Mục tiêu phát triển hệ thống thủy lợitrên địa bàn huyện Bắc Yên đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực thủy lợi của Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La (Trang 73 - 75)

Yên đến năm 2025

Phát triển hệ thống thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới, bảo đảm nước tưới tiêu cho diện tích trồng trọt và nuôi trồng thủy sản; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia.

Tập trung đầu tư các công trình trọng điểm như: Đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm như Thủy lợi Làng Sáng, Thủy lợi Háng Cơ; quan tâm nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi hiện có, phòng, chống được mưa bão, lũ quét.

Về quản lý và sử dụng vốn đầu tư:

- Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phải đảm bảo mục tiêu: Đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả vốn đầu tư; các ngành, các cấp tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNNvà vốn Trái phiếu Chính phủ, tập trung xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng trong việc đầu tư các công trình thủy lợi theo tinh thần chung về XDCB theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg, Chỉ thị 27/CT- TTg và Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quản lý đầu tư và xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn, từ công tác quy hoạch, kế hoạch, huy động các

nguồn vốn đầu tư đến công tác thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư, tổ chức triển khai kế hoạch đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

- Tập trung triển khai nhanh các quy trình, thủ tục hành chính, xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân kế hoạch vốn giao đối với các công trình thủy lợi đã quyết định đầu tư.

- Định kỳ rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các dự án thủy lợi đã được đầu tư từ NSN, kiên quyết xử lý các dự án triển khai chậm để điều chuyển kế hoạch vốn cho các dự án thủy lợi thật sự cấp bách, triển khai nhanh, có khối lượng hoàn thành lớn nhưng đang còn thiếu vốn.

- Nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư, của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong quản lý XDCB ở tất các khâu từ chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công và giám sát, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Rà soát, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng; kiên quyết loại bỏ các nhà thầu kém năng lực, thiếu trách nhiệm trong hoạt động đầu tư.

- Các ngành chuyên môn phụ trách lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi và chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và chương trình đã được phê duyệt; chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối, bố trí đủ vốn hoàn thành dự án đầu tư ở từng cấp ngân sách; rà soát chặt chẽ nội dung về thẩm tra nguồn vốn để hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất, qua đó, giảm thất thoát lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình, dự án. Yêu cầu các Chủ đầu tư và các Ban Quản lý dự án thực hiện công tác đánh giá và giám sát đầu tư theo đúng quy định; đẩy mạnh công tác kiểm định và giám định chất lượng các công trình thuộc phạm vi quản lý. Kịp thời xử lý nghiêm khắc các vi phạm về công tác giám sát, đánh giá đầu tư, quản lý chất lượng công trình thủy lợi trên địa

bàn quản lý.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện thẩm định dự án đầu tư xây dựngcơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực thủy lợi của Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w