Về kiến thức của đối tượng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH LAO và một số yêu tố LIÊN QUAN của NGƯỜI dân xã ĐỒNG hưu HUYỆN yên THẾ TỈNH bắc GIANG năm 2021 (Trang 42 - 44)

- Kin th c: Nh nghi u bi tv các ut nh hế ốả ưởng sc kho ẻ các bi n pháp can thi p đ gi i quy t các v n đ s c kho [20].ệệể ảếấề ứẻ

5 Tp th dc nâng cao sc kh ụứ 311 78, 8 21, 6Đi khám ho c đ a ngđi khám ngay khi có d u hi uặưườấi thânệ

4.2. Về kiến thức của đối tượng nghiên cứu:

Trong nghiên cứu này, đánh giá chung kiến thức tổng thể của đối tượng đối với bệnh lao (bao gồm: phát hiện, điều trị và phòng bệnh) thì 80,3% đối tượng có kiến thức đạt. So sánh với một số nghiên cứu trong nước thì nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Trần Thị Mai (80,2%) [9], và cao hơn nghiên cứu của Đặng Thị Hồng Nhung (57,4%) [9]. Kết quả này có thể là do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là do trong những năm gần đây, người dân đã được tuyên truyền nhiều hơn về bệnh lao, hơn nữa nghiên cứu của hai tác giả trên tiến hành cách đây 4 năm, khi đó nhận thức của người dân về bệnh lao vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra sự hiểu biết về bệnh lao còn thể hiện qua nhiều thông tin khác, cụ thể biết về khả năng lây bệnh lao, nguyên nhân gây bệnh và đường lây và nguồn lây chính của bệnh. Kết quả đạt được lần lượt là 94% lao phổi có khả năng lây; 87% do vi trùng khuẩn lao, 78,7% do vi khuẩn lao người bị bệnh khạc nhổ ra và 85% đường lây là qua đường hô hấp. Kết quả này có khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Như Ý (2009) với 97,5% số người được hỏi biết rằng lao là bệnh lây nhiễm, 27% biết vi khuẩn lao gây ra bệnh. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Thu (2013) tại Trung tâm Hô hấp –

lây qua đường hô hấp) [24]. Kết quả nghiên cứu của Lâm Thuận Hiệp (2009), chỉ có 22,5% biết nguyên nhân do vi trùng lao [16], thấp hơn rất nhiều so với kết quả của chúng tôi. Điều này cũng phù hợp với thực tế bởi vì nghiên cứu của chúng tôi được bởi vì những năm gần đây, công tác truyền thông về bệnh lao được quan tâm hơn, các buổi tổ chức khám phát hiện lao chủ động trong cộng đồng cũng được tổ chức thường xuyên. Trong quá trình này, họ được tiếp cận với nhiều thông tin về phòng bệnh hơn, điều này cũng khẳng định sự hiệu quả trong công tác truyền thông phòng chống lao của chúng ta trong thời gian qua.

Đa số ĐTNC đều biết dấu hiệu nghi ngờ của bệnh lao (87%). Dấu hiệu nghi ngờ thường gặp nhất là ho khạc trên 2 tuần 91%; sốt nhẹ về chiều 87%; và đau tức ngực 54%. Dấu hiệu gầy sút cân, mệt mỏi, kém ăn chỉ chiếm <45%; Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu (56,7% sốt nhẹ về chiều; 35,7% đau tức ngực; 50,7% gầy sút cân) [24]; nghiên cứu của Nguyễn Ý Như (2009), kết quả cho thấy 88% biết ho kéo dài là dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh [19]; nghiên cứu của Lâm Thuận Hiệp (2009) có 77,25% biết ho kéo dài trên 3 tuần là dấu hiệu nghi ngờ lao[16]. Điều này cho thấy kiến thức của đối tượng ngày càng được nâng cao hơn trước, tuy nhiên đối tượng còn chưa biết về những dấu hiệu phổ biến như gầy sút cân, mệt mỏi, kém ăn không chỉ là triệu chứng của các bệnh nan y khác mà cũng là biểu hiện của bệnh lao.

Các yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao thường gặp nhất là do các yếu tố xã hội: chỗ ở chật chội, điều kiện kinh tế và mức sống thấp, trình độ học vấn thấp, các phong tục tập quán lạc hậu làm cho bệnh lao thường trầm trọng hơn nhưng trong nghiên cứu kết quả có 86% do sống chung với người bệnh lao phổi; 78% đối tượng nghiên cứu cho là do suy nhược cơ thể; 56% do lao động quá sức; 42% là do nhiễm HIV/AIDSvà chỉ có 25% đối tượng nghiên cứu cho rằng là do nhà ở chật chội . Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của người dân Việt Nam, năm 2008 của Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam về yếu tố thuận lợi có 64,4% biết người có HIV dễ mắc lao; biết cơ thể suy yếu, suy dinh dưỡng là 60,9%. Các yếu tố thuận lợi ít được biết là nghiện rượu, biết nơi cư trú chật hẹp ẩm thấp 25% [4]. Qua kết quả của cả hai nghiên cứu này chúng ta thấy rằng, yếu tố nhà ở chật chội, ẩm thấp ít được đối tượng quan tâm nhất, mặc dù đây là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc phòng bệnh lao. Điều này cho thấy là chúng ta cần phải có sự thay đổi trong xây dựng nội dung truyền thông về phòng bệnh lao trong cộng đồng, cần quan tâm chú ý hơn đến yếu tố giữ nhà cửa thông thoáng.

Trong nghiên cứu này, có 88% ĐTNC cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ý Như (2009), có 85,1% biết bệnh lao có thể chữa khỏi [19], đây là điều đáng mừng bởi vì họ đã thay đổi được suy nghĩ trước đây cho rằng bệnh lao là một trong “tứ chứng nan y”, và khi hiểu được bệnh lao có khả năng chữa khỏi giúp họ có niềm tin mà an tâm điều trị.

Tiêm phòng BCG cho trẻ và giữ nhà cửa thông thoáng là một trong những điểm cơ bản quan trọng trong chương trình chống lao quốc gia. Kết quả phỏng vấn về những biện pháp phòng bệnh cho chính bản thân của đối tượng nghiên cứu thì có 96% là biết cần mang khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh; 72% biết là không dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ dùng ăn uống với người bệnh. Chỉ có 56% đối tượng biết là giữ nhà cửa thông thoáng và có 77% biết là tiêm phòng BCG cho trẻ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu (2013) tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ biết biện pháp phòng bệnh bằng tiêm BCG cho trẻ em là 39,3% [24], thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu đã biết được rằng tiêm BCG cho trẻ cũng như giữ nhà cửa thông thoáng cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh dễ thực hiện nhưng có hiệu quả.

Đa số đối tượng cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi (88%). Tỷ lệ đối tượng có hiểu biết đúng về nguyên tắc điều trị (những điều cần thiết để chữa khỏi bệnh lao) khá cao (78%). Kết quả này tương tự nghiên cứu của Đỗ Quang Hải ở Điện Biên (61,6%) [10]. Vì vậy công tác tư vấn, tuyên truyền của CBYT là vô cùng quan trọng nhằm giúp cho đối tượng cũng như bệnh nhân nắm được những điều cần thiết để chữa khỏi bệnh lao, phối hợp với bác sĩ để tuân thủ nguyên tắc điều trị mang lại hiệu quả tốt.

Bên cạnh đó 19,7% đối tượng có kiến thức chưa đạt. Do vậy để công tác PCL có hiệu quả thì một trong những giải pháp quan trọng là cần phải cung cấp thông tin, trang bị kiến thức PCL cho người dân trong cộng đồng nói chung, đặc biệt là đối tượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH LAO và một số yêu tố LIÊN QUAN của NGƯỜI dân xã ĐỒNG hưu HUYỆN yên THẾ TỈNH bắc GIANG năm 2021 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w