Về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH LAO và một số yêu tố LIÊN QUAN của NGƯỜI dân xã ĐỒNG hưu HUYỆN yên THẾ TỈNH bắc GIANG năm 2021 (Trang 41 - 42)

- Kin th c: Nh nghi u bi tv các ut nh hế ốả ưởng sc kho ẻ các bi n pháp can thi p đ gi i quy t các v n đ s c kho [20].ệệể ảếấề ứẻ

5 Tp th dc nâng cao sc kh ụứ 311 78, 8 21, 6Đi khám ho c đ a ngđi khám ngay khi có d u hi uặưườấi thânệ

4.1. Về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu:

Trong tổng số 396 người được đưa vào nghiên cứu, giới tính chiếm tỷ lệ khá tương đương với nam là 54% còn nữ là 46%. Tuổi của những người tham gia nghiên cứu chiếm nhiếu nhất là những người ở nhóm tuổi 41 – 59 (49%), kế đến là người ở nhóm tuổi 18 – 40 tuổi (26,7%) và người từ 60 trở lên (24,3%).

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ THPT là cao nhất (48,5%), trình độ học vấn dưới THCS là 46,5%, thấp nhất là trên THPT (5%). Vấn đề này nói lên trình độ học vấn của người dân nơi đây còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc hiểu biết về cách phòng bệnh cho bản thân và mọi người xung quanh. Điều này cũng dễ hiểu, do địa bàn xã Đồng Hưu thuộc vùng sâu vùng xa, đa số người dân tại huyện sống chủ yếu bằng nghề nông, nghề thủ công như khai thác than, làm vôi, đóng gạch... Hơn nữa hiện nay, do công nghiệp phát triển, cùng với dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp một bộ phận không nhỏ người dân trong độ tuổi lao động phải đi làm ăn xa, chưa có điều kiện về nhà, ở nhà chủ yếu chỉ còn người già và trẻ nhỏ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nghề nghiệp của đối tượng chủ yếu làm nghề nông, chiếm tỷ lệ 69,4%, kế đến là lao động tự do (16,8%), cán bộ công nhân viên chức có tỷ lệ 8,8% và thấp nhất chỉ có 5% là học sinh, sinh viên. Kết quả này cũng khá giống với

kết quả của Nguyễn Trọng Bài 51,2% đối tượng là làm nghề nông. Qua đó cho thấy nghề nghiệp của người thân bệnh nhân cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự chăm sóc người bệnh, thời gian tiếp thu thông tin về phòng bệnh. Vì họ phải tham gia vào công việc đồng ruộng nuôi sống gia đình, nên thời gian tiếp cận các nguồn thông tin có bị hạn chế, vì vậy ngành y tế nơi đây cần quan tâm đến việc lựa chọn khoảng thời gian phù hợp để cung cấp thông tin cho đối tượng này trong việc phòng bệnh.

Tình trạng kinh tế của đối tượng phần nào cũng ảnh hưởng đến tiếp thu các kiến thức cũng như phòng bệnh cho bản thân và mọi người xung quanh. Theo kết quả điều tra tỷ lệ ĐTNC có kinh tế thuộc ngèo hoặc cận nghèo là khá cao chiếm 27,5%, còn tỷ lệ không nghèo chiếm 72,5%. Điều này cũng được giải thích là do Đồng Hưu là xã thuộc 135, kinh tế còn nghèo nàn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh lao xuất hiện cả ở những hộ không nghèo, có thể do ngày nay kinh tế phát triển, cuộc sống hối hả, lao động quá sức, nên sức khoẻ suy giảm khiến cho lao phổi cũng gia tăng trong nhóm đối tượng này. Do đó, có thể nói rằng bệnh lao không chỉ có người nghèo mắc phải mà tất cả mọi người ai cũng có thể mắc bệnh lao. Hiện nay, nhờ sự quan tâm của các Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân cũng được nâng cao hơn trước.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH LAO và một số yêu tố LIÊN QUAN của NGƯỜI dân xã ĐỒNG hưu HUYỆN yên THẾ TỈNH bắc GIANG năm 2021 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w