Sự khác nhau

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TÌM HIỂU và SO SÁNH mã BARCODE và QRCODE (Trang 40)

Barcode là khái niệm xuất hiện trước, được áp dụng một cách phổ biến trên toàn thế giới. Lúc đó, đại diện nổi bật nhất của Barcode là mã vạch (mã 13 chữ số) hay còn gọi là EAN. Theo đó, tất cả các sản phẩm được phát hành ra thị trường phải đăng ký mã vạch mới được gọi là hợp lệ. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, mã vạch luôn làm tốt vai trò của mình. Nhưng càng ngày, nhu cầu sử dụng càng tăng cao và mã vạch được dự đoán sẽ sớm đạt đến giới hạn của nó.

QR code ra đời, có nhiều khả năng ưu việt hơn hẳn mã vạch đang lên ngôi và hứa hẹn sẽ thay thế mã vạch để phục vụ thị trường hiện tại.

1.1 Cách hiển thị

Có lẽ là sự khác biệt lớn nhất mà ai nhìn vào cũng thấy rõ, chính là hình dáng của chúng. QR code chứa các mảng màu đen trắng hình thành trong 1 hình vuông, trong khi BarCode chứa các sọc đen trắng song song trong 1 hình chữ nhật.

Thế hệ trước QR code là Barcode có hình ảnh dài, ngắn khác nhau. Cộng thêm dãy mã số bên dưới khiến cho Barcode rất cồng kềnh, chiếm diện tích và khó trang trí.

QR code với dạng hình vuông, có thể thu nhỏ phóng to mà vẫn không ảnh hưởng đến việc quét. Cũng có thể trang trí QR code bằng logo, hình ảnh hoặc avatar một cách tùy thích…

Hình 26: Cách hiển thị

Trong khi barcode chỉ giữ được thông tin theo chiều ngang (horizontal direction), QR code có thể giữ thông tin cả chiều ngang (horizontal direction) và chiều dọc (vertical direction). Với sự khác biệt về cấu trúc này, QR code có thể lưu trữ thông tin nhiều gấp hàng trăm lần (hundreds of times) so với bar code, do đó nó có thể lưu trữ thông tin tốt hơn trong 1 khoảng diện tích nhỏ hơn so với Barcode.

Trước kia, Barcode cũng phát triển rất nhiều cho đến khi nó được lên ngôi nhờ QR code. Tuy nhiên, từ 1D, EAN, Code 39 hoặc 2D đều chỉ có thể lưu trữ lượng ký tự ít ỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mã phổ biến nhất là EAN cũng chỉ lưu trữ được 20 đến 25 ký tự.

Với QR code, lượng dữ liệu có thể lưu trữ là thật sự khổng lồ: 7089 dữ liệu số, 4296 chữ và số và nhiều loại dữ liệu khác nhau. Gấp hàng ngàn lần so với barcode thế hệ trước.

1.1 Khả năng chịu lỗi

Đây chính là ưu điểm vượt trội của QR code so với Barcode. QR code có khả năng chịu lỗi từ 7-30%. Điều này có nghĩa là gì? Tức là, trong trường hợp QR code in trên sản phẩm bị bẩn hay trầy xước, trong mức cho phép 7-30%, chúng ta vẫn có thể lấy được thông tin trên đó 1 cách chính xác. Nhờ tính năng chịu lỗi vô cùng lớn này, nhiều công ty đã đưa logo hay hình ảnh của họ vào code để phòng trường hợp có bất kì câu hỏi nào liên quan.

1.2 Khả năng thay đổi thông tin

Khả năng thay đổi thông tin sau khi gắn vào mã của mã vạch bằng không nhưng đối với QR Code lại có thể thay đổi.

1.3 Khả năng thống kê

Mã QR Code có khả năng thống kê các thông số về số lượt quét, vị trí quét và số điện thoại quét. Còn đối với mã vạch thì không.

1.4 Khả năng xử lý

Mục đích ban đầu của Barcode là để giảm thiểu nhập liệu, sai sót để tiết kiệm thời gian và công sức. Sử dụng máy quét quang học để quét nhập liệu mã số mã vạch lên hệ thống. Nhưng bị hạn chế là góc quét phải đúng, hình ảnh phải rõ và nằm trên mặt phẳng và tốc độ đọc của máy quét quang học vẫn còn chậm.

Vì còn được gọi là mã phản hồi nhanh, QR code có thể phản hồi gần như tức thì khi quét. Điều đặc biệt, QR code còn có thể quét được ở nhiều góc độ khác nhau, có thể phản hồi ngay cả khi không ở trạng thái tốt nhất như mờ, gấp, nhăn hay biến dạng…

1.5 Tiện dụng

Barcode thông thường chúng có thể hiểu bằng cách nhìn vào dãy số bên dưới. Nhưng nếu không nhớ quy luật của nó thì chúng ta cũng khó có thể hiểu được. Chưa kể có những Barcode nâng cao dường như chỉ dùng được thiết bị hoặc phần mềm chuyên dụng mới có thể đọc được như những loại barcode 2D.

Với các loại QR code, chỉ cần một thao tác đơn giản bằng chiếc điện thoại thông minh của bạn. Có thể dễ dàng đọc được ý nghĩa của nó mà không cần phải hiểu biết thêm những quy luật rắc rối như Barcode.

1.6 Tính chính xác

Mã vạch thường xảy ra lỗi khi quét mã sản phẩm, tình trạng này bạn dễ dàng gặp phải khi đi mua hàng ở siêu thị. Nhân viên siêu thị phải mất nhiều thời gian để chọn vị trí quét mã để máy quét ghi nhận chính xác nhất. Nhiều khi máy không đọc được mã, nhân viên phải mất thời gian để nhập số seri sản phẩm, việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, để quét mã Barcode bạn cần phải đầu tư máy quét mã vạch chuyên dụng chứ không thể quét trên điện thoại. Đây sẽ là một phần chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.

So với mã Barcode thì QR code sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian lẫn chi phí mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao nhất. QR code có thể quét bằng các ứng dụng trên điện thoại thay vì phải đầu tư một máy quét chuyên dụng như quét mã Barcode. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư máy móc phức tạp. Ngoài ra, quét mã QR code hầu như sẽ có độ chính xác tuyệt đối.

1.7 Bảo mật

Mã vạch đơn thuần chỉ là sử dụng một ngôn ngữ hình ảnh và số để biểu thị cho nội dung cần thiết. Chúng rất dễ dàng bị sao chép và thể hiện cho nhiều sản phẩm cùng lúc mà chúng ta không thể phát hiện ra.

Ngoài ra, mã Barcode và QRcode còn có những điểm khác biệt như:

Đặc điểm

Mã vạch lưu trữ thông tin gồm các sọc đen và trắng (một số có thêm chữ số)

Mã vạch lưu trữ thông tin gồm các hình vuông và dấu chấm màu đen trên nền trắng (hoặc có màu) độc nhất

Thiết bị quét Quét bằng thiết bị (hoặc

ứng dụng) đặc thù

Quét bằng nhiều loại thiết bị và ứng dụng

Tầm quét 30cm – 5m Tuỳ thuộc vào kích thước của mã

Loại ma trận Hai chiều Một chiều

Đại diện bởi Các chấm vuông trên lưới

vuông

Sắp xếp theo chiều dọc của các đường song song

Nguồn gốc thương mại Vào năm 1994 Vào năm 1952

Mục đích

Lưu trữ và truyền văn bản, hình ảnh, danh bạ, nhạc, v.v.

Lưu trữ và truyền dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Chủ yếu được sử dụng trong Điện thoại thông minh, thiết bị máy tính bảng, máy tính, v.v.

Siêu thị, bệnh viện, rạp chiếu phim, chuyển phát nhanh, v.v.

Ưu điểm

Công nghệ đã được chứng minh trong nhiều thâm kỷ

Chi phí sản xuất và sử dụng thấp

Lưu trữ được nhiều thông tin dữ liệu hơn

Linh hoạt trong việc quét mã

Nhược điểm

Yêu cầu các thiết bị quét đặc thù

Yêu cầu các hiển thị trực quan

Không thể scan hàng loạt Các vấn đề bảo mật (trộm cắp, thu thập trái phép,…)

Không thể quét hàng loạt Nếu mã bị hư hại nhiều có thể không thể scan

Bảng 4: Điểm khác biệt giữa Barcode và QR code

Vậy nên chọn Barcode hay QR Code?

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn Barcode hay QR Code. Khi bạn chỉ cần lưu trữ mã số nhận dạng mặt hàng hoặc kết nối với thông tin trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hoặc mặt hàng thì Barcode là một lựa chọn phù hợp.

Nhưng khi bạn cần lưu trữ lượng dữ liệu lớn thì mã QR là một công cụ phù hợp hơn. Khi bạn muốn thêm các tài liệu hướng dẫn, thông số kỹ thuật sản phẩm, quy trình nhưng không đủ không gian trên sản phẩm thì hãy dùng mã QR.

Mỗi loại mã vạch sẽ phù hợp với đặc thù sản phẩm và thông tin bạn muốn truyền đạt trên đó. Barcode thường được sử dụng cho các loại dữ liệu có đặc thù thay đổi thường xuyên, ví dụ về giá cả và số lượng mặt hàng. Trong khi đó, mã QR được sử dụng khi không gian hạn chế nhưng bạn lại muốn thể hiện một lượng lớn thông tin.

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG MÃ VẠCH TRÊN WORD 1. Cách tạo Barcode và QR code trong Word

Bước 1: Tạo 1 file văn bản trống rồi click chọn menu File chọn tiếp Options.

Trong Word Options, chọn Customize Ribbon -> Developer -> OK.

Hình 28: Customize -> Developer -> OK

Bước 2: Tiếp theo, ở trong Developer click vào Visual Basic hoặc nhấn tổ hợp

phím Alt+F11 để mở của sổ soạn thảo code VBA lên.

Hình 29: Click Visual Basic

Bước 3: Click phải chuột vào tệp văn bản Word rồi click phải chuột chọn Insert

Hình 30: Insert -> Module

Hình 31: Nhập đoạn code

Bước 5: Ở bước này, nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 nó sẽ hiện cặp dấu {} rồi gõ

công thức như sau: {DISPLAYBARCODE "số seri" CODE39 \d \t} Rồi nhấn Alt+F9 để hiện kết quả mã vạch đứng.

Hình 33: Kết quả mã vạch đứng

Tiếp theo nếu muốn tạo mã QR code thì gõ công thức {DISPLAYBARCODE "đường link" QR \t3

Rồi nhấn Alt+F9 để hiện kết quả mã QR code.

Hình 34: Kết quả mã QR code

Bước 6: Các bạn có thể sử dụng điện thoại hoặc thiết bị, phần mềm nào đó quét được mã vạch để kiểm tra thử. Chụp lại ảnh của QR code và Barcode để sử dụng.

2. Cách đọc mã QR code

Bước 1: Mở kho ứng dụng Play Store trên thiết bị Android. Biểu tượng nằm trong app drawer (khay chứa ứng dụng) hoặc trên màn hình home.

Hình 35: Ứng dụng CH Play

Bước 2: Nhập QR code reader vào ô tìm kiếm và nhấn vào nút tìm kiếm. Danh

sách các ứng dụng đọc mã QR sẽ hiện ra. Nhấn vào QR Code Reader được phát triển bởi Scan. Tên nhà phát triển nằm bên dưới mỗi ứng dụng. Có thể bạn phải cuộn xuống để tìm ứng dụng của Scan.

Hình 36: Ứng dụng quét mã QR Code Reader

Hình 37: Cài đặt QR Code Reader

Bước 4: Khi hoàn tất cài đặt, nút Cài đặt (Install) sẽ trở thành Mở (Open) và một biểu tượng mới sẽ hiện ra trong app drawer.

Bước 5: Mở QR Code Reader. Biểu tượng có hình mã QR nằm trong app drawer. Khi được mở ra, QR Code Reader sẽ có giao diện như màn hình camera tiêu chuẩn.

Hình 39: Biểu tượng ứng dụng QR Code Reader

Bước 6: Canh chỉnh mã QR trong khung camera. Điều này tương tự như việc chụp ảnh, chỉ khác là chúng ta không phải nhấn bất kỳ nút nào. Khi trình quét đọc được mã, một thông báo chứa URL của mã sẽ bật ra.

Bước 7: Nhấn vào “Mở” để mở trang web. Trình duyệt web mặc định sẽ khởi chạy và điều hướng đến URL trong mã QR.

Hình 41: Khởi chạy URL

3. Cách đọc và quét mã vạch

Dưới đây là các bước để quét mã vạch đơn giản và cụ thể:

Bước thứ nhất: Xác định chính xác mã vạch có trên sản phẩm mà bạn muốn quét mã vạch. Trong thực tế, hình ảnh mã vạch thường xuất hiện ở hai vị trí là góc trái hoặc góc phải phía dưới của bao bì hàng hóa.

Bước thứ hai: Dùng máy quét mã vạch soi vào hình mã vạch bạn đã tìm thấy. Nói một cách dễ hiểu hơn là bạn phải di chuyển máy sao cho phần tia sáng màu đỏ nằm trên mã vạch mà bạn muốn quét.

Bước thứ ba: Hãy kiểm tra để khẳng định rằng đèn laser của máy quét vẫn hoạt động bình thường, sau đó bạn hướng ánh laser đó vào mã vạch và nhấn nút Engage nằm ở vị trí đằng sau hoặc ở bên thân máy quét.

Bước cuối cùng: Bạn hãy kiểm tra xem có âm thanh bíp bíp phát ra và trên màn hình đã hiển thị những thông tin chính xác về sản phẩm và giá tiền hay chưa. Nếu chưa, hãy lặp lại các thao tác trên hoặc kiểm tra lại máy đọc mã vạch của bạn xem đã vào điện chưa.

Hình 42: Cách đọc và quét mã

* Một số lưu ý khi sử dụng máy quét mã vạch

Khi sử dụng máy quét mã vạch, các bạn chú ý tránh các vấn đề sau:

Tránh làm rơi máy: Bạn nên biết rằng máy quét mã vạch là một tập hợp của những vi mạch và chi tiết nhỏ được thiết kế và kết nối bên trong. Vì thế bạn không nên làm tới máy quét mã vạch. Có rất nhiều bộ phận không thể tách rời bên trong máy quét mã vạch và chúng sẽ dễ bị hư hỏng. Bạn hãy kiểm tra thông số kỹ thuật trên máy quét mã vạch về thông số kỹ thuật khi có sự cố xảy ra để kịp thời phát hiện lỗi và khắc phục.

Tránh nhiệt độ nóng: Nhiệt độ được xem như một trong những yếu tố làm hư hỏng máy quét mã vạch. Vì thế, bạn hãy lưu ý giữ cho máy luôn ở trạng thái tốt nhất và không bị nóng quá. Không lưu trữ và sử dụng máy quét mã vạch ở những nơi mà vô cùng bụi bẩn hay ẩm ướt trừ khi đó là một máy quét mã vạch được khuyến cáo có thể sử dụng ở những điều kiện khác nhau.

Hình 43: Tránh nhiệt độ nóng

Tĩnh điện: Tĩnh điện cũng là một nguyên nhân để bụi bặm có thể dính vào cửa sổ đọc. Hiệu ứng này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng trình dọn dẹp tổng hợp chống tĩnh điện kết hợp với miếng vải lau ống kính.

Lưu ý người dùng không nhìn vào nguồn phát tia laser: Hãy cẩn thận ở mọi lúc, đừng bao giờ nhìn trực tiếp vào nguồn phát laser một khoảng thời gian dài, điều

này có thể làm hỏng mắt của bạn. Đừng bao giờ hướng chùm laser của thiết bị vào mắt của bạn hay bất kì ai.

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Công nghệ RFID

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh, sản xuất nào của các doanh nghiệp, thì việc nắm rõ các thông tin, số lượng của sản phẩm rất cần thiết và đáng quan tâm. Nên việc trang bị một thiết bị để kiểm tra hàng hóa nhanh gọn lẹ và rút gọn được thời gian, nhân lực là chuyện khá cấp bách. Nên đó là lý do công nghệ tiên tiến mang tên RFID ra đời.

Thật ra RFID được viết tắt bởi Radio Frequency Identification được dịch là “Tần số xác định vô tuyến”. RFID tiên tiến hơn mã vạch ở chỗ người quản lý sẽ tận dụng sóng vô tuyến để lấy dữ liệu trong 1 thẻ chip gắn trên sản phẩm. Nhờ đó mà xác định được không chỉ vị trí, tổng số lượng hàng hóa mà còn có thể cập nhật tùy chỉnh thông tin sản phẩm đó nhanh chóng và chính xác từ khoảng cách rất xa.

1.1 Công nghệ RFID ngày nay

Hiện tại ứng dụng rộng rãi của RFID được biết đến trong ngành công nghiệp sản xuất, nơi mà người sử dụng sẽ theo dõi hàng hóa sau khi xuất xưởng đến những kho chứa xung quanh. Thiết bị theo dõi RFID có thể cho ta biết chính xác hàng hóa đã đi đến những nơi nào, bằng đường không, đường bộ hay đường thủy. Nhờ vậy các nhà đầu tư sẽ biết hàng hóa đã được phân phối chính xác, tránh thất thoát.

Tương tự khi hàng hóa được chuyển đến kho, người quản lý kho cũng sẽ xác định được số lượng khi nhập và xuất kho là bao nhiêu thông qua đầu đọc thẻ RFID được gắn trên mỗi cửa kho, nhờ vậy thao tác kiểm kê được nhanh chóng và chính xác hơn. Hay khi cần tìm vị trí của 1 lô hàng trong kho bất kỳ thì việc định vị xác định cũng không còn là khó khăn.

Hình 45: Công nghệ RFID

1.2 Công nghệ RFID trong tương lai

Thế nhưng trong tương lai ít ai biết rằng công nghệ RFID còn tiến xa hơn thế, đối với những hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi trong tương lai, tất cả những

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TÌM HIỂU và SO SÁNH mã BARCODE và QRCODE (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w