- Cơ cấu cho vay theo mục đích vay:
2019 Thay đổi tuyệt đối Giá trịGiá trịGiá trị 2017-2018 2018-
3.2.2. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý
Quy trình thẩm định và cho vay một cửa còn nhiều hạn chế. Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Từ Sơn đã khắc phục được những hạn chế đó, tuy nhiên điều này mới thực hiện ở Chi nhánh còn ở các phòng giao dịch vẫn còn tồn tại: đó là việc một cán bộ tín dụng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ vừa tiếp xúc với khách hàng, vừa thẩm định và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội để một số ít cán bộ tín dụng thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng
Để hạn chế nhược điểm này cũng như nhằm hạn chế rủi ro, Chi nhánh và phòng giao dịch cần thực hiện nghiêm chỉnh việc tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:
Bộ phận quan hệ hệ khách hàng (front ofice): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;
Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay : Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.
Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay:
Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử
hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng;
Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản
vay;
Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy
định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác;
Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp;
Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức;
cách phòng vệ;
Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.