2. KD xăng dầu & các DV hàng hoá
3.1.3 Một số giải pháp.
Thứ nhất : Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên tiếp xúc với thực tế trong quá trình học tại nhà trường, để tránh cho sinh viên bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc sau này. Một số biện pháp có thể áp dụng như : tổ chức ngoại khoá cho sinh viên, cho sinh viên tiếp xúc với các cán bộ, nhân viên trong các công ty để họ có thể phần nào mường tượng ra công việc sau này của mình…Hiện nay trường ĐH Thương Mại cũng đang triển khai và áp dụng những biện pháp mới này, và trong vài năm tới, những thế hệ sinh viên mới ra lò chắc chắn sẽ dạn dĩ hơn, năng động và mạnh bạo hơn.
Thứ 2 : Hiện nay ở một số trường đại học, việc đào tạo tin học và ngoại ngữ còn nhiều bất cập. Ở nhiều trường chương trình đào tạo tin học đã cũ và không còn thích hợp với thực tiễn. Chương trình đào tạo ngoại ngữ thì quá ngắn và không đủ trang bị kiến thức ngoại ngữ cho sinh viên. Các trường nên xây dựng lại chương trình đào tạo về ngoại ngữ và tin học để giúp sinh viên có kiến thức tốt hơn.
Thứ 3 : Giảng viên nên phân tích những ví dụ minh họa thực tiễn khi giảng bài cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu sâu hơn bài giảng. Tránh tình trạng thầy đọc trò ghi. Hiện nay trường ĐH Thương Mại đang từng bước triển khai biện pháp giảng dạy mới này, tuy nhiên do đang ở bước đầu triển khai nên hiệu quả vẫn chưa cao. Một số giảng viên vẫn duy trì cách giảng dạy cũ.
3.1.4 Tự đánh giá của sinh viên
3.1.4.1 Đánh giá những thiếu hụt của bản thân theo từng chức năng, cấp bậc quản trị, từng loại công việc nếu được phân công.
Thứ nhất : Nếu được phân công làm đúng chuyên ngành, nghĩa là làm công tác hoạch định chính sách kinh tế thương mại ở các sở, bộ thương mại thì bản thân em không có đủ hiểu biết và kinh nghiệm. Bản thân em còn khá mơ hồ về nhiều kiến thức thực tiễn, do đó thiếu khả năng đánh giá tổng quát và dự đoán những biến
động của thị trường, khó lòng đưa ra được những phương án khả thi và phù hợp với xu thế biến động không ngừng của thị trường.
Thứ 2: Nếu được phân công làm nhân viên văn phòng ở doanh nghiệp thì bản thân em còn kém về tin học, ngoại ngữ. Trong thời gian thực tập, em nhận thấy thiếu hụt lớn nhất của bản thân chính là khả năng giao tiếp còn hạn chế, do vậy thời gian thích ứng với công việc mới còn chậm.
Thứ 3 : Còn xa lạ với nhiều nghiệp vụ cơ bản của phòng kinh doanh, do đó rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc trong phòng.
3.1.4.2 Nguyên nhân
Thứ nhất : Trong thời gian học đại học, em chưa từng làm thêm bất kì công việc gì. Chính điều này đã khiến cho bản thân em trở nên kém năng động và giao tiếp không tốt.
Thứ 2 : Những kiến thức trong trường đại học chỉ là những lý luận trên sách
vở, tuy nhiên bản thân em lại quá ỉ lại vào những kiến thức này. Do vậy khi tiếp xúc với những vấn đề thực tiễn, đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt nhưữngkiến thức đã được học trong trường thì em lại gặp nhiều khó khăn.
Thứ 3 : Chương trình đào tạo tin học và ngoại ngữ ở nhà trường không phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhưng bản thân em lại không có ý thức trang bị cho mình những kiến thức này bằng cách tự học và học thêm ở ngoài trường. Do vậy sau khi ra trường trình độ tin học và ngoại ngữ của cá nhân em còn kém.
3.1.4.3 Đề xuất những giải pháp khắc phục
Để khắc phục những điểm yếu trên, em xin mạnh bạo đưa ra một số giải pháp sau. Em mong rằng, các bạn sinh viên khoá sau sẽ không mắc phải những sai lầm mà em đã mắc phải, để có thể trở nên năng động hơn, làm việc đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ nhất : Bằng mọi giá phải trang bị cho mình kiến thức tin học và ngoại ngữ. Những kiến thức trên 2 lĩnh vực này là vô cùng quan trọng với sinh viên, đặc biệt là sinh viên kinh tế.
có khả năng giao tiếp tốt. Hiện nay có nhiều nơi mở khoá huấn luyện về giao tiếp, mọi người có thể tham gia các lớp huấn luyện này nếu thấy cần thiết.
Thứ 3 : Không nên quá chú trọng vào điểm số. Điều quan trọng nhất là chúng ta đã thu lượm được những kiến thức gì trong trường, và chúng ta sẽ vận dụng chúng ra sao. Mỗi khi được học thêm một kiến thức nào đó, hãy tìm mọi cách liên hệ nó với thực tế.
3.2 Những vấn đề đặt ra với chuyên ngành đào tạo Kinh tế Thương mại.
3.2.1 Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành đào tạo kinh tế Thương mại là một chuyên ngành có phạm vi kiến thức khá rộng, đòi hỏi các sinh viên sau khi ra trường không chỉ có kiến thức vững vàng về kinh tế trên phạm vi vi mô ( các doanh nghiệp, các ngành nghề…) mà còn phải có khả năng tổng hợp kiến thức, khả năng phân tích và dự đoán những biến động có thể xảy ra trên thị trường, để có thể hoạch định những chính sách kinh tế khả thi, hiệu quả. Vì thế, mục tiêu cuối cùng là phải trang bị được cho sinh viên những kiến thức kinh tế vi mô sâu sắc và khả năng phân tích, dự đoán vấn đề tốt.
3.2.2 Nội dung chương trình đào tạo.
Để đáp ứng được mục tiêu trên, đòi hỏi phải có những thay đổi trong nội dung chương trình đào tạo.
Trước hết, rút ngắn thời gian học đại cương, khoảng 1 năm đầu. Trong thời gian này sinh viên sẽ được làm quen dần với các kiến thức và cách tư duy kinh tế thông qua các môn học mang tính lý luận như toán cao cấp, tài chính tiền tệ...
Tiếp theo, từ năm thứ 2 trở đi, sinh viên bắt đầu được tiếp cận với những kiến thức kinh tế chuyên sâu hơn, và thường xuyên được được tiếp xúc với các kiến thức thực tế thông qua kiến tập. Trong quá trình này, giảng viên bắt đầu hướng cho sinh viên cách tư duy logic và cách tổng hợp vấn đề thực tiễn.
Những năm cuối, ngoài việc học các môn chuyên ngành, sinh viên cần phải được tiếp xúc với phương thức hoạch định chính sách của bộ, sở thông qua các buổi trò chuyện với chuyên gia và nghiên cứu những chính sách thương mại mới nhất trong nước và quốc tế.
biện pháp xử lý. Các làm này coóthể sẽ khuyến khích cách tư duy và tổng hợp vấn đề của sinh viên.
3.2.3 Hình thức và phương pháp đào tạo.
Trước hết, hệ thống lại toàn bộ các kiến thức cần phải truyền đạt cho sinh viên theo trình tự từng năm, để có thể sắp xếp và bố trí môn học hợp lý. Đầu khoá, nhà trường nên phát cho sinh viên danh sách các môn phải học trong 4 năm theo đúng trình tự để sinh viên và giáo viên có sự dự trù trước. Tránh tình trạng liên tục đảo lộn, thay đổi các môn học, gây tâm lý bất ổn cho sinh viên.
Thay đổi phương pháp dạy truyền thống - thầy đọc trò ghi bằng phương pháp giảng dạy mới - thầy gợi mở vấn đề và hướng dẫn, sinh viên tự tìm hiều. Tăng thời gian tự học ở nhà của sinh viên. Giảng viên thay vì đưa những lý luận khô khan nên tìm cách đưa những vấn đề thời sự vào trong bài giảng của mình, một mặt làm tăng hiểu biết cho sinh viên, mặt khác giúp cho bài giảng thêm sinh động. Cách làm này hiện nay đang được nhiều trường ĐH ứng dụng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao do mới ở bước đầu triển khai.
Tăng khả năng làm việc theo nhóm cho các nhân viên bằng cách chia nhóm để thảo luận về những vấn đề có liên quan tới môn học. Tuy hiện này trường ĐH Thương mại đã áp dụng cách làm này, nhưng hiệu quả lại chưa cao do cách tiến thức tiến hành thảo luận ở một số môn học còn chưa hợp lý. Để các thành viên cùng phải đóng góp vào bài thảo luận, thì số lượng thành viên trong nhóm không nên quá đông, và thang điểm đánh giá sự đóng góp của thành viên phải có sự kết hợp của cả nhóm trưởng và giáo viên hướng dẫn.
Tăng số đầu môn học, thay thế những môn học cũ không còn phù hợp bằng những môn học mới phù hợp với thực tiễn hơn. Tuy nhiên, để đưa môn học mới vào giảng dạy cần có sự chuẩn bị thật chu đáo, có giáo trình chuẩn, giảng viên am hiểu sâu môn học mới. Không nên thử nghiệm những môn học chỉ mới được chuẩn bị vì không có giáo trình, giảng viên chưa có sự chuẩn bị chắc chắc, gây tâm lý chán học cho sinh viên.
hỏi sinh viên phải có kiến thức và lối tư duy đúng để trả lời câu hỏi. Trong thời gian tới, nên thay thế hình thức thi tự luận bằng những hình thức thi khác như trắc nghiệm, vấn đáp.
3.2.4 Cơ sở vật chất, kĩ thuật.
Hiện tại cơ sở vật chất kĩ thuật của trường còn nhiều thiếu thốn, để nâng cao chất lượng đào tạo, theo em cơ sở vật chất kĩ thuật của trường cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
Thứ nhất : Phải có đủ giảng đường cho sinh viên học, không nên ghép nhiều lớp học chung một giảng đường vì hiệu quả giảng dạy sẽ không cao.
Thứ 2, Hệ thống máy chiếu và máy vi tính của trường có nhưng chưa nhiều. Nên trang bị phòng máy hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy về tin học.
Thứ 3, mở rộng thư viện, nâng số đầu sách hiện có trong thư viện, thay thế những sách đã cũ bằng những sách mới, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu học và đọc cho sinh viên.
Thứ 4, nên có một khu nhà dành riêng cho giáo dục thể chất, tránh tình trạng các lớp học giáo dục thể chất ngay trước cửa lớp học, gây ồn ào, mất tập trung trong giờ học.
Thứ 5, đối với khu nhà dành riêng cho việc học ngoại ngữ cần bố trí ở nơi yên tĩnh, xa tuyến đường giao thông để tránh ồn ào.
Thứ 6, có biện pháp xử lý mùi hôi trong các nhà vệ sinh ở các khu giảng đường để sinh viên được sinh hoạt trong môi trường trong lành.
Thứ 7, mở rộng và nâng cấp kí túc xá, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở tỉnh xa có hoàn cảnh khó khăn.
3.2.5 Đội ngũ và công tác quản lý.
Riêng về đội ngũ giảng viên và công tác quản lý trong trường em có một số kiến nghị sau :
Thứ nhất, hiện tại ở trường có quá nhiều giảng viên làm thêm nghề tay trái, không chuẩn bị giáo trình chu đáo trước khi tới lớp, do đó chất lượng dạy không cao. Để theo dõi chất lượng dạy của giảng viên, nhà trường có thể bố trí hòm thư
trường, căn cứ vào đó nhà trường sẽ tiến hành thanh tra và có biện pháp xử lý thích đáng với giảng viên vi phạm.
Thứ 2, nhà trường nên phổ biến kế hoạch hoạt động trong năm cho sinh viên từ đầu khóa học, đặc biệt với sinh viên năm cuối. Mặc dù nhà trường có tổ chức phổ biến kế hoạch cho sinh viên xong thời gian tổ chức lại quá muộn. Kế hoạch học, thực tập và làm luận văn cần được phổ biến ngay từ đầu khóa học và được in thành bản kế hoạch chi tiết, phát cho từng sinh viên. Nếu năm học nào có sự điều chỉnh so với năm trước, nhà trường cũng cần phải phổ biến sớm cho sinh viên.
Trên đây là một số ý kiến của riêng cá nhân em, xuất phát từ góc nhìn của bản thân em trong 4 năm học vừa qua. Em mong rằng những ý kiến đóng góp của chúng em - những sinh viên học trong trường sẽ phần nào phản ánh được những thiếu sót trong công tác đào tạo của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
3.3 Lựa chọn định hướng đề tài tốt nghiệp.
ĐT1 : Nâng cao khả năng cạnh tranh của PTS Hải Phòng.
ĐT2 : Một số biện pháp giảm chi phí vận tải thuỷ ở công ty PTS Hải Phòng.
KẾT LUẬN :
Trong thời gian thực tập ở PTS Hải Phòng em đã thu thập được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, bổ ích. Qua nghiên cứu, khảo sát tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh ở công ty em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập đánh giá tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty trong 3 năm liên tiếp ( từ năm 2005 đến hết 31/12/2007). Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều và những hiểu biết còn hạn chế cho nên bản báo cáo của em không tránh khỏi mắc nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành tốt hơn bản báo cáo này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Vũ Thị Minh Phương, cùng toàn thể các chú, các bác, các anh, các chị trong công ty , đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh đã hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bản báo cáo này.