- E - Banking không những đem lại lợi ích cho các bên tham gia mà còn đem lại những lợi ích tiềm tàng cho toàn thể nền kinh tế, như:
- Giảm một khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Việc tiêu dùng chủ yếu bằng tiền mặt còn nhiều hạn chế như: nhà nước phải bỏ ra một chi phí để in và quản lý số tiền in ra cho thị trường. Việc khó xác định chính xác lượng tiền mặt lưu thông trong thị trường khiến cho nhà nước gặp khó khăn trong việc đưa ra các chính sách tài khoá để ổn định thị trường tài chính. Nhờ có E - Banking, tài khoản cá nhân và tiền điện tử được sử dụng phổ biến góp phần tháo gỡ những khó khăn này.
- Giúp nhà nước có thông tin đầy đủ về việc nộp thuế một cách nhanh chóng và cập nhật.
- E - Banking là chiếc cầu nối cho sự hội nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế.
❖ Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển E - Banking
• Nguyên nhân chủ quan
- Phần lớn, nguồn huy động tại các NHTM Việt Nam hiện nay, đều phục vụ cho hoạt động tín dụng, đầu tư và chỉ một số ít ngân hàng quan tâm đến NHĐT. Trong khi, quá trình phát triển dịch vụ này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn cho công nghệ và nguồn nhân lực cộng thêm sức ép cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng nước ngoài. Vì thế, quy mô vốn nhỏ và tiến trình tăng vốn còn gặp nhiều khó khăn được xem là một trong những trở ngại đối với ngân hàng Việt Nam trong việc triển khai dịch vụ NHĐT.
- Nguồn nhân lực
- Công nghệ thông tin mới phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây nên nguồn nhân lực cho lĩnh vực này chưa đạt được tính chuyên nghiệp cao do công tác đào tạo còn nhiều yếu kém. Hiện nay trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam thì có 2/3 trường đào tạo về chuyên ngành công nghệ thông tin nhưng các ngân hàng Việt Nam vẫn cho rằng khó có thể tuyển được người đáp ứng ngay công việc của họ. Sở dĩ như vậy là do sinh viên Việt Nam còn thiếu các kỹ năng xã hội,
Ngân hàng điện tử SVTH: Phạm Thị Lệ Giang
6 5
- trình độ giao tiếp tiếng Anh và làm việc theo nhóm còn
kém, kiến thức thực tế cũng
như khả năng tư duy sáng tạo chưa cao. Các chương trình đào tạo
ở một số chuyên
ngành chưa phản ánh được những phần cốt lõi nhất trong sự phát
triển của chuyên
ngành đó. Mặt khác, khả năng nhạy bén và phản ứng chậm với các
nhu cầu luôn
thay đổi của ngành công nghệ thông tin cũng làm cho chất lượng
đào tạo nhân lực
của ngành chưa theo kịp với nhu cầu thực tế. • Nguyên nhân khách quan
- Thị trường dịch vụ NH bán lẻ tại Việt Nam chưa hoàn chỉnh, thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch vẫn phổ biến kìm hãm sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến: thẻ, Internet, Phone... Đây thật sự là thách thức lớn nhất đối với việc mở rộng dịch vụ NHĐT cho hệ thống NH Việt Nam nói chung.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối không đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa cao. Bên cạnh đó, các hệ thống NHĐT của các NH còn phát triển tương đối độc lập, chưa có sự phối hợp, liên thông cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của dịch vụ mới này.
- Công nghệ chủ yếu là nhập khẩu nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và sửa chữa các khuyết điểm của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian.
- Cơ sở pháp lý đối với NHĐT tuy đã có nhưng vẫn còn hạn chế đối với một số giao dịch nên một số KH sử dụng NHĐT vẫn phải đến tận NH để đảm bảo đầy đủ giấy tờ.