Ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ:

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt sét đến tính chất của vật liệu geopolymer tổng hợp từ đất sét và tro bay (Trang 54 - 63)

2.

4.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ:

Tương tự như sự ảnh hưởng của điều kiện thời gian dưỡng hộ, ta tiến hành thực nghiệm thành phần cấp phối với Hàm lượng hạt sét cố định ở từng cấp tỉ lệ thành phần dung dịch hoạt hóa, tỷ lệ dung dịch hoạt hóa - tro bay cố định là 0.3. Tỉ lệ thành phần dung dịch Sodium Hydroxit - Sodium Silicat thay đổi từ 0.5, 1 và 2, mẫu được bảo dưỡng ở các cấp nhiệt độ 600C, 800C, 1000C và 1200C trong thời gian là 12 giờ . Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2.

Bảng 4. 2 Kết quả thí nghiệm khi thay đổi nhiệt độ dưỡng hộ. Cấp phối Hàm lượng hạt sét (%) TL thành phần

Dung dịch hoạt hóa Nhiệt độ dưỡng hộ (0C) Sodium

Hydroxit Sodium Silicat 60 80 100 120 M12 35.44 1 2 4.75 5.63 7.41 8.25 M22 35.44 1 1 5.44 6.28 8.72 9.16 M32 35.44 2 1 5.22 6.20 7.57 8.32 M42 31.01 1 2 5.73 6.78 8.92 9.45 M52 31.01 1 1 6.72 7.66 10.52 11.36 M62 31.01 2 1 6.33 7.48 9.22 10.44 M72 26.58 1 2 6.27 7.44 9.78 11.12 M82 26.58 1 1 7.27 8.24 11.83 12.34 M92 26.58 2 1 6.93 8.12 10.83 11.73 Khi nhiệt độ dưỡng hộ tăng từ 600C lên 1200C, cường độ chịu nén của cả 3 cấp phối M22, M52, M82 đều gia tăng. Trong đó, cấp phối M22 có cường độ chịu nén tăng lên 68.38%, từ 5.44Mpa ở 600C lên đến 9.16Mpa ở 1200C. Cấp phối M52 có cường độ chịu nén tăng lên 69.05%, từ 6.72Mpa lên đến 11.36Mpa ở 1200C. Tương tự, cấp phối M82 có cường độ chịu nén tăng lên 69.74%, từ 7.27Mpa lên đến 12.34Mpa 1200C. Sự phát triển cường độ của cấp phối M82 là nhanh nhất, cấp phối M5, M2 có sự phát triển cường độ chậm hơn. Các cấp phối còn lại ở cùng tỉ lệ dung dịch (M12, M42 và M72; M32, M62 và 92) cũng có sự phát triển cường độ tương tự.

Trang49

Hình 4. 2 Mối quan hệ giữa nhiệt độ dưỡng hộ và cường độ chịu nén với tỷ lệ Sodium Hydroxit – Sodium Silicat là 1-1

Hình 4.2 cho thấy cường độ của cả 3 cấp phối M22, M52 và M82 đều gia tăng nhanh hơn khi nhiệt độ dưỡng hộ tăng từ 600C lên 1000C so với giai đoạn nhiệt độ dưỡng hộ tăng từ 1000C lên 1200C:

- Cấp phối M22 khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1000C có cường độ tăng thêm 3.28Mpa (tăng 60.29%) so với khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 600C (từ 5.44Mpa ở 600C lên đến 8.72Mpa ở 1000C). Nhưng khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1200 cường độ chỉ tăng thêm 0.44Mpa (tăng 50.05%) so với khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1000C (từ 8.72Mpa ở 1000C lên đến 9.16Mpa ở 1200C).

- Cấp phối M52 khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1000C có cường độ chịu nén tăng thêm 3.8Mpa (tăng 56.55%) so với khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 600C (từ 6.72Mpa ở 600C lên đến 10.52Mpa ở 1000C). Nhưng khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1200C cường độ chỉ tăng thêm 7.98% so với khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1000C (từ 10.52Mpa ở 1000C lên đến 11.36Mpa ở 1200C).

- Cấp phối M82 khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1000C có cường độ chịu nén tăng thêm 62.72% so với khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 600C (từ 7.27Mpa ở 600C lên đến 11.83Mpa ở 1000C). Khi dưỡng hộ ở nhiệt độ 1200C cường độ chỉ tăng thêm 4.31%

5.44 6.28 8.72 9.16 6.72 7.66 10.52 11.36 7.27 8.24 11.83 12.34 M22: y = -0.0003x2+ 0.113x - 0.62 R² = 0.9348 M52: y = -0.0002x2+ 0.1099x + 0.4 R² = 0.9475 M82: y = -0.0003x2+ 0.1458x - 0.73 R² = 0.916 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 40 60 80 100 120 140 C ườ ng đ ộ c hị u n én (M pa) Nhiệt độ dưỡng hộ (độ C) Cấp phối M22 Cấp phối M52 Cấp phối M82

Trang50

(từ 11.83Mpa ở 1000C lên đến 12.34Mpa ở 1200C). Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cường độ geopolymer đất.

Như vậy, khi cố định hàm lương hạt sét thì cường độ của vật liệu geopolymer đất tăng khi điều kiện nhiệt độ dưỡng hộ tăng. Tốc độ tăng cường độ ở giai đoạn đầu khá tốt, tuy nhiên sự phụ thuộc này không theo tỷ lệ thuận.

Tiếp tục quan sát hình 4.2 ta thấy rõ mối quan hệ giữa nhiệt độ dưỡng hộ và cường độ nén là một phương trình bậc hai. Với phương trình bậc hai thu được, ta có thể thống kê và dự đoán được nhiệt độ thích hợp và cường độ tốt nhất mà mẫu geopolymer đất có thể đạt được ở bảng sau.

Bảng 4. 3Mối quan hệ giữa cường độ chịu nén và nhiệt độ dưỡng hộ

Cấp

phối Mối quan hệ giữa cường độ nén và nhiệt độ dưỡng hộ

Nhiệt độ dưỡng hộ thích hợp (0C) Cường độ có thể đạt được (Mpa) M22 y = -0.0003x2 + 0.113x - 0.62 190 10.02 M52 y = -0.0002x2 + 0.1099x + 0.4 280 23.33 M82 y = -0.0003x2 + 0.1458x - 0.73 240 16.98

Mối quan hệ đường cong bậc hai của cường độ và nhiệt độ dưỡng hộ giúp chúng ta xác định được nhiệt độ thích hợp cho cường độ vật liệu geopolymer đất đạt kết quả cao nhất có thể. Khi đó, cấp phối geopolymer sử dụng đất sét và tro bay có thể đạt được cường độ là 10.02Mpa, 23.33Mpa và 16.98Mpa tương ứng với hàm lượng hạt sét cố định là 35.44%, 31.01% và 26.58%. Nhiệt độ cần thiết để dưỡng hộ vật liệu là từ 190 - 2800C. Khi cố định hàm lượng hạt sét, ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ chịu nén của geopolymer đất là đáng kể, khi tăng nhiệt độ dưỡng hộ sẽ giúp gia tăng cường độ vật liệu, tùy vào từng thành phần cấp phối mà nhiệt độ thích hợp sẽ cho cường độ tốt nhất. Khi cùng cấp phối tỉ lệ thành phần thì hàm lượng hạt sét thay đổi thì cường độ cũng thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ nghịch, hàm lượng sét giảm thì cường độ tăng và ngược lại.

Như vậy, sự ảnh hưởng của điều kiện dưỡng hộ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình geopolymer hóa đất như sau: khi hàm lượng hạt sét được cố định, điều kiện dưỡng hộ tăng thì cường độ vật liệu cũng tăng dần theo, nhưng sự phụ thuộc này không tuyến tính.

Trang51

Xét về thành phần cấu trúc của vật liệu tạo thành, kết quả của quá trình geopolymer hóa là sự kết hợp của cấu trúc geopolymer hóa tro bay (cấu trúc vô định hình) và cấu trúc tinh thể zeolite của các khoáng sét. Hàm lượng hạt sét tham gia trực tiếp tạo thành cấu trúc tinh thể zeolite, đồng thời cấu trúc geopolymer vô định hình cũng bao bọc lấy các tinh thể tạo thành này. Quá trình này làm cho cấu trúc của toàn bộ vật liệu bị trộn lẫn, bộ xương của cấu trúc vô định hình bị xem kẽ bởi cấu trúc xương của tinh thể zeolite. Nếu xét riêng từng cấu trúc thì đều có cường độ của riêng mình, tuy nhiên sự kết hợp các cấu trúc này không cho cường độ là tổng cường độ của hai cấu trúc. Cả hai cấu trúc chỉ đạt được cường độ thích hợp khi các tỉ lệ thành phần thích hợp. Khi hàm lượng hạt sét vừa đủ thì cấu trúc tinh thể tạo thành vừa đủ kết hợp với cấu trúc vô định hình và cho kết quả nén tốt nhất. Khi hàm lượng hạt sét thay đổi nhiều hơn, thì các cấu trúc tinh thể có nguy cơ phá vỡ cường độ của cấu trúc vô định hình.

Tiến hành phương pháp phân tích cấu trúc qua kính siêu hiển vi điện tử Scanning Electron Microscope (SEM) ta thấy cụ thể cấu trúc của geopolymer đất trong hình 4.3 và 4.4.

Trang52

(b) Hình phóng to tại vị trí đánh dấu ở hình (a)

Hình 4. 3Bề mặt vật liệu sau khi đóng rắn.

Bề mặt vật liệu geopolymer đất lồi lõm, không đồng nhất thể hiện rõ ở hình 4.3. Tiến hành với tỉ lệ phóng to hơn, ta thấy được những chi tiết sau.

(a)Bề mặt vật liệu tỉ lệ 1:5000. Tinh thể đóng rắn chưa hoàn chỉnh Tinh thể đóng rắn bao bọc tinh thể zeolite

Trang53

(b)Một vị trí khác bề mặt vật liệu tỉ lệ 1:5000.

Hình 4. 4 Hình SEM cấu trúc của các tinh thể được hình thành do đất và tro bay sau khi geopolymer hóa.

Sự hình thành vật liệu geopolymer đất dưới tác dụng của điều kiện dưỡng hộ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Geopolymer của đất sét và tro bay có cấu trúc vô định hình do quá trình geopolymer hóa tro bay tạo thành [31] trộn lẫn cấu trúc zeolite do quá trình geopolymer hóa khoáng sét tạo thành [37] . Theo như kết quả thực nghiệm thu được ở hình 4.4 ta thấy rõ điều này. Các tinh thể zeolite đóng rắn và hòa lẫn vào cấu trúc vô định hình của geopolymer tro bay. Sự kết hợp này có ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ của vật liệu geopolymer đất tạo thành.

Xét riêng rẽ sự đóng rắn của từng loại cấu trúc, Mustafa Al Bakri và C.Y. Heah (2012) đã tiến hành nghiên cứu khảo sát đóng rắn riêng rẽ khoáng sét trên nền công nghệ geopolymer [8]. Kết quả thu được là khoáng sét chỉ đóng rắn một phần, cường độ thu được chưa cao, phần còn lại đóng rắn chậm và cần thời gian dưỡng hộ. Đặc biệt, qua khảo sát cấu trúc SEM của mẫu chưa geopolymer hóa, ta quan sát hình 4.5 cấu trúc của khoáng sét (điển hình là khoáng kaolinite) khi chưa phản ứng, cấu trúc đơn thuần là những tấm mỏng, có chiều dài khoảng 5 µm, các tấm liên kết nhau thành những khối nhỏ.

Tinh thể zeolite riêng rẽ

Đất không phản ứng

Trang54

(a)Cấu trúc SEM của Kaolinite [7]

(b) Cấu trúc SEM của kaolinite và Illite[3]

Hình 4. 5 Cấu trúc SEM của khoáng sét.

Quá trình geopolymer hóa khoáng sét là quá trình cần thời gian dài dưỡng hộ mẫu, đặc trưng của quá trình đóng rắn là hình thành các tinh thể Zeolite X [8], các tinh thể này liên kết nhau tự do, không đồng nhất và không theo quy định nhất định.

Trang55

Mustafa Al Bakri và C.Y. Heah đã thể hiện rõ cấu trúc này bằng nghiên cứu của mình, với thời gian dưỡng hộ mẫu lần lượt là 1, 7 và 60 ngày. Với thời gian 1 ngày sau khi đóng rắn, cấu trúc mẫu hình thành các khối nhỏ với hình dạng không xác định có kích thước từ 5 đến 10µm. Quá trình geopolymer hóa vẫn tiếp tục diễn ra và với mốc thời gian đóng rắn là 7 ngày, hình thành các tinh thể zeolite nhỏ hơn, kích thước các khối liên kết thu nhỏ hơn nữa, kích thước từ 2 đến 5µm. Ở mốc thời gian là 60 ngày, cấu trúc bề mặt vật liệu trở nên mịn hơn, các khối zeolite liên kết nhau nhưng kích thước các khối rất nhỏ, chỉ với khoảng 1 đến 2µm.

Hình 4. 6 Cấu trúc SEM của kaolinite ở các mốc thời gian lần lượt là 1, 7 và 60 ngày đóng rắn (tỉ lệ Sodium Hydroxit/Sodium Silicat = 1.0) [8]

Ngoài ra với một nghiên cứu khác, Y.M. Liew, H. Kamarudin và A.M. Mustafa Al Bakri, đã chỉ ra cấu trúc của geopolymer đất có cấu trúc hạt zeolite với kích thước chuẩn từ 1 đến 2 µm[36]. Quan sát hình 4.7 ta thấy, ban đầu hỗn hợp đóng rắn chậm, với đa phần của nguyên liệu vẫn chưa đóng rắn. Dưới tác dụng của dung

Trang56

dịch kiềm và thời gian dưỡng hộ tăng dần, hỗn hợp tiếp tục đóng rắn dạng keo trên bề mặt. Các tinh thể đóng rắn dạng keo tiếp tục phản ứng với nước để tạo thành tập hợp các khối cầu nhỏ, kết thúc quá trình geopolymer là sự xuất hiện của các tinh thể zeolite (hình 4.7 h).

Hình 4. 7Cấu trúc SEM của geopolymer kaolinite sau khi đóng rắn và có bảo dưỡng ở thời gian nhất định [38]

Như vậy, với hàm lượng hạt sét không thay đổi thì sự ảnh hưởng của điều kiện dưỡng hộ giúp hình thành trật tự các cấu trúc của geopolymer. Vấn đề được đặt ra tiếp theo là khi hàm lượng hạt sét cố định, sự thay đổi hàm lượng dung dịch hoạt hóa có ảnh hưởng như thế nào đến cường độ của mẫu tạo thành, ngoài việc tham gia vào quá trình geopolymer hóa tạo cấu trúc, dung dịch hoạt hóa còn đóng vai trò gì trong quá trình geopolymer đất, ta tiếp tục khảo sát kết quả thực nghiệm thu được.

Trang57

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt sét đến tính chất của vật liệu geopolymer tổng hợp từ đất sét và tro bay (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)