Các loại QRcode hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TÌM HIỂU và SO SÁNH mã BARCODE và QRCODE (Trang 31)

4.1 QR Code model 1 và model 2

Model 1 là QR code đầu tiên có khả năng mã hóa 1.167 ký số; model 2 là cải tiến để có thể đọc được trơn tru hơn ngay cả khi bị biến dạng, mã hóa được 7.089 ký số.

4.2 Micro QR Code

Chỉ cần một ô vuông định vị nên có thể in trên không gian nhỏ hơn nhiều so với QR code.

Hình 13: Model 1,2 và Micro QR

4.3 iQR Code

Có kích thước rất linh động từ bé hơn QR code và micro QR code đến kích thước lớn hơn; có thể in dạng chữ nhật, dạng vòng, trắng đen hay những kiểm chấm điểm nên có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

4.4 SQRC

Là loại QR code có tính năng hạn chế đọc, có thể dùng để lưu thông tin riêng, quản lý thông tin nội bộ công ty và thông tin tương tự.

Hình 15: SQRC

4.5 LogoQ

Là loại QR code mới với những tính năng nhận biết thị giác mạnh hơn bằng cách kết hợp ký tự, hình ảnh với màu sắc phong phú.

Hình 16: LogoQ

5. Cấu trúc của QR code

Các mẫu pixel màu đen và trắng xuất hiện ngay trên mã QR Code, giống như là một trò chơi với những ô chữ nhỏ và dường như được sáng tác một cách ngẫu nhiên.

Nhưng các cấu trúc nhất định có thể được xác định, để máy quét nhận dạng Mã QR thì mã phải luôn là hình vuông.

Mã QR code tiêu chuẩn có thể được nhận dạng dựa vào cácthành phần chính:

5.1 Quiet Zone (vùng yên tĩnh)

Đây là đường viền trắng trống xung quanh bên ngoài của mã QR. Nếu không có đường viền này, trình đọc QR sẽ không thể xác định được cái gì được chứa và không được chứa bên trong mã QR (do sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài).

Hình 17: Quiet Zone (vùng yên tĩnh)

5.2 Finder pattern (mẫu tìm kiếm)

Mã QR thường chứa ba hình vuông màu đen ở góc dưới cùng bên trái, trên cùng bên trái và trên cùng bên phải. Những hình vuông này cho người đọc QR biết rằng nó đang xem mã QR và ranh giới bên ngoài của mã nằm ở đâu.

Hình 18: Finder pattern (mẫu tìm

5.3 Alignment pattern (mẫu căn chỉnh)

Đây là một hình vuông nhỏ hơn khác nằm ở đâu đó gần góc dưới cùng bên phải. Nó đảm bảo rằng mã QR có thể được đọc, ngay cả khi nó bị lệch hoặc ở một góc.

Hình 19: Alignment pattern (mẫu căn

chỉnh)

5.4 Timing pattern (mẫu thời gian)

Đây là một đường hình chữ L chạy giữa ba ô vuông trong mẫu tìm kiếm. Timing giúp người đọc xác định các ô vuông riêng lẻ trong toàn bộ mã và giúp cho mã QR bị hỏng có thể được đọc.

Hình 20: Timing pattern (mẫu thời gian)

5.5 Version information (thông tin phiên bản)

Đây là một trường thông tin nhỏ nằm gần ô mẫu công cụ tìm trên cùng bên phải. Điều này xác định phiên bản mã QR đang được đọc.

Hình 21: Version information (thông

tin phiên bản)

5.6 Format information (định dạng thông tin)

Chứa đựng thông tin về khả năng chịu lỗi và khung data mask, giúp dễ dàng hơn cho việc scan Code.

Hình 22: Format information (định dạng thông tin)

5.7 Data cells (các ô dữ liệu)

Phần còn lại của mã QR truyền đạt thông tin thực tế, tức là URL, số điện thoại hoặc tin nhắn mà nó chứa.

Hình 23: Data cells (các ô dữ liệu)

6. Ưu điểm và nhược điểm của QR code 6.1 Ưu điểm của QR code

Mã QR code cũng một một lợi thế so với mã vạch truyền thống, những mã này giúp tăng tính linh hoạt, độ tin cậy và dễ sử dụng.

Dung lượng cao – lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, cho phép lưu trữ nội dung thực và không chỉ các ID hoặc tham chiếu.

Yêu cầu ít không gian hơn – Lấy cùng một dữ liệu được lưu trữ trên một diện tích bề mặt nhỏ hơn nhiều.

Khả năng chống bụi và thiệt hại – Ngay cả khi bị hư hỏng vẫn có cơ hội chúng vẫn có thể đọc được.

Có thể đọc được từ bất kỳ hướng nào – Quét chúng từ mọi góc độ, người đọc không cần phải căn chỉnh theo hướng của mã.

Cấu trúc phụ thêm – Dữ liệu có thể được chia thành nhiều mã khi quét có thể được kết hợp để tái tạo lại nội dung gốc.

Mã QR càng nhiều mã sửa lỗi thì càng lưu trữ được ít dữ liệu và càng lưu trữ nhiều dữ liệu thì mã QR lại càng có nhiều ô vuông. Số ô vuông cũng tăng lên khi mức

độ sửa lỗi cao hơn. Những mã QR muốn đẹp một chút sẽ phải giảm dung lượng lưu trữ.

Mức độ sửa chữa lỗi Độ khôi phục Ứng dụng

Level L Khoảng 7% Sử dụng trong môi trường ít bị bẩn Level M Khoảng 15% Sử dụng trong môi trường thông thường Level Q Khoảng 25% Sử dụng trong môi trường dễ bị bẩn

Level H Khoảng 30% Sử dụng trong môi trường dễ bị bẩn như sưởngsản xuất

Bảng 3: Khả năng sửa lỗi

6.2 Nhược điểm của QR code

Thường mã QR được cho là an toàn nhưng cách khai thác phổ biến là dùng kiểu dữ liệu URL để chuyển hướng người dùng sang website nhiễm độc để lừa đảo hoặc lưu trữ dữ liệu thực thi, khai thác lỗ hổng trên ứng dụng của nạn nhân (trình đọc, trình duyệt web, trình xem ảnh).

Ngoài ra còn có các trường hợp mã độc xâm nhập điện thoại Android, ví dụ như gửi tin nhắn SMS tốn nhiều tiền hay đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng mà người dùng không biết.

Không thể quét nếu không có mạng.

Nếu bạn là người lần đầu tiếp xúc với QR code thì có lẽ sẽ gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là đối với người lớn tuổi hay người chưa được tiếp xúc nhiều với Internet.

7. Ứng dụng của QR code

-Mua sản phẩm. -Tải file trên mạng. -Nghe nhạc online.

-Tra cứu lịch trình xe bus/tàu tài.

-Truy cập Website/Fanapge nhanh chóng không cần link. -Nhận thông tin khuyến mãi định kỳ qua mail/số điện thoại.

-Nhận thông tin về một mẫu quảng cáo/chương trình/sự kiện khuyến mãi. -Áp dụng QR Code vào quản lý doanh nghiệp, nhân sự.

-Tra cứu bản đồ 1 khu vực nào đó: ứng dụng tại các địa điểm công cộng, khu du lịch, vườn sinh thái.

-Đặc biết là áp dụng QR Code vào tem công nghệ chống hàng giả hiện đại nhất hiện nay.

-Liên kết trực tiếp để tải xuống ứng dụng trên Apple App Store hoặc Google Play.

-Xác thực tài khoản trực tuyến và xác minh chi tiết đăng nhập.

-Truy cập Wi-Fi bằng cách lưu trữ các chi tiết mã hóa như SSID, mật khẩu và loại mã hóa.

-Gửi và nhận thông tin thanh toán.

-Và hơn thế nữa – một công ty ở Anh có tên là QR Memories thậm chí còn tạo mã QR để sử dụng trên bia mộ. Nó cho phép mọi người quét mã để đọc thêm về cuộc đời của người đã khuất đó (nếu họ có cáo phó hoặc câu chuyện tin tức trực tuyến liên quan đến họ).

Hình 24: Tra thông tin sản phẩm và tải tài liệu

CHƯƠNG III: SO SÁNH BARCODE VÀ QR CODE 1. Sự giống nhau

BarCode và QR Code hiện đang là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc quản lý hàng hóa, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu… Vì thế, người tiêu dùng không còn quá xa lạ với 2 lại mã này, đặc biệt là mã số mã vạch. Với 2 loại mã này sẽ giúp doanh nghiệp nhiều tiện ích như:

- Bảo vệ hàng hóa khỏi hàng giả.

- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

- Quản lý giá cả.

- Quản lý bảo hành sản phẩm.

- Hỗ trợ hoạt động truyền thông, marketing.

- Nắm bắt tâm lý, tương tác người tiêu dùng hiệu quả.

Về mặt cấu tạo cũng có những điểm giống nhau. Trước khi in lên các loại phôi in tem ( thường gọi là decal ) các loai mã này cần được mã hoá và xử lý bằng các thuật toán riêng , thực hiện trên máy tình. Mã Barcode và QR Code đều được tạo thành bằng cách mã hoá các dữ liệu số và chuyển thành dạng hình ảnh. Sau đó các dạng mã sẽ được in lên phôi tem khác nhau để tạo thành các loại tem mã vạch hay tem QR code.

Để đọc mã QR và mã vạch đều phải dùng các thiết bị có đầu đọc quang học hoặc camera ghi hình và giải mã các hình ảnh thành các ký tự ban đầu trước đó.

2. Sự khác nhau

Barcode là khái niệm xuất hiện trước, được áp dụng một cách phổ biến trên toàn thế giới. Lúc đó, đại diện nổi bật nhất của Barcode là mã vạch (mã 13 chữ số) hay còn gọi là EAN. Theo đó, tất cả các sản phẩm được phát hành ra thị trường phải đăng ký mã vạch mới được gọi là hợp lệ. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, mã vạch luôn làm tốt vai trò của mình. Nhưng càng ngày, nhu cầu sử dụng càng tăng cao và mã vạch được dự đoán sẽ sớm đạt đến giới hạn của nó.

QR code ra đời, có nhiều khả năng ưu việt hơn hẳn mã vạch đang lên ngôi và hứa hẹn sẽ thay thế mã vạch để phục vụ thị trường hiện tại.

1.1 Cách hiển thị

Có lẽ là sự khác biệt lớn nhất mà ai nhìn vào cũng thấy rõ, chính là hình dáng của chúng. QR code chứa các mảng màu đen trắng hình thành trong 1 hình vuông, trong khi BarCode chứa các sọc đen trắng song song trong 1 hình chữ nhật.

Thế hệ trước QR code là Barcode có hình ảnh dài, ngắn khác nhau. Cộng thêm dãy mã số bên dưới khiến cho Barcode rất cồng kềnh, chiếm diện tích và khó trang trí.

QR code với dạng hình vuông, có thể thu nhỏ phóng to mà vẫn không ảnh hưởng đến việc quét. Cũng có thể trang trí QR code bằng logo, hình ảnh hoặc avatar một cách tùy thích…

Hình 26: Cách hiển thị

Trong khi barcode chỉ giữ được thông tin theo chiều ngang (horizontal direction), QR code có thể giữ thông tin cả chiều ngang (horizontal direction) và chiều dọc (vertical direction). Với sự khác biệt về cấu trúc này, QR code có thể lưu trữ thông tin nhiều gấp hàng trăm lần (hundreds of times) so với bar code, do đó nó có thể lưu trữ thông tin tốt hơn trong 1 khoảng diện tích nhỏ hơn so với Barcode.

Trước kia, Barcode cũng phát triển rất nhiều cho đến khi nó được lên ngôi nhờ QR code. Tuy nhiên, từ 1D, EAN, Code 39 hoặc 2D đều chỉ có thể lưu trữ lượng ký tự ít ỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mã phổ biến nhất là EAN cũng chỉ lưu trữ được 20 đến 25 ký tự.

Với QR code, lượng dữ liệu có thể lưu trữ là thật sự khổng lồ: 7089 dữ liệu số, 4296 chữ và số và nhiều loại dữ liệu khác nhau. Gấp hàng ngàn lần so với barcode thế hệ trước.

1.1 Khả năng chịu lỗi

Đây chính là ưu điểm vượt trội của QR code so với Barcode. QR code có khả năng chịu lỗi từ 7-30%. Điều này có nghĩa là gì? Tức là, trong trường hợp QR code in trên sản phẩm bị bẩn hay trầy xước, trong mức cho phép 7-30%, chúng ta vẫn có thể lấy được thông tin trên đó 1 cách chính xác. Nhờ tính năng chịu lỗi vô cùng lớn này, nhiều công ty đã đưa logo hay hình ảnh của họ vào code để phòng trường hợp có bất kì câu hỏi nào liên quan.

1.2 Khả năng thay đổi thông tin

Khả năng thay đổi thông tin sau khi gắn vào mã của mã vạch bằng không nhưng đối với QR Code lại có thể thay đổi.

1.3 Khả năng thống kê

Mã QR Code có khả năng thống kê các thông số về số lượt quét, vị trí quét và số điện thoại quét. Còn đối với mã vạch thì không.

1.4 Khả năng xử lý

Mục đích ban đầu của Barcode là để giảm thiểu nhập liệu, sai sót để tiết kiệm thời gian và công sức. Sử dụng máy quét quang học để quét nhập liệu mã số mã vạch lên hệ thống. Nhưng bị hạn chế là góc quét phải đúng, hình ảnh phải rõ và nằm trên mặt phẳng và tốc độ đọc của máy quét quang học vẫn còn chậm.

Vì còn được gọi là mã phản hồi nhanh, QR code có thể phản hồi gần như tức thì khi quét. Điều đặc biệt, QR code còn có thể quét được ở nhiều góc độ khác nhau, có thể phản hồi ngay cả khi không ở trạng thái tốt nhất như mờ, gấp, nhăn hay biến dạng…

1.5 Tiện dụng

Barcode thông thường chúng có thể hiểu bằng cách nhìn vào dãy số bên dưới. Nhưng nếu không nhớ quy luật của nó thì chúng ta cũng khó có thể hiểu được. Chưa kể có những Barcode nâng cao dường như chỉ dùng được thiết bị hoặc phần mềm chuyên dụng mới có thể đọc được như những loại barcode 2D.

Với các loại QR code, chỉ cần một thao tác đơn giản bằng chiếc điện thoại thông minh của bạn. Có thể dễ dàng đọc được ý nghĩa của nó mà không cần phải hiểu biết thêm những quy luật rắc rối như Barcode.

1.6 Tính chính xác

Mã vạch thường xảy ra lỗi khi quét mã sản phẩm, tình trạng này bạn dễ dàng gặp phải khi đi mua hàng ở siêu thị. Nhân viên siêu thị phải mất nhiều thời gian để chọn vị trí quét mã để máy quét ghi nhận chính xác nhất. Nhiều khi máy không đọc được mã, nhân viên phải mất thời gian để nhập số seri sản phẩm, việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, để quét mã Barcode bạn cần phải đầu tư máy quét mã vạch chuyên dụng chứ không thể quét trên điện thoại. Đây sẽ là một phần chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.

So với mã Barcode thì QR code sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian lẫn chi phí mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao nhất. QR code có thể quét bằng các ứng dụng trên điện thoại thay vì phải đầu tư một máy quét chuyên dụng như quét mã Barcode. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư máy móc phức tạp. Ngoài ra, quét mã QR code hầu như sẽ có độ chính xác tuyệt đối.

1.7 Bảo mật

Mã vạch đơn thuần chỉ là sử dụng một ngôn ngữ hình ảnh và số để biểu thị cho nội dung cần thiết. Chúng rất dễ dàng bị sao chép và thể hiện cho nhiều sản phẩm cùng lúc mà chúng ta không thể phát hiện ra.

Ngoài ra, mã Barcode và QRcode còn có những điểm khác biệt như:

Đặc điểm

Mã vạch lưu trữ thông tin gồm các sọc đen và trắng (một số có thêm chữ số)

Mã vạch lưu trữ thông tin gồm các hình vuông và dấu chấm màu đen trên nền trắng (hoặc có màu) độc nhất

Thiết bị quét Quét bằng thiết bị (hoặc

ứng dụng) đặc thù

Quét bằng nhiều loại thiết bị và ứng dụng

Tầm quét 30cm – 5m Tuỳ thuộc vào kích thước của mã

Loại ma trận Hai chiều Một chiều

Đại diện bởi Các chấm vuông trên lưới

vuông

Sắp xếp theo chiều dọc của các đường song song

Nguồn gốc thương mại Vào năm 1994 Vào năm 1952

Mục đích

Lưu trữ và truyền văn bản, hình ảnh, danh bạ, nhạc, v.v.

Lưu trữ và truyền dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Chủ yếu được sử dụng trong Điện thoại thông minh, thiết bị máy tính bảng, máy tính, v.v.

Siêu thị, bệnh viện, rạp chiếu phim, chuyển phát nhanh, v.v.

Ưu điểm

Công nghệ đã được chứng minh trong nhiều thâm kỷ

Chi phí sản xuất và sử dụng thấp

Lưu trữ được nhiều thông tin dữ liệu hơn

Linh hoạt trong việc quét mã

Nhược điểm

Yêu cầu các thiết bị quét đặc thù

Yêu cầu các hiển thị trực quan

Không thể scan hàng loạt Các vấn đề bảo mật (trộm cắp, thu thập trái phép,…)

Không thể quét hàng loạt Nếu mã bị hư hại nhiều có thể không thể scan

Bảng 4: Điểm khác biệt giữa Barcode và QR code

Vậy nên chọn Barcode hay QR Code?

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn Barcode hay QR Code. Khi bạn chỉ cần lưu trữ mã số nhận dạng mặt hàng hoặc kết nối với thông tin trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hoặc mặt hàng thì Barcode là một lựa chọn phù hợp.

Nhưng khi bạn cần lưu trữ lượng dữ liệu lớn thì mã QR là một công cụ phù hợp hơn. Khi bạn muốn thêm các tài liệu hướng dẫn, thông số kỹ thuật sản phẩm, quy trình nhưng không đủ không gian trên sản phẩm thì hãy dùng mã QR.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TÌM HIỂU và SO SÁNH mã BARCODE và QRCODE (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w