Đặc điểm sinh lý

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên pencak silat bộ công an (Trang 42 - 44)

- Hệ thần kinh: các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn thiện khả năng tư duy, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá và khả năng giao tiếp ngày càng được hoàn thiện, làm cho nhận thức mở rộng. Độ linh hoạt của các quá trình hưng phấn thần kinh và ức chế được cân bằng. Sự phối hợp động tác đạt được những kỹ xảo. [26]

- Trao đổi chất và năng lượng: đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá trình dị hoá chiếm ưu thế hơn so với quá trình đồng hoá do sự phát triển hình thành cơ bản ở lứa tuổi này diễn ra chậm.[26]

- Hệ vận động:

+ Hệ xương: bắt đầu giảm tốc độ phát triển, học sinh nam cao thêm khoảng 1-3cm, cột sống đã ổn định hìnhdáng và hoàn thiện.

+ Hệ cơ: các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co còn yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn các cơ duỗi.

+ Hệ tuần hoàn: đã phát triển và hoàn thiện. + Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh + Mạch của học sinh khoảng từ 70-90 lần/ phút.

+ Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, nhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh.

+ Thể tích phút của dòng máu tính trên 1kg trọng lượng (thể tích phút tương đối giảm theo lứa tuổi). Khi 15 tuổi chỉ số này vào khoảng 70ml. Từ 16- 22 tuổi giảm xuống 60ml, đây là lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định thể tích tâm thu và thể tích phút càng cao. Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi 18-22 là 120– 140ml. [27], [28]

Trong các hoạt động căng thẳng thể tích phút của học sinh có thể lên tới có thể đạt tới mức 24 – 28 lít/phút.

+ Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi khi 18 tuổi huyết áp tối đa sẽ tăng lên khoảng 100 – 110 mm Hg. Huyết áp thể thao tăng khoảng 90 – 95 mm Hg hoạt động thể lực làm tăng huyết áp trong hoạt động với công suất tối đa. Huyết áp tối đa tăng trung bình thêm khoảng 50 mm Hg.

+ Lồng ngực trung bình khoảng 67 – 72 cm.

+ Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp trong quá trình trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ hô hấp, tỷ lệ thở ra, hít vào thay đổi độ sâu và tần số hô hấp. Tần số hô hấp của trẻ từ 7-8 tuổi là 20-25 l/phút dần xuống đến 12-18l/phút ở lứa tuổi trưởng thành. Độ sâu hô hấp (khí lưu thông) tăng dần theo lứa tuổi tới 18-22 tuổi, khí lưu thông vào khoảng 400 – 500 ml.

+ Một trong những chỉ số quan trọng nhất của cơ quan hô hấp là thông khí phổi tối đa chỉ số này cũng tăng dần theo lứa tuổi, trong hoạt động thể lực thông khí phổi tăng lên chủ yếu là do tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp, việc tăng tần số như vậy làm cho cơ thể nhận oxi, hấp thụ oxi trong hoạt động thể lực phát triển từ 15- 16 lần so với mức chuyển hoá cơ sở. [27], [28]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên pencak silat bộ công an (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)