Định nghĩa chung về nhân vật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình walt disney (Trang 32 - 35)

9. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của đề

1.1.1. Định nghĩa chung về nhân vật

Trong dẫn luận của cuốn Các nhân vật trong thế giới hư cấu: Hiểu về

hình tượng trong văn học, phim và các dạng thức truyền thông khác [54], các

tác giả đã đưa ra nhận xét:

Thuật ngữ “Nhân vật - Character” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp

Charakter – một dấu ấn tức là cảm giác về con người, dấu ấn về tính

cách, là duy nhất cho một bản thể cá nhân. Thuật ngữ tiếng Pháp và Italia là Personage và Personaggio có nguồn gốc từ tiếng La tinh.

Persona tức là chiếc mặt nạ, qua đó người ta nhận biết giọng nói

diễn viên đóng vai. Trong tiếng Đức, thuật ngữ Figur cũng có nguồn gốc từ tiếng La tinh là figura và được coi như một hình dạng tương phản nổi bật trên phông nền. Mặc dù có sự khác biệt về ngôn từ

nhưng trong mọi ngôn ngữ nhân vật đều được định nghĩa là một con người hư cấu (fictiveperson) hay một thứ tương tự bản thể con người.[54, tr. 7]

Fotis Jannidis, tác giả công trình Nhân vật: Sổ tay thuật ngữ liên quan

đến lý thuyết kể chuyện [49] đã đưa ra định nghĩa “Nhân vật là đối tượng được

thể hiện dưới dạng từ ngữ hay phương tiện trong một câu chuyện, có thể là người hoặc gần với người” [49, tr. 1]. Trong bài phân tích, tác giả cho rằng muốn hiểu về nhân vật người ta cần có: (a) Những mẫu người cung cấp cho ta cấu trúc cơ bản, tạo nên bản thể hư cấu: Hiền – ác, Tốt - xấu, Thông minh -

ngu đần, Rộng rãi - tham lam, còn được gọi là bản thể có cảm xúc; (b) những

hình mẫu điển hình mà ta thu thập, thí dụ như khuôn mẫu phụ nữ hồng nhan,

họa thủy hay thám tử nghiệt ngã; (c) những kiến thức tổng hợp về con người,

tức là những thông tin ta cập nhật và lưu lại trong trí nhớ dùng để tạo nên sự suy luận và nhận dạng về con người.

Jens Eder, nhà nghiên cứu lý thuyết về nhân vật (người Đức) trong một nghiên cứu với tựa đề Hiểu về nhân vật [55], đã giới thiệu những khía cạnh nghiên cứu của mình, lại cho rằng:

Thông thường nhân vật được coi là hình ảnh bản thể con người. Nó có giới hạn rất rộng, từ những con vật thông minh hoàn hảo, những cây cỏ biết hát, những máy móc được làm động họa, thần thánh, vật ngoài hành tinh, quỷ sứ, các con vật giả tưởng khác hay chỉ là những hình khối siêu thực. Tất cả những thứ này được xây dựng khác với các thành phần khác của thế giới hư cấu – tủ lạnh, ngọn núi, cây cối – bởi chúng được định hướng một cuộc sống nội tâm đưa từ bên ngoài vào, tức là chúng có nhận thức, ý nghĩ, mục tiêu và cảm xúc. Thế giới hư cấu và các nhân vật của nó là sự sáng tạo

tinh tế, phức tạp nảy nở từ trí tưởng tượng của những bộ óc nhận thức được những gì đang xảy ra trên thực tế”. [55, tr. 17]

James Phelan, nhà nghiên cứu văn học, trong nghiên cứu Hiểu về con người, hiểu về cốt truyện: Diễn biến nhân vật và cách hiểu nhân vật trong kể chuyện [52], đã đưa ra luận điểm chỉ rõ nhân vật mang tính đa dạng màu sắc.

Ba thành phần cơ bản tạo thành nhân vật của ông xuất phát từ:

(1) Sự mô phỏng (mimetic) là cách mà các nhân vật được nhận dạng như “những hình ảnh của những con người nào đó”; (2) Chủ đề nội dung (thematic) tức là cách mà các nhân vật tạo nên những đặc điểm

nổi bật và tạo thông điệp ý nghĩa nào đó; (3) Sự tổng hợp (synthetic)

tức là cách các nhân vật được sáng tạo ra bởi tư duy tác giả. [52, tr. 1] Như vậy ở mỗi hướng nghiên cứu về nhân vật, tuy với cách tiếp cận đối tượng khác nhau, nhưng lại có điểm chung. Đó là: Nhân vật là bản thể hư cấu được xây dựng và tạo ra từ hình ảnh con người và những trải nghiệm từ cuộc sống của họ. Tuy nhiên, có lẽ định nghĩa của nhà nghiên cứu người Đức Jens Eder được trình bày trong cuốn Các nhân vật trong phim: Các nguyên tắc cơ

bản của phân tích hình [54] mang tính khái quát và rõ ràng hơn. Ông cho rằng,

“Các nhân vật là bản thể hư cấu với cuộc sống nội tâm nhận dạng được và tồn tại như thành phẩm sáng tạo có chức năng giao tiếp với người xem” [54, tr. 18]. Với quan niệm này, ngoài sự tổng hợp ba điểm mà James Phelan và các nhà nghiên cứu đã đưa ra, Jens Eder còn nhấn mạnh vào điểm thứ tư, được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong những năm gần đây. Đó là, “Các nhân vật không chỉ được sáng tạo bởi tư duy tác giả mà còn được xây dựng nên bởi

nhận thức và trải nghiệm của người xem”. Có thể thấy định nghĩa của Jens

Eder rõ ràng về cả “ngoại diên” và “nội hàm” của khái niệm “nhân vật”, khái niệm trung tâm của nghiên cứu và luận án. Vì thế, nghiên cứu sinh lựa chọn định nghĩa nhân vật của Jens Eder để làm một trong những khái niệm “công

cụ” cho nghiên cứu của mình. Theo đó, “nhân vật” là “Bản thể hư cấu với cuộc sống nội tâm, nhận dạng được và tồn tại như thành phẩm sáng tạo, có chức năng giao tiếp với người xem”.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình walt disney (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w