tỷ đồng, tức tăng 16,24 tỷ so với 2013. Bước sang năm 2015, thì 71,54 tỷ là con số nhóm này đạt được trong tổng dư nợ, tức là đã có sự sụt giảm so với 2014, tương ứng giảm 2,46 tỷ.